a) Kiến thức:
- Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: ông ké, Nùng, Tây đồn, thầy mo, thong manh.
- Hiểu nội dung câu chuyện : Kim Đồng là một liên lạc nhất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng.
b) Kỹ năng: Rèn Hs
- Đọc đúng các kiểu câu.
- Chú ý các từ ngữ các từ dễ phát âm sai: nhanh nhẹn, thản nhiên, thong manh, tảng đá, vui.
- Biết thể hiện tình cảm nhân vật qua lời đối thoại.
c) Thái độ:
Giáo dục Hs biết yêu quí, kính trọng những người dân tộc.
18 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1002 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt Lớp 3 Tuần 14 Năm học 2012- 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và sử dụng đúng một số từ thường dùng ở miền Bắc, miền Trung, miền Nam qua bài tập.
- Biết sử dụng dấu chấm hỏi, dấu chấm than qua bài tập đặt dấu câu thích hợp vào đoạn văn.
Kỹ năng: Biết cách làm các bài tập đúng trong VBT.
Thái độ: Giáo dục Hs rèn chữ, giữ vở.
II/ Chuẩn bị:
* GV:. Bảng phụ viết BT1.
Bảng lớp viết BT2.
* HS: Xem trước bài học, VBT.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Từ địa phương. Dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
- Gv 1 Hs làm bài tập 2. Và 1 Hs làm bài 3.
- Gv nhận xét bài cũ.
Giới thiệu và nêu vấn đề.
Giới thiệu bài + ghi tựa.
Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn các em làm bài tập.
- Mục tiêu: Giúp cho các em biết làm bài đúng.
PP:Trực quan, thảo luận, giảng giải, thực hành.
. Bài tập 1:
- Gv cho Hs đọc yêu cầu của bài.
- Gv gọi một Hs đọc lại vài thơ “ Vẽ quê hương”.
- Gv hỏi:
+ Tre và lúa ở dòng thơ 2 có đặc điểm gì?
- Gv gạch dưới các từ xanh.
- Gv hỏi: Sóng máng ở dòng thơ 3 và 4 có đặc điểm gì?
- GV gạch dưới từ: xanh mát.
- Cả lớp làm vào VBT.
- Gv mời 2 Hs lên bảng thi làm bài nhanh.
- Gv mời 1 Hs đúng lên nhắc lại từ chi đặc điểm từng sự vật.
- Gv nhận xét, chốt lời giải đúng.
Các từ : xanh, xanh mát, bát ngát, xanh ngắt là từ chỉ đặc điểm của tre, lúa, sông máng, trời mây, mùa thu.
. Bài tập 2:
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv hướng dẫn Hs cách làm bài: Phải đọc lần lượt từng dòng, từng câu thơ, tìm xem trong mỗi dòng, mẫi câu thơ, tác giả muốn so sánh các sự vật với nhau về những đặc điểm gì?
- Gv mời 1 Hs đọc câu a:
- Gv hỏi: Tác giả so sánh những sự vật nào với nhau?
+ Tiếng suối và tiếng hát được so sánh với nhau về đặc điểm gì?
- Tương tự Gv yêu cầu HS làm bài vào VBT.
- GV mời 2 Hs lên bảng làm bài.
- Gv nhận xét, chốt lại:
Sự vật A SS về đặc điểm gì? Sự vật B.
a) Tiếng suối trong tiếng hát.
b) Ông hiền hạt gạo.
Bàø hiền suối trong.
c) Giọt nước vàng mật ong.
* Hoạt động 2: Thảo luận.
- Mục tiêu: Giúp cho các em biết đặt dấu chấm hỏi, dấu chấm than trong đoạn văn.
PP: Thảo luận, thực hành.
. Bài tập 3:
- Gv mời hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv chia lớp thành 4 nhóm.
- Gv yêu cầu Hs thảo luận theo nhóm.
- Gv yêu cầu các nhóm dán kết quả lên bảng.
- Gv nhận xét chốt lới giải đúng.
Ai (cái gì, con gì) thế nào?
Anh Kim Đồng nhanh trí và dũng cảm.
Những hạt sương sớm long lanh như những bóng đèn pha lê.
Chợ hoa đông mịt người.
Hs đọc yêu cầu của đề bài.
Hs đọc bài thơ Vẽ quê hương.
Hs lắng nghe.
Có đặc điểm chung là: xanh.
Xanh mát.
Cả lớp làm vào VBT.
