Giáo án Tiếng Việt Lớp 3 Tuần 16

* Tập đọc

+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :

 - Chú ý các từ ngữ : sơ tán, san sát, nườm nượp, lấp lánh, lăn tăn, vùng vẫy, .

 - Đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật ( lời kêu cứu, lời bố )

+ Rèn kĩ năng đọc - hiểu :

 - Hiểu cac từ khó ( sơ tán, sao sa, công viên, tuyệt vọng )

 - Hiểu ý nghĩa của chuyện : Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người ở làng quê

( những người sẵn sàng giúp đỡ người khác, hi sinh vì người khác ) và tình cảm thuỷ chung của người thành phố với những người đã giúp đỡ mình lúc gian khổ, khó khăn.

* Kể chuyện

 - Rèn kĩ năng nói : kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện theo gợi ý, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với từng đoạn.

 - Rèn kĩ năng nghe.

 

doc12 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1350 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt Lớp 3 Tuần 16, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thật thà, bạn thương họ như thương người ruột thịt, thương bà ngoại mình - Bạn yêu thêm cuộc sống, yêu thêm con người sau chuyến về thăm quê. - 1 số HS thi đọc thuộc lòng cả bài. IV. Củng cố, dặn dò - Nêu nội dung bài thơ ? ( Về thăm quê, bạn nhỏ thêm yêu cảnh đẹp ở quê, yêu những người làm ra hạt gạo ) - Em nào có quê ở nông thôn ? - Em có cảm giác thế nào khi về quê ? - GV nhận xét tiết học. Luyện từ và câu Từ ngữ về thành thị, nông thôn. Dấu phẩy. I. Mục tiêu - Mở rộng vốn từ về thành thị, nông thôn ( tên một số thành phố và vùng quê ở nước ta, tên các sự vật và công việc thường thấy ở thành phố, nông thôn ). - Tiếp tục ôn luyện về dấu phẩy ( có chức năng ngăn cách các bộ phận đồng chức trong câu ) II. Đồ dùng. GV : Bản đồ Việt nam có tên các tỉnh, huyện, thị, bảng lớp viết đoạn văn BT3 HS : SGK III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ - Làm BT1, BT3 tiết LT&C tuần 15 B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - GV giới thiệu 2. HD HS làm BT * Bài tập 1 / 135 - Nêu yêu cầu BT - GV treo bản đồ Việt Nam, kết hợp chỉ tên từng thành phố trên bản đồ. - GV nhận xét * Bài tập 2 / 135 - Nêu yêu cầu BT - GV nhận xét * Bài tập 3 / 135 - Nêu yêu cầu BT - GV nhận xét - 2 HS làm miệng - Nhận xét + Kể tên 1 số thành phố ở nước ta, 1 vùng quê mà em biết. - HS tao đổi theo bàn - Đại diện các bàn lần lượt kể - 1 số HS nhắc lại tên các thành phố trên đất nước ta theo vị tí từ phía Bắc đến phía Nam : Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP HCM, ĐIện Biên, Thái Nguyên, Việt Trì... - Mỗi HS kể tên 1 vùng quê + Kể tên các sự vật và công việc thường thấy ở thành phố, thường thấy ở nông thôn - HS tao đổi theo nhóm đôi - Phát biểu ý kiến * Lời giải : + ở thành phố - Sự vật : đường phố, nhà cao tầng, đèn cao áp, công viên, rạp xiếc, .... - Công việc : kinh doanh, chế tạo máy móc, chế tạo ô tô, ... + ở nông thôn - Sự vật : nhà ngói, nhà lá, ruộng vườn, cánh đồng,..... - Công việc : cấy lúa, cày bừa, gặt hái, cắt rạ, phơi thóc, ..... + Chép lại đoạn văn và đặt dấu phẩy vào những chỗ chấm thích hợp. - HS làm bào vào vở - 1 em lên bảng làm - Nhận xét IV. Củng cố, dặn dò - GV khen những em có ý thức học tốt. - GV nhẫn xét tiết học. Tiếng việt + Ôn tập về tập làm văn: Giới thiệu về tổ em. I. Mục tiêu - HS viết được đoạn văn giới thiệu về tổ em. - Đoạn viết chân thực, câu văn rõ ràng sáng sủa. II. Đồ dùng GV : Nội dung, bảng phụ viết gợi ý HS : Vở III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ - Kết hợp trong bài mới B. Bài mới a. HĐ1 : HD HS cách viết + GV treo bang phụ viết gợi ý. + Gợi ý : - Tổ em có mấy bạn, gồm những bạn nào ? - Các bạn là người dân tộc nào ? - Mỗi bạn có đặc điểm gì hay ? - Tháng vừa qua, cac bạn làm được những việc gì tốt ? - GV nhận xét b. HĐ2 : Viết bài - GV yêu cầu HS viết bài - GV QS động viên các em viết bài * Chấm bài - Nhận xét bài viết của HS. - HS đọc gợi ý - 1 HS nói mẫu - Nhận xét bạn + HS viết bài vào vở IV. