Giáo án Tiếng Việt Lớp 3 Tuần 20

+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :

 - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ : một lượt, ánh lên, trìu mến.

 - Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

 - Biết đọc phân biệt giọng kể chuyện, giữa các cụm từ.

+ Rèn kĩ năng đọc hiểu :

 - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới được chú giải cuối bài ( trung đoàn trưởng, lán. )

 - Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp trước đây.

 

doc11 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1937 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt Lớp 3 Tuần 20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
không muốn nói với em : chú đã hi sinh, không thể ..... II. Đồ dùng GV : Tranh minh hoạ, 1 số hình ảnh về chú bộ đội, bản đồ giải thích dãy Trường Sơn, đảo Trường Sa, Con Tum, Đắc Lăk. bảng phụ viết bài thơ HD luyện đọc. HS : SGK III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ - Kể lại chuyện ở lại với chiến khu. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài ( GV giới thiệu ) 2. Luyện đọc a. GV đọc diễn cảm bài thơ. b. HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. * Đọc từng dòng thơ. - GV kết hợp sửa lỗi phát âm sai cho HS. * Đọc từng khổ thơ trước lớp. - GV HD HS nghỉ hơi, nhấn giọng từ ngữ biểu cảm, thể hiện tình cảm qua giọng đọc - Giúp HS hiểu nghĩa từ chú giải cuối bài. * Đọc từng khổ thơ trong nhóm * Ba HS nối tiếp nhau đọc 3 khổ thơ * Đọc cả bài 3. HD HS tìm hiểu bài. - Những câu nào cho thấy Nga rất mong nhớ chú ? - Khi Nga nhắc đến chú thái độ của ba và mẹ ra sao ? - Em hiểu câu nói của ba bạn Nga như thế nào ? - Vì sao những chiến sĩ hi sinh vì tổ quốc được nhớ mãi ? 4. Học thuộc lòng bài thơ. - GV HD HS học thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ - GV và cả lớp bình chọn bạn đọc hay. - 4 HS nối tiếp nhau kể chuyện. - Nhận xét + HS theo dõi SGK, đọc thầm - HS nối tiếp nhau đọc 2 dòng thơ - HS nối tiếp nhau đọc 3 khổ thơ trong bài. - HS đọc theo nhóm 3 - Đại diện nhóm đọc - 1 HS đọc cả bài. - Chú Nga đi bộ đội, sao lâu quá là lâu ! Nhớ chú Nga thường nhắc : Chú bây giờ ở đâu ? Chú ở đâu, ở đâu ? - Mẹ thương chú, khóc đỏ hoe đôi mắt. Ba nhớ chú ngước lên bàn thờ, không muốn nói với con rằng chú đã hi sinh, không thể trở về..... - Chú đã hi sinh. / Bác Hồ đã mất. - Vì những chiến sĩ đó đã hiếna dâng cả cuộc đời cho hạnh phúc và sự bình yên của nhân dân, cho độc lập tự do của tổ quốc.... - HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ - Đọc thuộc lòng cả bài thơ. IV. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét chung tiết học. - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ. Luyện từ và câu Từ ngữ về tổ quốc. Dấu phẩy. I. Mục tiêu - Mở rộng vốn từ về tổ quốc. - Luyện tập về dấu phẩy ( ngăn cách bộ phận trạng ngữ chỉ thời gian với phần còn lại của câu, bổ sung cho ý kiến của HS. II. Đồ dùng GV : Bảng phụ viết BT1. HS : SGK. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ - Nhân hoá là gì ? - Nêu ví dụ những con vật được nhân hoá trong bài " Anh Đom Đóm " B. Bài mới 1. Giới thiệu bài ( GV giới thiệu ) 2. HD HS làm bài tập * Bài tập 1 / 17 - Nêu yêu cầu BT - GV nhận xét. * Bài tập 2 / 17 - Nêu yêu cầu BT - GV gợi ý : 1 số anh hùng : Lê Lợi, Trưng Trắc, Trưng Nhị, Triệu Thị Trinh, ..... - GV nhận xét * Bài tập 3 / 17 - Nêu yêu cầu BT - GV nhận xét - HS nêu - Nêu ví dụ - Nhận xét * ếp các từ sau đây vào nhóm thích hợp.. - 3 em lên bảng, cả lớp làm vào vở. - 4, 5 HS đọc kết quả bài làm của mình. - Lời giải : + Những từ cùng nghĩa với tổ quốc : đất nước, nước nhà, non sông, giang sơn. + Những từ cùng nghĩa với bảo vệ : giữ gìn, gìn giữ. + Những từ cùng nghĩa với xây dựng : dựng xây, kiến thiết. * Nói về một vị anh hùng mà em biết rõ. - HS thi kể - Nhận xét bạn * Đặt thêm dấu phẩy vào chỗ nào trong mỗi câu in nghiêng. - Cả lớp đọc thầm đoạn văn - HS làm bài cá nhân. - 1 em lên bảng - Nhận xét IV. Củng cố, dặn dò - GV biểu dương những HS học tốt. - Nhận xét chung tiết học. Tiếng việt + Chính tả ( nghe viết ) Chú ở bên Bác Hồ. I. Mục tiêu - Rèn kĩ năng viết chính tả : - Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp bài : Chú ở bên Bác Hồ II. Đồ dùng GV : Nội dung HS : SGK III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ - GV đọc : Trường Sơn, Trường Sa, lâu quá, bây giờ. B. Bài mới a. HD HS chuẩn bị - GV đọc bài văn 1 lượt Những câu nào cho thấy Nga rất mong nhớ chú ? - Em hiểu câu nói của bạn Nga như thế nào ? - Chữ đầu mối dòng thơ viết thế nào ? - Nên bắt đầu viết từ ô nào trong vở ? b. HĐ 2 : Viết bài - GV đọc bài c. HĐ3 : Chấm, chữa bài - GV chấm, nhận xét bài viết của HS. - 2 em lên bảng, cả lớp viết bảng con - Nhận xét - HS theo dõi SGK - 1, 2 HS đọc lại - Chú Nga đi bộ đội, sao lâu quá là lâu. Nhớ chú Nga thường nhắc : Chú bây giờ ở đâu ? Chú ở đâu, ở đâu ? - Chú ở bên Bác Hồ trong thế giới của những người đã khuất. - Viết hoa chữ đầu mỗi dòng - Viết đầu ô thứ 3 + HS đọc SGK tự viết những từ dễ sai chính tả. + HS nghe, viết bài chính tả. IV. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét chung tiết học. - Dặn HS về nhà ôn bài. Thứ năm ngày 25 tháng 1 năm 2007 Tập viết Ôn chữ hoa N ( tiếp theo ) I. Mục tiêu + Củng cố cách viết chữ hoa N ( Ng ) thông qua bài tập ứng dụng : - Viết tên riêng Nguyễn Văn Trỗi bằng chữ cỡ nhỏ. - Viết câu tục ngữ : Nhiễu điều phủ lấy giá gương / Người trong một nước phải thương nhau cùng bằng chữ cỡ nhỏ. II. Đồ dùng GV : Mẫu chữ viết hoa N ( Ng ) từ ứng dụng và câu ứng dụng viết trên dòng kẻ. HS : Vở tập viết. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ. - GV đọc : Nhà Rồng, Nhớ B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài - GV nêu MĐ, YC của tiết học. 2. HD HS viết trên bảng con. a. Luyện viết chữ hoa. - Tìm các chữ viết hoa có trong bài ? - GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ. b. Luyện viết từ ứng dụng ( tên riêng ) - Đọc từ ứng dụng - GV nói về anh hùng Nguyễn Văn Trỗi. c. Luyện viết câu ứng dụng - Đọc câu ứng dụng - GV giúp HS hiểu nội dung câu tục ngữ. 3. HD HS viết vào vở tập viết - GV nêu yêu cầu viết. - GV QS động viên những em viết yếu. 4. Chấm, chữa bài. - GV chấm bài - Nhận xét bài viết của HS. - HS viết bảng con, 2 em lên bảng. - Nhận xét + N ( Ng, Nh ) V, T ( Tr ) - HS QS. - HS tập viết chữ Ng và các chữ V, T ( Tr ) - Nguyễn Văn Trỗi - HS tập viết bảng con : Nguyễn Văn Trỗi. Nhiễu điều phủ lấy giá gương /Người trong một nước phải thương nhau cùng - HS tập viết bảng con : Nhiễu, Nguyễn. + HS viết bài vào vở IV. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét chung giờ học. - Về nhà ôn bài. Tập làm văn Báo cáo hoạt động. I. Mục tiêu - Rèn kĩ năng nói : Biết báo cáo trước các bạn về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua, lời lẽ rõ ràng, rành mạch, thái độ đàng hoàng, tự tin. - Rèn kĩ năng viết : Biết viết báo cáo ngắn gọn, rõ ràng gửi cô giáo ( thầy giáo ) theo mẫu đã cho. II. Đồ dùng GV : Mẫu báo cáo để khoảng trống điền nội dung. HS : SGK. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò. A. Kiểm tra bài cũ - Kể lại chuyện : Chàng trai làng Phù ủng. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài ( GV giới thiệu ) 2. HD HS làm bài tập * Bài tập 1 - Nêu yêu cầu BT - GV nhận xét * Bài tập 2 - Nêu yêu cầu bài tập - GV phát bản phô tô cho từng HS - GV và HS nhận xét - 2 HS nối tiếp nhau kể chuyện. - Nhận xét + Dựa theo bài tập đọc Báo cáo kết quả tháng thi đua " Noi gương chú bộ đội " hãy báo cáo kết quả học tập, lao động của tổ em trong tháng qua. - Cả lớp đọc thầm lại bài Báo Báo cáo kết quả tháng thi đua " Noi gương chú bộ đội" - HS làm việc theo tổ, các thành viên trong tổ trao đổi, lần lượt từng HS đóng vai tổ trưởng báo cáo - Nhận xét + Hãy viết lại ND báo cáo trên gửi cô giáo ( hoặc thầy giáo ) theo mẫu. - Từng HS tưởng tượng mình là tổ trưởng viết báo cáo - Một số HS đọc báo cáo IV. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học bài. Thứ sáu ngày 26 tháng 1 năm 2007 Chính tả ( nghe - viết ) Trên đường mòn Hồ Chí Minh I. Mục tiêu + Rèn kĩ năng viết chính tả : - Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp 1 đoạn trong bài Trên đường mòn Hồ Chí Minh. - Làm đúng bài tập phân biệt và điền vào chỗ trống các âm đầu hoặc vần dễ lẫn (s/x, uôt/uôc) Đặt đúng câu với các từ ghi tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn s/x, uôt/uôc. II. Đồ dùng GV : Bảng lớp viết ND BT 2 HS : Vở chính tả. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ - GV đọc : sấm, sét, xe sợi, chia sẻ. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - GV nêu MĐ, YC của tiết học. 2. HD HS nghe - viết. a. HD HS chuẩn bị - GV đọc đoạn văn viết chính tả. - Đoạn văn nói lên điều gì ? b. GV đọc bài. c. Chấm, chữa bài - GV chấm bài - Nhận xét bài viết của HS. 3. HD HS làm BT chính tả. * Bài tập 2 (a)/ 19 - Nêu yêu cầu BT - GV nhận xét. * Bài tập 3 / 20 - Nêu yêu cầu BT - GV nhận xét - 2 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con. - Nhận xét - 1 HS đọc lại, cả lớp theo dõi SGK. - Nỗi vất vả của đoàn quân vượt dốc. - HS đọc thầm lại đoạn văn - Tự viết những tiếng dễ sai chính tả. + HS nghe, viết bài + Điền vào chỗ trống s/x - 2 HS lên bảng, cả lớp làm bài vào vở. - 4, 5 em đọc kết quả. - Lời giải : sáng suốt, xao xuyến, sóng sánh, xanh xao. + Đặt câu với mỗi từ đã được hoàn chỉnh ở BT2 - HS làm việc cá nhân - 4 em lên bảng - Nhận xét + Lời giải : - Ông em đã già nhưng vẫn sáng suốt. - Lòng em xao xuyến trong giờ phút chia tay các bạn. - Thùng nước sóng sánh theo từng bước chân của mẹ. - Bác em bị ốm nên da mặt xanh xao. IV. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét chung tiết học. - Dặn HS về nhà ôn bài. Hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp I. Mục tiêu - HS thấy được những ưu khuyết điểm của mình trong tuần 20 - Có ý thức sửa sai những điều mình vi phạm, phát huy những điều làm tốt - GDHS có ý thức trong học tập và trong mọi hoạt động II Nội dung sinh hoạt 1 GV nhận xét ưu điểm : - Giữ gìn vệ sinh chung - Ngoan lễ phép với thầy cô, đoàn kết với bạn bè - Trong lớp chú ý nghe giảng : Đăng, Nhi, Hà, .... - Chịu khó giơ tay phát biểu : T. Tùng, Luân, ..... - Có nhiều tiến bộ về chữ viết : Duy, Khuê, Đức 2. Nhược điểm : - Một số em đi học muộn : Nguyên, Đỗ Tùng, Khuê - Chưa chú ý nghe giảng : Đức, Sơn, Long, Dương, M. Tùng - Chữ viết chưa đẹp, sai nhiều lối chính tả : Khuê, Mạnh Tùng, ... - Cần rèn thêm về đọc : Duy, M. Tùng, Đ. Tùng, Khuê, .... 3 HS bổ xung 4 Vui văn nghệ 5 Đề ra phương hướng tuần sau Hoạt động tập thể + An toàn giao thông Bài 2 : Giao thông đường sắt ( Soạn giáo án riêng )

File đính kèm:

  • docTuan 20.doc
Giáo án liên quan