A.TẬP ĐỌC :
1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
- Đọc trôi chảy toàn bài .
Đọc đúng các từ ngữ : bình tĩnh , xin sữa , đuổi đi , bật cười.
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm , dấu phẩy , giữa các cụm từ .
- Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật
2.Rèn kĩ năng đọc hiểu :
- Đọc thầm nhanh hơn lớp hai .Hiểu nghĩa các từ ngữ khó được chú giải cuối bài .
- Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện (Ca ngợi sự thông minh ,tài trí của cậu bé )
B.KỂ CHUYỆN :
1.Rèn kĩ năng nói :
- Dựa vào trí nhớ và tranh , kể lại được từng đoạn củøa câu chuyện .
- Biết phối hợp lời kể với điệu bộ ,nét mặt của từng nhân vật :
Biết thay đổi giọng kể cho
phù hợp với nội dung câu chuyện .
2.Rèn kĩ năng nghe : Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện . Biết nhận xét , đánh giá lời kể chuyện của bạn
23 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2249 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tiếng Việt Lớp 3 Tuần 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lí thuyết để tính kết quả .
- Đặt tính rồi tính
- Vài học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào bảng con .
- Thực hiện tính cộng
- Thực hiện tính từ phải sang trái
- Học sinh đọc đề bài .
- 1 học sinh lên bảng làm bài , học sinh cả lớp làm bài vào vở .
LUYỆN TỪ VÀ CÂU(Tiết 1)
ÔN VỀ TỪ CHỈ SỰ VẬT. SO SÁNH
I.Mục đích yêu cầu:
Ôn về các từ chỉ sự vật , từ so sánh .
Bước đầu làm quen với biện pháp tu từ : So sánh
II.Chuẩn bị:
1.Giáo viên :
- Bảng phụ viết sẵn khổ thơ nêu trong sách củabài tập 1.
- BaÛng lớp viết sẵn các câu văn, câu thơ trong sách củabài tập 2.
- Tranh ( ảnh) minh hoạ cảnh biển xanh bình yên,một chiếc vòng ngọc thạch giúp học sinh hiểu câu văn trong sách của bài tập 2b.
-Tranh minh hoạ một cánh diều như dấu á.
III. Hoạt động lên lớp:
1.Khởi động: Hát bài hát
2.Kiểm tra bài cũ: Giáo viên nói về tác dụng của tiết luyện từ và câu –Tiết học sẽ giúp các em mở rộng vốn từ, biết cách dùng từ, biết nói thành câu gãy gọn .
3.Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Giới thiệu bài :
Hoạt động 1 : Tìm từ ngữ chỉ sự vật .
(Phương pháp trực quan,đàm thoại, giảng giải)
a)Bài tập 1 :
- Giáo viên mời một học sinh lên bảng làm bài mẫu : Tìm các từ ngữ chỉ sự vật ở dòng thơ một .
- Giáo viên mời 3 học sinh lên bảng gạch dưới các từ ngữ chỉ sự vật trong khổ thơ .
- Cả lớp và Giáo viên nhận xét , chấm điểm thi đua. Giáo viên chốt lại lời giải đúng .
Tay em đánh răng
Răng trắng hoa nhài
Tay em chải tóc
Tóc ngời ánh mai.
Hoạt động 2 : Tìm những sự vật được so sánh .
( Phương pháp trực quan,quan sát, đàm thoại )
b) Bài tập 2
- Giáo viên mời một học sinh làm mẫu
Nếu học sinh lúng túng , giáo viên có thể gợi học sinh nhớ lại bài tập đọc( câu hỏi 1
- Hai bàn tay củabé được so sánh với gì ?
- Giáo viên mời 3 học sinh lên bảng gạch dưới những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ ,câu văn.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh nhận xét bài làm trên bảng
- Giáo viên chốt lại lời giải đúng :
Câu b) Mặt biển được so sánh với tấm thảm khổng lồ .
Câu c) Cánh diều được so sánh với dấu “á”.
Câu d)Dấu hỏi được so sánh với vành tai nhỏ.
+ Giáo viên kết hợp nêu câu hỏi cho cả lớp suy nghĩ , trả lời để hiểu vì sao các sự vật nói trên được so sánh với nhau .VD:
Câu a) Vì sao hai bàn tay em được so sánh với hoađầu cành ?
Câu b) Vì sao nói mặt biển như một tấm thảm khổng lồ ? Mặt biển và tấm thảm có gì giống nhau ?
- Màu ngọc thạch là màu thế nào ?
+ Giáo viên : Khi gió lặng , không có dông bão, mặt biển phẳng lặng , sáng trong như một tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch .
Câu c) Vì sao Cánh diều được so sánh với dấu “á”
Câu d) Vì sao dấu hỏi được so sánh với vành tai nhỏ ?
+Giáo viên kết luận : Tác giả quan sát rất tài tình nên đã phát hiện ra sự giống nhau giữa các sự vật trong thế giới xung quanh ta.
