A- Tập đọc:
- Đọc đúng: lạnh buốt, lất phất, phung phiu, bối rối .
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
- Biết đọc phân biệt lời nhân vật với lời người dẫn chuyện. Biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
B- Kể chuyện:
- Rèn kỹ năng nói: Học sinh biết nhập vai kể lại được những đoạn của câu chuyện theo lời nhân vật Lan, biết thay đổi gang kể phù hợp với nội dung, biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt.
- Rèn kỹ năng nghe: Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn.
7 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1188 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt Lớp 3 Tuần 3 Trường Tiểu học Hoà Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3
Ngày soạn:… …../……../ 2008
Ngày giảng…../……./ 2008
Tập đọc – Kể chuyện: Chiếc áo len
Mục đích – yêu cầu:
A- Tập đọc:
Đọc đúng: lạnh buốt, lất phất, phung phiu, bối rối….
Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
Biết đọc phân biệt lời nhân vật với lời người dẫn chuyện. Biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
B- Kể chuyện:
- Rèn kỹ năng nói: Học sinh biết nhập vai kể lại được những đoạn của câu chuyện theo lời nhân vật Lan, biết thay đổi gang kể phù hợp với nội dung, biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt.
- Rèn kỹ năng nghe: Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn.
II. Đồ dùng dạy học: SGK
Các hoạt động dạy học:
Tập đọc
Kiểm tra bài cũ: 2 em đọc bài, trả lời câu hỏi 2 và 3 trong bài
Bài mới:
Giới thiệu bài:
Đọc mẫu - đọc từng câu - đọc từng đoạn trước lớp.
Học sinh nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trong bài (2 lượt)
Hướng dẫn học sinh cách nghỉ hơi, đọc đoạn văn với giọng thích hợp.
+ GiảI nghĩa từ:
Đọc từng đoạn trong nhóm
+ 2 nhóm nối tiếp nhau đọc đồng thanh đoạn 1 và 2
+ 2 nhoám nối tiếp nhau đọc đồng thanh đoạn 3 và 4
Hướng dẫn tìm hiểu bài:
Học sinh đọc từng đoạn và trao đổi, tìm hiểu nội dung bài.
+ Học sinh đọc thầm đoạn 1
? Chiếc áo len của bạn Hòa đẹp và tiện lợi như thế nào?
+ 1 học sinh đọc thành tiếng đoạn 2
? Vì sao Lan dỗi mẹ?
+ Cả lớp đọc thầm đoạn 3, trả lời câu hỏi:
? Anh Tuấn nói với em những gì?
+ Lớp đọc thầm đoạn 4, trao đổi trong nhóm trả lời câu hỏi:
? Vì sao Lan ân hận?
+ Cả lớp đọc thầm toàn bàI suy nghĩ, tìm một tên khác cho truyện.
Luyện đọc lại:
2 học sinh tiếp nối nhau đọc toàn bài
Một nhóm 4 em tự phân vai và thi đọc
Lớp bình chọn nhóm đọc hay.
Kể chuyện
Giáo viên giao nhiệm vụ:
Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn
+ 1 em đọc yêu cầu đề bàI và gợi ý, cả lớp đọc thầm theo.
+ Người kể đóng vai Lan phải xưng là tôi, mình hoặc em.
+ 1 em nhóm 3 gợi ý kể đoạn 1, kể mẫu đoạn 1 theo lời kể của bạn Lan.
Từng cặp học sinh tập kể
Học sinh kể trước lớp – 4 em nối tiếp nhau kể 4 đoạn.
+ Lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn bạn kể hay, tiến bộ.
Nhận xét giờ học.
----------- a & b ------------
Ngày soạn: /… …../……../2008
Ngày giảng:…../ ./../2008
Chính tả: Chiếc áo len
Mục đích – yêu cầu: SGK
Đồ dùng dạy học: SGK
Các hoạt động dạy học:
Kiểm tra bài cũ
Bài mới:
Giới thiệu bài
Hướng dẫn nghe, viết:
2 học sinh đọc đoạn 4 của bài chiếc áo len.
Hướng dẫn học sinh nắm nội dung bài. Giáo viên hỏi: Vì sao Lan ân hận?
