Kiến thức: - Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: Lúc-Xăm-Bua, lớp 6, đàn tơ rưng, tuyết, hoa lệ. Hiểu nội dung câu chuyện : Cuộc gặp gỡ thú vị, đầy bất ngờ của đoàn cán bộ Việt Nam với học sinh một trường tiểu học ở Lúc-Xăm-Bua thể hiện tính hữu nghị, đoàn kết giữa các dân tộc.
Kỹ năng: Rèn Hs Đọc biết hân biệt lời kể có xen lời nhân vật trong câu chuyện.
Chú ý các từ ngữ các từ dễ phát âm sai: Lúc-Xăm-Bua, Mô-ni-ca, Giét-xi-ca, in-tơ-nét.
Thái độ: Giáo dục Hs tình đoàn kết giữa các dân tộc.
9 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1010 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt Lớp 3 Tuần 30 Năm học 2012- 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h nắm được nội dung bài thơ : Mỗi vật có cuộc sống riêng nhưng điều có mái nhà chung là trái đất. Hãy yêu mái nhà chung, bảo vệ và gìn giữ nó.
- Hiểu các từ được các từ ngữ cuối bài: dím, gấc, cầu vòng.
Kỹ năng: - Đọc đúng nhịp bài thơ.
Thái độ: Giáo dục Hs yêu quí và bảo vệ mái nhà chung.
II/ Chuẩn bị: GV: Tranh minh hoạ bài học trong SGK. HS: Xem trước bài học, SGK, VBT.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua. GV gọi 2 học sinh tiếp nối kể đoạn 1 – 2 – 3 của câu chuyện “Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua” và trả lời các câu hỏi:
Đế thăm một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua, đoàn cán bộ Việt Nam gặp những điều gì bất ngờ thú vị ? - Vì sao các bạn lớp 6A nói được tiếng Việt Nam ?- Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề. Giới thiệu bài + ghi tựa.
Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
Gv đọc diễm cảm toàn bài.
- Giọng nhẹ nhàng, vui tươi, hồn nhiên, thân ái.
Gv hướng dẫn Hs luyện đọc, kết hợp với giải nghĩa từ.
- Gv mời đọc từng dòng thơ. .
- Gv cho Hs giải thích các từ mới: dím, gấc, cầu vòng.
- Gv yêu cầu Hs tiếp nối nhau đọc từng khổ trong bài.
- Gv cho 6 nhóm tiếp nối nhau Hs đọc 6 khổ thơ .
- Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Gv yêu cầu Hs đọc thầm bài thơ.
+ Ba khổ thơ đầu nói đến mái nhà riêng của ai ?
- Gv đặt câu hỏi. Và yêu cầu hs thảo luận
+ Mỗi mái nhà riêng có gì đáng yêu?
- Gv chốt lại: - Mái nhà của chim là nghìn lá biếc.
Mái nhà của cá là sóng xanh rập rình.
Mái nhà của dím nằm sâu trong vòm đất.
Mái nhà của ốc là vỏ tròn vo trên mình ốc.
+ Mái nhà chung của muôn vật là gì?
+ Em muốn nói gì với người bạn chung một mái nhà?
* Hoạt động 3: Học thuộc lòng bài thơ.
- Gv hướng dẫn Hs học thuộc lòng bài thơ.
- Hs thi đua học thuộc lòng từng khổ thơ của bài thơ.
- Gv mời 4 em thi đua đọc thuộc lòng cả bài thơ .
- Gv nhận xét bạn nào đọc đúng, đọc hay.
5.Tổng kết – dặn dò.
Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
Chuẩn bị bài: Ngọn lửa Ô-Lim-Pích.
Nhận xét bài cũ.
Học sinh lắng nghe.
Hs xem tranh.
Mỗi Hs tiếp nối đọc 2 dòng thơ.
Hs đọc từng khổ thơ trước lớp.
Hs giải thích .
Hs đọc từng câu thơ trong nhóm.
6 nhóm tiếp nối đọc 6 khổ trong bài.
Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ.
Hs đọc thầm bài thơ:
Mái nhà của chim, của cá, của dím, của ốc, của bạn nhỏ.
Hs thảo luận nhóm.
Đại diện các nhóm lên trình bày.
Hs nhận xét.
Là bầu trời xanh.
Hs phát biểu cá nhân.
Hs đọc lại toàn bài thơ.
Hs thi đua đọc thuộc lòng từng khổ của bài thơ.
