I MỤC TIÊU:
1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Chú ý các từ : làm mật, yêu nước, thân lúa, núi cao, nhân gian.
- Nghỉ hơi đúng giữa các dòng thơ; nghỉ hơi sau mỗi khổ thơ dài hơn sau mỗi dòng thơ.Biết đọc bài thơ với giọng tình cảm, thiết tha.
2.Rèn kỹ năng đọc –hiểu :
- Nắm được nghĩa các từ ngữ trong bài (đồng chí, nhân gian, bồi)
- Hiểu điều bài thơ muốn nói với em: Con người sống giữa cộng đồng phải yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí
3.Học thuộc lòng bài thơ.
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa.
III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
4 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1019 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt lớp 3 - Phần Tập dọc - Tiết 23: Tiếng ru, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 23 Thứ ba ngày 26 tháng 10 năm 2004
Tập đọc
TIẾNG RU
I MỤC TIÊU:
1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Chú ý các từ : làm mật, yêu nước, thân lúa, núi cao, nhân gian.
- Nghỉ hơi đúng giữa các dòng thơ; nghỉ hơi sau mỗi khổ thơ dài hơn sau mỗi dòng thơ.Biết đọc bài thơ với giọng tình cảm, thiết tha.
2.Rèn kỹ năng đọc –hiểu :
- Nắm được nghĩa các từ ngữ trong bài (đồng chí, nhân gian, bồi)
- Hiểu điều bài thơ muốn nói với em: Con người sống giữa cộng đồng phải yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí
3.Học thuộc lòng bài thơ.
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa.
III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
- 2 HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện Các em nhỏ và cụ già và trả lời các câu hỏi về nội dung bài
- GV nhận xét, cho điểm.
B. GIỚI THIỆU BÀI MỚI:
Bài thơ Tiếng ru mà các em được học hôm nay sẽ tiếp tục nói với các em về mối quan hệ giữa người với người trong cộng đồng
H
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1
2
3
Luyện đọc
- GV đọc mẫu toàn bài thơ giọng thiết tha, tình cảm
-GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
+ Đọc từng dòng thơ
+ Đọc từng khổ thơ trước lớp
+ Đọc từng khổ thơ trong nhóm
+ Thi đọc giữa các nhóm
+ Đọc đồng thanh
Hướng dẫn tìm hiểu bài
- GV chốt lại câu trả lời đúng
-GV chốt: Bài thơ khuyên con người sống giữa cộng đồng phải yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí.
Học thuộc lòng bài thơ
-GV hướng dẫn HS thuộc lòng tại lớp từng khổ thơ rồi cả bài thơ: xoá dần các từ, cụm từ, chỉ giữ lại các từ đầu dòng thơ, sau đó là mỗi chữ đầu của mỗi khổ thơ.
-GV nhận xét, tuyên dương những cá nhân đọc thuộc, hay
-HS kết hợp đọc thầm
-HS nối tiếp nhau đọc 2 dòng thơ .
-HS nối tiếp nhau đọc 3 khổ thơ , ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, nghỉ hơi giữa các dòng thơ ngắn hơn, nghỉ hơi kết thúc khổ thơ.
- -HS đọc các từ được chú giải cuối bài.
-Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc từng khổ thơ
-Cá nhân các nhóm thi đọc với nhau
-Các nhóm đọc từng khổ thơ
-Các nhóm thảo luận trao đổi về nội dung bài.
-1 HS đọc câu hỏi , các HS khác trả lời
1. Con ong, con cá, con chim yêu những gì? Vì sao?
( + Con ong yêu hoa vì hoa có mật giúp ong làm mật.
+Con cá yêu nước vì có nước cá mới bơi lội được, mới sống được. Không có nước, cá sẽ chết,
+Con chim yêu trời vì có bầu trời cao rộng, chim mới thả sức tung cánh hót ca, bay lượn.
2. Hãy nêu cách hiểu của em về mỗi câu thơ trong khổ thơ 2?
(VD: Một thân lúa chín chẳng nên mùa vàng.
Có thể hiểu là:Một thân lúa chín không làm nên mùa lúa chín/ Nhiều thân lúa chín mới làm nên mùa lúa chín/ Vô vàn thân lúa chín mới làm nên mùa lúa chín.)
3.Vì sao núi không chê đất thấp, biển không chê sông nhỏ?(Núi không chê đất thấp vì núi nhờ có đất bồi mà cao. Biển không chê sông nhỏ vì biển nhờ có nước của muôn dòng sông mà đầy.)
4. Câu lục bát nào trong khổ thơ 1 nói lên ý chính của bài? ( Con người muốn sống con ơi/ phải yêu đồng chí yêu người anh em.)
-HS thi đọc thuộc bài thơ dưới hình thức đọc tiếp sức : 2 dòng thơ; cả khổ thơ, cả bài thơ.
-Cả lớp theo dõi, nhận xét những HS đọc thuộc,hay.
IV
CỦNG CỐ –DẶN DÒ
-Bài thơ cho em biết điều gì?
-GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL cả bài thơ ; đọc thuộc lòng cho người thân nghe.
-GV nhận xét tiết học.
File đính kèm:
- 23.doc