Hướng dẫn học sinh nhận xét chính tả. Giáo viên hỏi:
? Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa?
? Lời Lan muốn nói với mẹ được đặt trong dầu gì?
Học sinh tập viết chữ ghi tiếng khó hoặc dễ lẫn.
Học sinh nghe giáo viên đọc – viết bài vào vở.
Chấm – chữa bài.
Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả:
Bài 2: Hướng dẫn làm bài tập 2b vào vở – câu 2a làm ở vở bài tập.
Bài tập 3: Giáo viên giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập.
1 học sinh làm mẫu – học sinh làm bài vào vở.
1 học sinh lên chữa bài trên bảng – lớp nhận xét.
Củng cố – dặn dò: Học sinh về nhà học thuộc 19 chữ đã học.
--------------------------------------- a & b -----------------------------------------
Ngày soạn:… ../ …../……../2008
Ngày giảng:…/ . …./…..…/2008
Tập đọc: Quạt cho bà ngủ
Mục đích – yêu cầu: SGK
Đồ dùng dạy học: Theo hướng dẫn SGK
Các hoạt động dạy học:
Bài cũ:
Bài mới:
Đọc mẫu: - Đọc từng dòng thơ
Đọc từng khổ thơ trước lớp.
+ Học sinh tiếp nối nhau đọc 4 khổ thơ. Giáo viên nhắc nhỡ các em ngắt nhịp đúng các khổ thơ.
+ GiảI nghĩa từ: thiu thiu, đặt câu với từ đó.
+Đọc từng khổ thơ trong nhóm – 4 nhóm đọc tiếp nhau 4 khổ thơ.
Lớp đọc đồng thanh cả bài thơ.
Hướng dẫn tìm hiểu bài:
Lớp đọc thầm bài thơ - giáo viên hỏi:
? Bạn nhỏ trong bài thơ đang làm gì?
? Cảnh vậgt trong nhà, ngoài vườn như thế nào?
? Bà mơ thấy gì?
? Vì sao có thể đoán bà mơ như vậy?
? Qua bài thơ em thấy tình cảm của cháu với bà như thế nào?
Học thuộc lòng bài thơ:
Giáo viên hướng dẫn học sinh học thuộc tại lớp từng khổ thơ, cả bài thơ theo cách xóa dần hoặc lấy giấy che từng dòng, từng khổ thơ.
Học sinh thi đọc thuộc lòng từng khổ.
Củng cố – dặn dò: Giáo viên nhận xét giờ học – yêu cầu học sinh về nhà tiếp tục học thuộc lòng cả bài thơ.
----------- a & b ------------------
Luyện từ và câu: So sánh dấu chấm.
Yêu cầu:
Tìm được những hình ảnh so sánh trong các câu thơ, câu văn. Nhận biết các từ chỉ sợ so sánh trong những câu đó.
Ôn luyện về dấu chấm: Điền đúng dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn chưa đánh dấu chấm.
Đồ dùng dạy học: Theo SGK
Các hoạt động dạy học:
Bài cũ:
Bài mới:
Giới thiệu bài:
Hướng dẫn làm bài tập:
a) Bài 1: Một học sinh đọc yêu cầu của bài – học sinh lần lượt đọc từng câu thơ.
Giáo viên dán 4 băng giấy lên bảng, 4 học sinh lên bảng thi làm bài nhanh.
Lớp nhận xét – giáo viên chốt lại lời giảI đúng.
Lớp làm bài vào vở.
b) Bài 2: Một học sinh đọc yêu cầu của bài:
Lớp đọc thầm viết ra giấy nháp những từ chỉ sự so sánh.
4 học sinh lên bảng, gạch bằng bút màu dưới những từ chỉ sự so sánh trong các câu thơ, câu văn đã viết lên trên bảng giấy.
Lớp và giáo viên nhận xét – chốt lại lời giải đúng.
Lớp làm bài vào vở.
c) Bài 3: Một học sinh đọc yêu cầu của bài
Giáo viên nhắc học sinh kỹ đoạn văn để chấm câu cho đúng. Nhớ viết hoa lại những chữ đứng đầu câu.
Học sinh làm bài hoặc trao đổi theo cặp.
1 học sinh lên bảng chữa bài.