2 Hs lên bảng thi làm bài.
Hs nhận xét.
Hs đứng lên phát biểu.
Hs chữa bài đúng vào VBT.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs lắng nghe.
Hs đọc câu a).
So sánh tiếng suối với tiếng hát.
Đặc điểm trong : Tiếng suối trong như tiếng hát xa.
Hs làm bài vào VBT.
Hai Hs lên bảng làm bài.
Hs chữa bài vào VBT.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs thảo luận theo nhóm.
Đại diện các nhóm lên bảng dán kết quả của nhóm mình.
Hs nhận xét.
Hs sửa bài vào VBT.
Tổng kết – dặn dò.
Về tập làm lại bài:
Chuẩn bị : Ôn từ về các dân tộc. Luyện tập về so sánh.
Nhận xét tiết học.
Thứ , ngày tháng năm
Chính tả
Nghe – viết : Nhớ Việt Bắc.
I/ Mục tiêu:
a) Kiến thức: Nghe - viết chính xác, trình bày đúng thể thơ lục bát 10 dòng đầu của bài của bài “ Nhớ Việt Bắc”.
b) Kỹ năng: Làm đúng các bài tập những tiếng có âm vần dễ lẫn: au/âu hay âm đầu (l/n), âm giữavần (i/iê).
c) Thái độ: Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Bảng lớpï viết BT2.
Bảng phụ viết BT3.
* HS: VBT, bút.
II/ Các hoạt động:
1) Khởi động: Hát.
2) Bài cũ: “ Người liên lạc nhỏ”.
Gv mời 3 Hs lên bảng viết các từ : thứ bảy, giày dép, dạy học, kiếm tìm, niên học.
Gv và cả lớp nhận xét.
3) Giới thiệu và nêu vấn đề.
Giới thiệu bài + ghi tựa.
4) Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs chuẩn bị.
- Mục tiêu: Giúp Hs nghe và viết đúng bài vào vở.
PP: Hỏi đáp, phân tích, thực hành.
Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị.
Gv đọc một lần đoạn thơ viết của bài Nhớ Việt Bắc.
Gv mời 1 HS đọc thuộc lòng lại hai khổ thơ.
Gv hướng dẫn Hs nắm nội dung và cách trình bày bài thơ.
+ Bài chính tả có mấy câu thơ?
+ Đây là thơ gì?
+ Cách trình bày các câu thơ?
+ Những chữ nào trong bài chính tả viết hoa?
Gv hướng dẫn các em viết ra nháp những từ dễ viết sai:
Gv đọc cho viết bài vào vở.
- Gv cho Hs ghi đầu bài, nhắc nhở cách trình bày.
- Gv yêu cầu Hs gấp SGK và viết bài.
- Gv đọc từng câu , cụm từ, từ.
Gv chấm chữa bài.
- Gv yêu cầu Hs tự chữ lỗi bằng bút chì.
- Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài).
- Gv nhận xét bài viết của Hs.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập.
- Mục tiêu: Giúp Hs làm đúng bài tập trong VBT
PP: Kiểm tra, đánh giá, thực hành, trò chơi.
+ Bài tập 2:
- Gv cho 1 Hs nêu yêu cầu của đề bài.
- Gv yêu cầu Hs cả lớp làm vào VBT.
- Gv mời 2 Hs lên bảng làm.
- Gv nhận xét, chốt lời giải đúng:
Hoa mẫu đơn – mưa mau hạt.
Lá trầu – đàn trâu.
Sáu điểm – quả sấu.
+ Bài tập 3:
- Gv mời Hs đọc yêu cầu của đề bài.
- Gv yêu cầu Hs suy nghĩ tự làm vào vở.
- GV chia bảng lớp làm 3 phần, cho 3 nhóm chơi trò tiếp sức.
- Gv nhận xét, chốt lại:
Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.
Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa.
Chim có tổ, người có tông.
Tiên học lễ, hậu học văn.
Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
Hs lắng nghe.
Một Hs đọc lại.
Có 5 câu – 10 dòng thơ..
Thơ 6 – 8 còn gọi là thơ lục bát..
Câu 6 viết cách lề vở 2 ô, câu 8 viết cách lề vở 1 ô.
Các chữ đầu dòng, danh từ riêng Việt Bắc.
Hs viết ra nháp.
Học sinh nêu tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở.
Học sinh viết bài vào vở.
Học sinh soát lại bài.
Hs tự chữa bài.
1 Hs đọc. Cả lớp đọc thầm theo.
Cả lớp làm vào VBT.