- Cả lớp chữa bài trong vở .
Hoạt động 3 :Tìm những hình ảnh so sánh .
( Phương pháp trực quan,luyện tập thực hành )
c) Bài tập 3 :
- Giáo viên mời 1 học sinh đọc yêu cầu của bài
- Giáo viên khuyến khích học sinh trong lớp tiếp nối nhau phát biểu tự do
4. Củng cố : - Giáo viên nhận xét tiết học , biểu dương những học sinh học tốt .
5. Dặn dò: - Bài nhà: Yêu cầu học sinh về nhà quan sát các vật xung quanh xem có thể so sánh chúng với những gì .
- Chuẩn bị bài : Mở rộng vốn từ thiếu nhi. Ôn tập câu : Ai – Là gì ?
- Học sinh nghe
- Một học sinh đọc thành tiếng yêu cầu bài .Cả lớp đọc thầm theo .
- Cả lớp làm bài vào vở
- Cả lớp chữa bài trong vở
- Một học sinh đọc thành tiếng yêu cầu của bài .Cả lớp đọc thầm theo .
- Hai bàn tay em được so sánh với hoa đầu cành .
- Cả lớp làm bài vào vở .
- Vì hai bàn tay nhỏ bé , xinh
như một bông hoa .
- Xanh biếc, sáng trong .
- Vì cánh diều hình cong cong , võng xuống ,giống hệt một dấu á
- Vì dấu hỏi cong cong , nở rộng ở phía trên rồi nhỏ dần chẳng khác gì một vành tai.
- Em thích hình ảnh so sánh nào ở vở bài tập 2 ? Vì sao ?
- Học sinh co ùthể phát biểu theo suy nghĩ :
+ Em thích hình ảnh so sánh a vì bàn tay em bé được ví như một bông hoa là rất đúng .
+ Em thích hình ảnh so sánh b ví cảnh biển đẹp và êm như một tấm thảm khổng lồ màu xanh ngọc thạch .
+ Hình ảnh so sánh ở câu c thật hay vì cánh diều giống hệt dấu “á”mà chúng em viết hằng ngày
+ Hình ảnh so sánh ở câu rất bất ngờ : Dấu hỏi được ví với một vành tai nhỏ,
TIẾNG VIỆT
VIẾT CHÍNH TẢ, TỰ CHỌN MỘT ĐOẠN BÀI : CẬU BÉ THÔNG MINH
I. Mục tiêu
- Viết đúng đoạn 1
- Củng cố cho HS cách viết và cách trình bày
II. Đồ dùng
GV : SGK
HS : vở
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1.Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài : Cậu bé thông minh
2. Bài mới
a. HĐ 1 : Chuẩn bị
- GV đọc đoạn viết
- Đoạn viết có mấy câu ?
- Có những dấu gì ?
- Đầu câu viết như thế nào ?
b. HĐ 2 : Viết bài
- GV đọc bài
- GV đọc lại bài viết
c. HĐ3 : Chấm
- GV chấm 5, 7 bài
- Nhận xét bài viết của HS
- 1 HS đọc bài
- HS đọc thầm
- 2 HS đọc lại
- Đoạn viết có 7 câu
- Có dấu chấm, dấu hai châms, dấu gạch đầu dòng
- Viết hoa
+ HS viết bài vào vở
- HS soát lỗi
IV. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà viết lại những tiếng viết sai chính tả
Thứ sáu ngày 26 tháng 8 năm 2011
TẬP LÀM VĂN(Tiết 1)
NÓI VỀ ĐỘI TNTP - ĐIỀN VÀO TỜ GIẤY IN SẴN
I.Mục đích yêu cầu:
1.Kiến thức :- Nắm vững về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
2.Kĩ năng : -Rèn kĩ năng nói: Trình bày được những hiểu biết về tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
- Rèn kĩ năng viết : Biết điền đúng nội dung vào mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách trong nhà trường .
3.Thái độ : - Yêu mến Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
II.Chuẩn bị :
1.Giáo viên : - Mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách ( phô tô phát cho từng học sinh )
2.Học sinh : - Mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách
III.Hoạt động lên lớp :
1.Khởi động: Hát bài hát
2.Kiểm tra bài cũ : Giáo viên nêu yêu cầu và cách học tiết Tập làm văn để củng cố nền nếp học tập cho học sinh .
3.Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Giới thiệu bài :
Hoạt động : Hướng dẫn học sinh làm bài tập
a)Bài tập 1 :
+ Sau đây là một số tư liệu cơ bản và câu hỏi gợi ý :
- Đội TNTP thành lập vào ngày nào ? Ở đâu ?
- Những đội viên đầu tiên của Đội TNTP là ai ? - Đội được mang tên Bác Hồ khi nào ?