Lớp và giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Học sinh làm bài vào vở.
Củng cố – dặn dò: Học sinh nhắc lại nội dung vừa học – Giáo viên nhận xét.
----------- a & b ------------
Ngày soạn:… ./……../……../2008
Ngày giảng:.. ../.…./…..…/2008
Chính tả: Chị em
Mục đích – yêu cầu: SGK
Đồ dùng dạy học: Theo SGK
Hoạt động dạy học:
Bài cũ:
Bài mới:
Giới thiệu bài:
Hướng dẫn nghe, viết:
Giáo viên đọc bài thơ.
2, 3 học sinh đọc lại. Cả lớp theo dỏi SGK
Hướng dẫn học sinh nắm nội dung bài.
Hướng dẫn học sinh nhận xét về các trình bày bài.
Học sinh tự viết ra nháp những chữ ghi tiếng khó hoặc dễ lẫn.
Học sinh nhìn SGK chép bài vào vở.
Chấm – chữa bài:
Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả:
Bài tập 2: Giáo viên nêu yêu cầu của bài
Lớp làm bài vào vở theo lời giải đúng.
Bài tập 3: Lựa chọn
Giáo viên chọn cho học sinh lớp mình làm bài tập 3a hoặc 3b. Giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài.
Học sinh làm bài vào vở: vở bài tập, giấy nháp hoặc bảng con.
Học sinh báo cáo kết quả.
Lớp, giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Củng cố – dặn dò:
Giáo viên nhận xét giờ học.
----------- a & b ----------
Ngày soạn:… ../..…../……../2008
Ngày giảng:.. ../……./…..…/2008
Tập làm văn: Kể về gia đình
Mục đích – yêu cầu: SGK
Đồ dùng dạy học: Theo SGK
Hoạt động dạy học
Bài cũ:
Bài mới:
Giới thiệu bài:
Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài tập 1 (miệng)
Một học sinh đọc yêu cầu của bài.
Giáo viên giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập.
Học sinh kể về gia đình theo bàn, nhóm nhỏ.
Đại diện mỗi nhóm thi kể. Lớp và giáo viên nhận xét bình chọn những bạn kể tốt, kể đúng yêu cầu của bài, lưu loát, chân thật.
Bài tập 2:
Giáo viên nêu yêu cầu của bài
Một học sinh đọc mẫu đơn, sau đó nói về trình tự của lá đơn.
Hai hoặc ba học sinh làm miệng bài tập. Chú ý mục lý do nghỉ học cần điền đúng sự thật.
Giáo viên phát mẫu đơn cho từng học sinh điền nội dung. Nếu không có mẫu đơn hay vở bài tập, các em sẽ viết đơn vào vở theo mẫu trong SGK. (Quốc hiệu và tên của đơn không viết chữ in)
Học sinh viết xong, giáo viên kiểm tra, chấm bài một vài em, nêu nhận xét.
lớp nào.
Củng cố – dặn dò:
Giáo viên nhắc học sinh nhớ mẫu đơn để thực hành viết đơn xin nghỉ học khi cần
----------- a & b ------------
Tập viết: Ôn chữ hoa B
Mục đích – yêu cầu: SGK
Đồ dùng dạy học: SGK hướng dẫn
Hoạt động dạy học:
Bài cũ: Giáo viên kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh.
Bài mới:
Hướng dẫn viết trên bảng con.
Luyện viết chữ hoa: học sinh tìm chữ hoa có trong bài – giáo viên viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ.
Học sinh tập viết trên bảng con.
Luyện viết từ ứng dụng – học sinh luyện viết bảng con.
Luyện viết câu ứng dụng – học sinh luyện viết bảng con
Hướng dẫn học sinh viết vào vở.
Viết chữ B: 1 dòng
Viết chữ H và T 1 dòng
Viết tên riêng: Bố Hạ 2 dòng
Viết câu tục ngữ 2 lần
Học sinh viết – giáo viên theo dõi nhắc các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các hữ.
Chấm – chữa bài
C- Củng cố – dặn: Nhận xét giờ học. Về nhà viết phần luyện viết ở nhà.
Ký duyệt:
File đính kèm:
- TIENG VIET LOP 3 TUAN 3 .doc