4 Hs đọc thuộc lòng bài thơ.
Hs nhận xét.
HS lắng nghe
Luyện từ và câu
Oân cách đặt và trả lời câu hỏi “ Bằng gì?”. Dấu hai chấm.
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: - Đặt và trả lời câu hỏi “ Bằng gì?”. Trả lời đúng các câu hỏi “ Bằng gì?”.
Bước đầu nắm được cách dùng dấu hai chấm.
Kỹ năng: Biết cách làm các bài tập đúng trong VBT.
Thái độ: Giáo dục Hs rèn chữ, giữ vở.
II/ Chuẩn bị: GV: Bảng lớp viết BT1. Bảng phụ viết HS: Xem trước bài học, VBT.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Từ ngữ về thể thao, dấu phẩy.- Gv gọi 2 Hs lên làm BT1 và BT2.Gv nhận xét bài của Hs.
Giới thiệu và nêu vấn đề.Giới thiệu bài + ghi tựa.
Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn các em làm bài tập..
. Bài tập 1:
- Gv cho Hs đọc yêu cầu của bài.
- Gv yêu cầu từng trao đổi theo nhóm.
- Gv yêu cầu các nhóm trình bày ý kiến của mình.
- Gv nhận xét, chốt lại:
Voi uống nước bằng vòi.
Chiếc đèn ông sao của bé được làm bằng nan tre dán giấy bóng kính.
Các nghệ sĩ đã chinh phục khán giả bằng tài năng của mình.
. Bài tập 2:
- Gv đọc yêu cầu đề bài.
- Gv yêu cầu Hs làm bài cá nhân.
- Gv mời 3 Hs lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào VBT.
- Gv nhận xét, chốt lại :
+ Hằng ngày, em viết bài bằng bút bi.
+ Chiếc bàn em ngồi học làm bằng gỗ.
+ Cá thở bằng mang.
*Hoạt động 2: Làm bài 3.
. Bài tập 3:
- Gv cho Hs đọc yêu cầu của bài.
- Gv cho Hs hỏi đáp theo cặp: em hỏi, em trả lời.
- Gv nhận xét, chốt lại:
+ Hs1 hỏi: Hằng ngày, bạn đến trường bằng gì?
Hs2 đáp: Mình đi xe đạp.
Tổng kết – dặn dò.
Về tập làm lại bài:
Chuẩn bị : Từ ngữ về các nước. Dấu phẩy.
Nhận xét tiết học.
Hs đọc yêu cầu của đề bài.
Hs thảo luận nhóm các câu hỏi trên.
Các nhóm trình bày ý kiến của mình.
Hs cả lớp nhận xét.
Hs đọc yêu cầu của đề bài.
Hs làm bài cá nhân vào VBT.
3 Hs lên bảng làm bài.
Hs nhận xét.
.
Hs đọc yêu cầu của đề bài.
Từng cặp tiếp nối nhau hỏi – đáp trước lớp.
Hs nhận xét.
HS lắng nghe
Chính tả
Tiết : Nhớ – viết : Một mái nhà chung.
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Hs Nhớ - viết chính xác, trình bày đúng 3 khổ đầu của bài “ Một mái nhà chung”.
Kỹ năng: Làm đúng các bài tập có các âm đầu dễ lẫn tr/ch
Thái độ: Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II/ Chuẩn bị: GV: Ba, bốn băng giấy viết BT2. HS: VBT, bút.
II/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: “ Liên hợp quốc”.Gv mời 3 Hs lên bảng viết các từ bắt đầu bằng chữ n/l.
Gv và cả lớp nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề.Giới thiệu bài + ghi tựa.
Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs chuẩn bị.
- Mục tiêu: Giúp Hs nhớù và viết đúng bài vào vở.
Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị.
Gv đọc 1 lần 3 khổ đầu .
Gv mời 2 HS đọc lại bài .
Gv hướng dẫn Hs nắm nội dung và cách trình bày bài thơ.
+ Những từ nào trong đoạn viết cần viết hoa?
- Gv hướng dẫn các em viết ra nháp những từ dễ viết sai: ngìn, lá biếc, sóng xanh, rập rình, lòng đất, nghiêng, lợp.
Hs nhớ và viết bài vào vở.
- Gv cho Hs ghi đầu bài, nhắc nhở cách trình bày.
- Gv yêu cầu Hs gấp SGK và viết bài.
- Gv chấm chữa bài.