- Học sinh có thể nói thêm về huy hiệu Đội, khăn quàng , bài hát , các phòng trào của Đội :
- Giáo viên nên bố trí thời gian thảo luận , trình bày hợp lí để dành thời gian làm bài tập 2 . Học sinh còn có nhiều dịp tìm hiểu , trao đổi về Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh
b)Bài tập 2 :
- Giáo viên giúp học sinh nêu hình thức của mẫu đơn xin cấp thể đọc sách . Gồm nhiều phần :
+ Quốc hiệu và tiêu ngữ (Cộng hòa … Độc lập… )
+Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn
+ Tên đơn
+ Địa chỉ gửi đơn
+ Họ tên , ngày sinh , địa chỉ , lớp , trừơng của người viết đơn
+ Nguyện vọng và lời hứa
+ Tên và địa chỉ của người làm đơn )
4 .Củng cố : Giáo viên nêu nhận xét về tiết học và nhấn mạnh điều mới biết : Ta có thể trình bày nguyện vọng của mình bằng đơn . Yêu cầu học sinh nhớ mẫu đơn , thực hành điền chính xác vào mẫu đơn in sẵn để xin cấp thẻ đọc sách khi tới các thư viện
5 .Dặn dò: - Bài nhà: Học sinh về nhà làm lại mẫu đơn
- Chuẩn bị bài : Viết đơn xin vào Đội TNTP
- Học sinh nghe Giáo viên giới thiệu bài .
- Một hoặc hai học sinh đọc yêu cầu của bài . Cả lớp đọc thầm theo
- Học sinh trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi
- Đại diện nhóm thi nói về tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
- Ý kiến của mỗi học sinh sẽ giúp cả lớp hiểu biết phong phú hơn về tổ chức Đội TNTP .
- Một học sinh đọc yêu cầu của bài .Cả lớp đọc thầm theo
- Học sinh làm bài vào vở hoặc mẫu đơn in sẵn
- Hai hoặc ba học sinh đọc lại bài viết . Cả lớp và Giáo viên nhận xét
TOÁN(Tiết 5)
LUYỆN TẬP
I.Mục đích yêu cầu:
1.Kiến thức :- Củng cố kĩ năng thực hiện tính cộng, trừ các số có 3 chữ số ( Có nhớ một lần sang hàng chục hoặc sang hàng trăm )
2.Kĩ Năng :- Củng cố kĩ năng thực hiện tính cộng, trừ các số có 3 chữ số (Có nhớ một lần )
3.Thái độ : Làm toán nhanh, đúng, chính xác
II.Chuẩn bị :
1.Giáo viên : Sách giáo khoa
2.Học sinh : Sách giáo khoa
III.Hoạt động lên lớp
1.Khởi động : Hát bài hát
2.Kiểm tra bài cũ: Cộng các số có ba chữ số ( Có nhớ một lần )
3.Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Giới thiệu bài : Hôm nay chúng ta lại tiếp tục củng cố thực hiện tính cộng các số có ba chữ số
Hoạt động : Hướng dẫn luyện tập .
( Phương pháp trực quan,đàm thoại , thực hành luyện tập )
Bài 1 :
- Yêu cầu học sinh tự làm bài .
- Yêu cầu từng học sinh vừa lên bảng nêu rõ cách thựchiện phép tính .
- Giáo viên chữa bài và cho điểm học sinh .
Bài 2 : Bài yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Yêu cầu học sinh tự nêu cách đặt tính, thực hiện cách tính rối làm bài .
- Học sinh nhận xét bài làm của bạn
- Giáo viên chữa bài và cho điểm học sinh
- Yêu cầu học sinh giải thích cách làm
- Chữa bài và cho điểm .
Bài 3 :
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài .
- Thùng thứ nhất có bao nhiêu lít dầu
- Thùng thứ hai có bao nhiêu lít dầu
- Số lít dầu của cả hai thùng dầu là bao nhiêu lít ?
- Yêu cầu học sinh làm bài .
- Chữa bài và cho điểm học sinh .
Bài 4 : Yêu cầu học sinh tính nhẩm rồi điền vào kết quả mỗi phép tính
Bài 5 : Yêu cầu học sinh vẽ theo mẫu
4 .Củng cố : - Học sinh nêu lại cách đặt tính và tính
5 .Dặn dò: - Chuẩn bị bài : Trù các số có ba chữ số ( có nhớ một lần ).
- Học sinh nghe Giáo viên giới thiệu bài .
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Vài học sinh lên bảng làm bài (Mỗi học sinh thực hiện 2 con tính) học sinh cả lớp làm bài vào vở .
- Đặt tính và tính
- 4học sinh lên bảng làm bài . Học sinh cả lớp làm bài vào bảng con .
- Học sinh đọc đề bài .
- Thùng thứ nhất có 125 lít dầu
- Thùng thứ hai có 135 lít dầu
- Số lít dầu của cả hai thùng
125 + 135 = 260 ( lít )
- 1 học sinh lên bảng làm, cả lớp làm vào vở .
- Học sinh nối tiếp nhau nhẩm từng phép tính trước lớp .
- Học sinh thực hiện cách ve
File đính kèm:
- Tieng Viet 3 Tuan 1.doc