Giáo án Tiếng Việt lớp 3 - Phần Tập làm văn - Tiết 21: Nói về tri thức nghe kể: Nâng niu từng hạt giống

 I.MỤC TIÊU:

 Rèn kĩ năng nói:

1. Quan sát tranh, nói đúng về những trí thức được vẽ trong tranh và công việc họ đang làm

2. Nghe kể câu chuyện Nâng nui từng hạt giống, nhớ nội dung, kể lại đúng, tự nhiên câu chuyện.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 -Bảng phụ viết các câu hỏi gợi ý kể chuyện.

 -Tranh ảnh minh hoạ trong SGK

 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. KIỂM TRA BÀI CŨ:

 -GV mời 2 HS đọc báo cáo về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua

 -GV nhận xét, cho điểm.

 B. GIỚI THIỆU BÀI MỚI: Trong tiết học này các em sẽ được biết những điều về những người tri thức được vẽ trong tranh để biết rõ thêm về một số nghề lao động trí óc. Các em còn được nghe kể câu chuyện về ông Lương Định Của- một nhà khoa học nổi tiếng ở nước ta.

 

doc2 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1364 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt lớp 3 - Phần Tập làm văn - Tiết 21: Nói về tri thức nghe kể: Nâng niu từng hạt giống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 21 Thứ sáu ngày 28 tháng 1 năm 200 Tập làm văn NÓI VỀ TRI THỨC NGHE KỂ: NÂNG NIU TỪNG HẠT GIỐNG I.MỤC TIÊU: Rèn kĩ năng nói: Quan sát tranh, nói đúng về những trí thức được vẽ trong tranh và công việc họ đang làm Nghe kể câu chuyện Nâng nui từng hạt giống, nhớ nội dung, kể lại đúng, tự nhiên câu chuyện. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Bảng phụ viết các câu hỏi gợi ý kể chuyện. -Tranh ảnh minh hoạ trong SGK III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. KIỂM TRA BÀI CŨ: -GV mời 2 HS đọc báo cáo về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua -GV nhận xét, cho điểm. B. GIỚI THIỆU BÀI MỚI: Trong tiết học này các em sẽ được biết những điều về những người tri thức được vẽ trong tranh để biết rõ thêm về một số nghề lao động trí óc. Các em còn được nghe kể câu chuyện về ông Lương Định Của- một nhà khoa học nổi tiếng ở nước ta. HĐ GIÁO VIÊN HỌC SINH Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1 -GV yêu HS đọc đề bài -Đề bài yêu cầu gì ? -GV mời 1 HS làm mẫu. Bài 2 -GV yêu HS đọc đề bài -Đề bài yêu cầu gì ? -GV kể chuyện lần 1 và hỏi HS: +Viện nghiên cứu nhận được quà gì? +Vì sao ông Lương Định Của không đem gieo ngay cả mười hạt giống ? +Ông lương Định Của đã làm gì để bảo vệ giống lúa? -GV kể chuyện lần 2 Nội dung truyện: Ông Lương Định Của là một nhà khoa học có công tạo ra nhiều giống lúa mới. Có lần, một người bạn nước ngoài gửi cho viện nghiên cứu của ông mười hạt thóc giống quý. Giữa lúc ấy, trời rét đậm. Ông Của bảo: “ Không thể để những hạt giống quý này nảy mầm rồi chết vì rét”. Ông chia mười hạt thóc giống làm hai phần. Năm hạt đem gieo trong phòng thí nghiệm, năm hạt kia ông ngâm nước ấm, gói vào khăn, tối tối ủ trong người, trùm chăn ngủ để hơi ấm của cơ thể làm cho thóc nảy mầm. Sau đợt rét kéo dài, chỉ có năm hạt thóc ông Của ủ trong người là giữ được mầm xanh. -1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm. - Quan sát tranh và nói rõ những người trong tranh là ai? Họ đang làm việc gì? -VD: Người trí thức trong tranh thứ nhất là một bác sĩ. Bác sĩ đang khám bệnh cho một cậu bé. Cậu bé nằm trên giường, đắp chăn. Chắc cậu đang bị sốt. Bác sĩ xem nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ của em. -HS quan sát 4 tranh, trao đổi ý kiến theo nhóm nhỏ. -Đại diện các nhóm thi trình bày. -Cả lớp theo dõi, nhận xét. - 1HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm. -Nghe và kể lại câu chuyện Nâng niu từng hạt giống. -Mười hạt giống quý. -Vì lúc ấy trời rất rét. Nếu đem gieo những hạt giống nảy mầm rồi sẽ chết rét. -Ông chia mười hạt thóc giống làm hai phần. Năm hạt đem gieo trong phòng thí nghiệm, năm hạt kia ông ngâm nước ấm, gói vào khăn, tối tối ủ trong người, trùm chăn ngủ để hơi ấm của cơ thể làm cho thóc nảy mầm. -HS nghe để nắm vững hơn nội dung câu chuyện. -HS tập kể câu chuyện theo nhóm2 người kể nhỏ để không ảnh hưởng đến nhóm khác -Một số em thi kể trước lớp. Cả lớp bình chọn những HS kể hay nhất. I IV CỦNG CỐ –DẶN DÒ -Ti - Tiết TLV hôm nay các em được học nội dung gì? -1 - 2 HS kể lại câu chuyện Nâng niu từng hạt giống. -GV nhận xét tiết học; nhắc HS về nhà kể lại câu chuyện trên cho người thân nghe.

File đính kèm:

  • doc21.doc
Giáo án liên quan