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét chung tiết học - Dặn HS về nhà ôn bài Thứ năm ngày 21 tháng 12 năm 2006 Tập viết Ôn chữ hoa M I. Mục tiêu - Củng cố cách viết chữ viết hoa M ( viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định ) thông qua BT ứng dụng - Viết tên riêng : Mạc Thị Bưởi bằng chữ cỡ nhỏ. - Viết câu ứng dụng : Một cây làm chẳng nên non / Ba cây chụm lại nên hòn núi cao bằng chữ cỡ nhỏ. II. Đồ dùng GV : Mẫu chữ viết hoa M, viết Mạc Thị Bưởi và câu tục ngữ tên dòng kẻ ô li. HS : Vở tập viết III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ - Nhắc lại từ và câu ứng dụng học ở bài trước - GV đọc : Lê Lợi, Lựa lời B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học 2. HD HS viết trên bảng con a. Luyện viết chữ hoa - Tìm các chữ hoa có trong bài ? - GV viết mẫu chữ mẫu chữ M, kết hợp nhắc lại cách viết b. HS viết từ ứng dụng ( tên riêng ) - Đọc từ ứng dụng - GV giới thiệu : Mạc Thị Bưởi quê ở Hải Dương, là một nữ du kích hoạt động ở vùng địch tạm chiến trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp....... c. HS viết câu ứng dụng - Đọc câu ứng dụng - GV giúp HS hiểu nghĩa câu tục ngữ : Khuyên con người phải đoàn kết. Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh. 3. HD HS tập viết vào vở TV - GV nêu yêu cầu viết - GV QS động viên HS viết bài 4. Chấm, chữa bài - GV chấm bài - Nhận xét bài viết của HS - Lê Lợi, Lời nói chẳng mất tiền mua / Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. - HS viết bảng con, 2 em lên bảng viết - M, T, B. - HS QS - Viết chữ M, T, B trên bảng con - Mạc Thị Bưởi - HS tập viết Mạc Thị Bưởi trên bảng con. Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao - HS tập viết trên bảng con : Một, Ba + HS viết bài IV. Củng cố, dặn dò - GV nhẫn ét chung tiết học - Dặn HS về nhà ôn bài. Tập làm văn Nghe kể : Kéo cây lúa lên. Nói về thành thị, nông thôn. I. Mục tiêu + Rèn kĩ năng nói : - Nghe - nhớ những tình tiết chính để kể lại đúng nội dung chuyện vui Kéo cây lúa lên. Lời kể vui, khôi hài. - kể lại những điều em biết về nông thôn ( hoặc thành thị ) theo gợi ý trong SGK. Bài nói đủ ý ( Em có những hiểu biết đó nhờ đâu ? Cảnh vật con người ở đó có gì đáng yêu ? Điều gì khiến em thích nhất ? ) Dùng từ, đặt câu đúng. II. Đồ dùng GV : Tranh minh hoạ truyện Kéo cây lúa lên, bảng lớp viết gợi kể chuyện, 1 số tranh ảnh về cảnh nông thôn. HS : SGK III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ - Kể lại chuyện Dấu cày - Nhận xét B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - GV nêu mục đích yêu cầu giờ học 2. HD làm BT * Bài tập 1 - Đọc yêu cầu BT + GV kể chuyện lần 1 - Truyện này có những nhân vật nào ? - Khi thấy cây lúa ở ruộng nhà mình xấu, chàng ngốc đã làm gì ? - Về nhà anh chàng khoe gì với vợ ? - Chị vợ ra đồng thấy kết quả ra sao ? - Vì sao lúa nhà chàng ngốc héo rũ ? + GV kể chuyện lần 2 - Câu chuyện buồn cười ở điểm nào ? * Bài tập 2 - Nêu yêu cầu BT - GV mở bảng phụ viết gợi ý - Cả lớp và GV bình chọn bạn nói hay - 2 HS klể chuyện + Nghe, kể lại câu chuyện Kéo cây lúa lên - HS nghe - Chàng ngốc và vợ - Kéo cây lúa lên cho cao hơn lúa ruộng nhà bên cạnh - Chàng ta khoe đã kéo lúa lên cao hơn lúa ở ruộng bên cạnh. - Cả ruộng lúa nhà mình héo rũ. - Cây lúa bị kéo lên, đứt rễ nên héo rũ. - HS nghe. - 1 HS giỏi