- Gv yêu cầu Hs tự chữ lỗi bằng bút chì.
- Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài).
- Gv nhận xét bài viết của Hs.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập.
- Mục tiêu: Giúp Hs làm đúng bài tập trong VBT.
+ Bài tập 2:
- Gv cho 1 Hs nêu yêu cầu của đề bài.
- Gv yêu cầu Hs cả lớp làm bài cá nhân vào VBT.
- Gv dán 3 băng giấy mời 3 Hs thi điền nhanh Hs
- Gv nhận xét, chốt lời giải đúng:
Ban trưa – trời mưa – hiên che – không chịu.
Tết – tết – bạch phếch.
Tổng kết – dặn dò.
Về xem và tập viết lại từ khó.
Những Hs viết chưa đạt về nhà viết lại.
Nhận xét tiết học.
PP: Hỏi đáp, phân tích, thực hành.
Hs lắng nghe.
Hai Hs đọc lại.
Hs trả lời.
Yêu cầu các em tự viết ra nháp những từ các em cho là dễ viết sai.
Học sinh nêu tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở.
Học sinh nhớ và viết bài vào vở.
Học sinh soát lại bài.
Hs tự chữa bài.
PP: Kiểm tra, đánh giá, thực hành, trò chơi.
1 Hs đọc. Cả lớp đọc thầm theo.
Cả lớp làm vào VBT.
3 Hs lên bảng thi làm nhanh .
Hs nhận xét.
Hs đọc lại các câu đã hoàn chỉnh.
Cả lớp chữa bài vào VBT.
HS lắng nghe
Tập làm văn
Tiết : Viết thư.
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs Biết viết một bức thư ngắn cho một bạn nhỏ nước ngoài để làm quen và bày tỏ tình thân ái.
Kỹ năng: Bài viết lá thư trình bày đúng thể thức ; đủ ý ; dùng từ đặt câu đúng ; thể hiện tình cảm với người nhận thư.
Thái độ: Giáo dục Hs biết rèn chữ, giữ vở.
II/ Chuẩn bị: GV: Bảng lớp các câu hỏi gợi ý. HS: VBT, bút.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Viết về một trận thi đấu thể thao.
- Gv gọi 2 Hs đọc lại bài viết của mình. Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề.Giới thiệu bài + ghi tựa.
Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs làm bài.
. Bài 1. Gv mời Hs đọc yêu cầu của bài.
- Gv mời 1 Hs giải thích yêu cầu của bài tập theo gợi ý.
- Gv chốt lại:
+ Có thể viết thư cho một bạn nhỏ ở nước ngoài mà các em biết qua đọc báo, nghe đài, xem truyền hình, phim ảnh. Người bạn này cũng có thể là người bạn tưởng tượng của các em. Cần nói rõ bạn đó là người nước nào. Nói được tên của bạn đó thì càng tốt.
- Nội dung bức thư phải thể hiện:
+ Mong muốn làm quen với bạn (để làm quen, cần phải tự giới thiệu em là ai, người nước nào ; thăm hỏi bạn).
+ Bày tỏ tình thân ái, mong muốn các bạn nhỏ trên thế giới cùng nhau chung sống hạnh phúc trong ngôi nhà chung: trái đất.
- Gv mời mở bảng phụ viết hình thức trình bày lá thư cho Hs đọc:
+ Dòng đầu thư (ghi rõ nơi viết, ngày, tháng, năm).
+ Lời xưng hô (Bạn ….. thân mến). Sau lời xưng hô này, có thể đặt dấu phẩy, dấu chấm than hoặc không có dấu gì.
+ Nội dung thư: Làm quen, thăm hỏi, bày tỏ tình thân ái. Lời chúc, hứa hẹn.
+ Cuối thư: Lời chào, chữ kí và tên.
*Hoạt động 2: Hs thực hành .
- Hs viết bài vào vở.
- Gv mời vài Hs đứng đọc bài viết của mình.
- Gv nhận xét, tuyên dương các bạn viết tốt.
5 Tổng kết – dặn dò.
Về nhà tập kể lại chuyện.
Chuẩn bị bài: Thảo luận về bảo vệ môi trường.
Nhận xét tiết học.
.
Hs đọc yêu cầu của bài .
Hs trả lời.
Hs lắng nghe.
Hs viết bài vào vở.
Hs đọc bài viết của mình.
Hs nhận xét.
HS lắng nghe
File đính kèm:
- tieng viet tuan 30.doc