Hai Hs lên bảng làm.
Hs nhận xét.
Hs đọc lại kết quả theo lời giải đúng.
Cả lớp chữa bài vào VBT.
Hs đọc yêu cầu của đề bài.
Hs suy nghĩ làm bài vào vở.
Ba nhóm Hs chơi trò chơi.
Hs nhận xét.
5 Hs đọc lại các câu hoàn chỉnh.
Hs sửa bài vào VBT.
5. Tổng kết – dặn dò.
Về xem và tập viết lại từ khó.
Những Hs viết chưa đạt về nhà viết lại.
Nhận xét tiết học.
Thứ , ngày tháng năm
Tập làm văn
Nghe kể: Tôi cũng như bác. Giới thiệu hoạt động.
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs
- Hs biết nghe vàkể lại đúng, tự nhiên truyện vui Tôi cũng như bác.
- Biết giới thiệu một cách mạnh dạn tự tin với đoàn khách đến thăm lớp về các bạn trong tổ và hoạt động của các bạn trong tháng vừa qua.
Kỹ năng:
- HS kể chuyện mạnh dạng, tự nhiên.
- Biết giới thiệu với mọi người về hoạt động của mình, của lớp.
Thái độ:
- Giáo dục Hs biết rèn chữ, giữ vở.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Tranh minh họa truyện vui Tôi cũng như bác
Bảng lớp viết gợi ý kể lại chuyện vui.
Bảng lớp viết các gợi ý của BT2.
* HS: VBT, bút.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Viết thư.
- Gv gọi 3 Hs đọc lá thư của mình viết ở tiết trước.
- Gv nhận xét bài cũ.
Giới thiệu và nêu vấn đề.
Giới thiệu bài + ghi tựa.
Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs phân tích đề bài.
- Mục tiêu: Giúp cho Hs nhớ và kể lại đúng câu chuyện.
PP: Quan sát, thực hành.
+ Bài tập 1:
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của bài .
- Gv cho cả lớp quan sát tranh minh họa và đọc lại 3 câu hỏi gợi ý.
- Gv kể chuyện lần 1. Sau đó hỏi:
+ Câu chuyện này xảy ra ở đâu?
+ Trong câu chuyện có mấy nhân vật?
+ Vì sao nhà văn không đọc được bảng thông báo?
+ Ông nói gì với người đứng bên cạnh?
+ Người đó trả lời ra sao?
+ Câu trả lời có gì đánh buồn cười.
- Gv kể tiếp lần 2:
- Hs nhìn gợi ý trên bảng thi kể chuyện.
- Gv nhận xét.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs viết thư.
Mục tiêu: Giúp các em biết giới thiệu về tổ của mình, hoạt động của tổ trong mấy tháng vừa qua.
PP: Hỏi đáp, giảng giải, thực hành
+ Bài tập 2:
- Gv mời Hs đọc yêu cầu của bài.
- Gv chỉ bảng lớp đã viết các gợi ý:
+ Khi nói các em phải dựa vào các ý, a, b, a trong SGK.
+ Nói năng lịch sự, lễ phép, có lời kết.
+ Giới thiệu một cách mạnh dạng tự tin.
- Gv mời 1 Hs làm mẫu
- Gv cho các em trong tổ tiếp nối nhau đóng vai người giới thiệu.
- Gv nhận xét cách giới thiệu từng tổ.
1 Hs đọc yêu cầu của bài.
Hs quan sát tranh minh họa.
Hs lắng nghe.
Ở nhà ga.
Hai nhân vật: nhàvăn già và người đứng bên cạnh.
Vì ông quên không mang theo kính.
“ Phiền bác đọc giúp tôi tờ báo này với !”.
“ Xin lỗi ! Tôi cũng như bác thôi, vì lúc bé không đựơc học nên bây giờ đành chụi mù chữ”.
Hs thi kể chuyện.
Hs nhận xét.
Hs đọc yêu cầu của bài.
Hs lắng nghe.
Một Hs đứng lên làm mẫu.
Hs làm việc theo tổ.
Đại diện các tổ thi giới thiệu về tổ mình trước lớp.
Hs cả lớp nhận xét.
5 Tổng kết – dặn dò.
Về nhà tập kể lại chuyện.
Chuẩn bị bài: Nghe kể: Giấu cày. Giới thiệu về tổ em.
Nhận xét tiết học.
File đính kèm:
- tieng viet tuan 14.doc