kể lại câu chuyện. - Từng cặp HS tập kể - 3, 4 HS thi kể lại câu chuyện trước lớp. - Chàng ngốc kéo lúa lên làm lúa chết hết, lại tưởng mình đã làm cho lúa ruộng nhà mọc nhanh hơn. - Nhận xét bạn kể chuyện + Kể những điều em biết về nông thôn - Dựa vào câu hỏi gợi ý1 HS làm mẫu - HS xung phong trình bày bài trước lớp IV. Củng cố, dặn dò - Biểu dương những HS học tốt - GV nhận xét tiết học Thứ sáu ngày 22 tháng 12 năm 2006 Chính tả ( Nhớ viết ) Về quê ngoại. I. Mục tiêu + Rèn kĩ năng chính tả : - Nhớ viết lại chính xác nội dung, đúng chính tả, trình bày đúng ( theo thể thơ lục bát ) 10 dòng thơ đầu của bài Về quê ngoại. - Làm đúng bài tập phân biệt tiếng có âm đầu hoặc dấu thanh dễ lẫn : tr/ch, hoặc dấu hỏi / dấu ngã. II. Đồ dùng GV : Bảng phụ viết BT2, các câu đố. Phiếu BT2 HS : SGK III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ - GV đọc : châu chấu, chật chội, trật tự, chầu hẫu. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - GV nêu mục đích yêu cầu tiết học 2. HD HS nhớ viết. a. HD HS chuẩn bị - GV đọc 10 dòng thơ bài Về quê ngoại - Nêu cách trình bày đoạn thơ viết theo thể lục bát ? b. HD HS viết bài - GV nêu yêu cầu c. Chấm, chữa bài - GV chấm bài - Nhận xét bài viết của HS 3. HD HS làm BT * Bài tập 2 / 137 - Nêu yêu cầu BT phần a - GV phát phiếu - GV nhận xét - 2 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con - 2 HS đọc thuộc lòng, lớp đọc thầm theo - Câu 6 lùi vào 2 ô, câu 8 lùi vào 1 ô - HS tự viết ra bảng con những tiếng dễ sai chính tả. - HS đọc lại 1 lần đoạn thơ trong SGK để ghi nhớ. - HS tự viết bài + Điền vào chỗ trống tr/ch - HS làm bài vào phiếu - 1 em lên bảng - Nhận xét bài làm của bạn - Lời giải: công cha, trong nguồn, chảy ra, kính cha, tròn chữ hiếu. IV. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà ôn bài. Hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp I. Mục tiêu - HS thấy được những ưu khuyết điểm của mình trong tuần 16 - Có ý thức sửa sai những điều mình vi phạm, phát huy những điều mình làm tốt - GD HS có ý thức trong học tập và trong mọi hoạt động II Nội dung sinh hoạt 1 GV nhận xét ưu điểm : - Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ - Tự quản giờ truy bài tốt - Trong lớp chú ý nghe giảng : Giang, Hà, T. Tùng - Chịu khó giơ tay phát biểu : Luân, Thành - Tiến bộ hơn về mọi mặt : ánh, Thư 2. Nhược điểm : - Chưa chú ý nghe giảng : Trang, Khuê, Duy - Chữ viết chưa đẹp, sai nhiều lối chính tả : Đức, Khuê, Duy, ... - Cần rèn thêm về đọc và chữ viết : Khuê, Đ. Tùng, Duy, M. Tùng - Cần có gắng hơn : Trang, Khuê, Duy 3 HS bổ xung 4 Vui văn nghệ 5 Đề ra phương hướng tuần sau - Duy trì nề nếp lớp - Trong lớp chú ý nghe giảng, chịu khó phát biểu - Chấm dứt tình trạng đi học muộn - Trống vào lớp phải lên lớp ngay - Một số bạn về nhà luyện đọc và rèn thêm về chữ viết Hoạt động tập thể + Kỉ niệm ngày quốc phòng toàn dân. I. Mục tiêu - Giúp HS hiểu thêm ý nghĩa về ngày quốc phòng toàn dân. - Giúp HS biết thêm về lịch sử của ngày nay. II. Đồ dùng GV ; Nội dung III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò * GV đưa ra hệ thống câu hỏi + Ngày quốc phòng toàn dân chính thức bắt đầu từ ngày, tháng, năm nào ? - GV : Ngày 22 tháng 12 năm 1989 + Em biết gì về quân đội nhân dân Việt Nam ? - GV : Quân đội nhân dân Việt Nam là đội quân hùng mạnh, là lực lượng chủ chốt để bảo vệ hoà bình cho tổ quốc. + Em có cảm nhận gì về nhâ dân Việt Nam ? + Ai là người đứng đầu trong quân đội nhân dân Việt Nam. - HS phát biểu - HS trao đổi nhóm, phát biểu - HS phát biểu. IV. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học

File đính kèm:

  • docTuan 16.doc
Giáo án liên quan