I. MỤC TIÊU:
1. Mở rộng vốn từ về các dân tộc: biết thêm tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta; điền đúng từ ngữ thích hợpvào chỗ trống.
2. Tiếp tục học về phép so sánh: đặt được câu có hình ảnh so sánh.
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phiếu bài tập để HS làm bài tập 1
III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- 2 HS nối làm miệng bài tập 2,3 của tiết trước.
-GV nhận xét, cho điểm.
B. GIỚI THIỆU BÀI MỚI: Trong tiết LTVC hôm nay các em sẽ được mở rộng vốn từ về các dân tộc, biết thêm tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta. Tiếp tục học về phép so sánh, đặt được câu có hình ảnh so sánh.
2 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1770 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt lớp 3 - Phần Luyện từ và câu - Tiết 15: Mở rộng vốn từ: Các dân tộc anh em luyện đặt câu có hình ảnh so sánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 15 Thứ tư ngày 15 tháng 12 năm 2008
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÁC DÂN TỘC ANH EM
LUYỆN ĐẶT CÂU CÓ HÌNH ẢNH SO SÁNH
I. MỤC TIÊU:
1. Mở rộng vốn từ về các dân tộc: biết thêm tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta; điền đúng từ ngữ thích hợpvào chỗ trống.
2. Tiếp tục học về phép so sánh: đặt được câu có hình ảnh so sánh.
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phiếu bài tập để HS làm bài tập 1
III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- 2 HS nối làm miệng bài tập 2,3 của tiết trước.
-GV nhận xét, cho điểm.
B. GIỚI THIỆU BÀI MỚI: Trong tiết LTVC hôm nay các em sẽ được mở rộng vốn từ về các dân tộc, biết thêm tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta. Tiếp tục học về phép so sánh, đặt được câu có hình ảnh so sánh.
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1
-GV yêu cầu HS đọc đề bài.
-Đề bài yêu cầu gì ?
-GV phát phiếu học tập cho HS.
-GV theo dõi, tuyên dương những HS làm bài đúng.
Bài 2
-GV yêu cầu HS đọc đề bài
-Đề bài yêu cầu gì?
-GV hướng dẫn HS chọn từ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống.
-Yêu cầu HS làm bài vào vở.
-GV theo dõi, tuyên dương những HS làm bài đúng.
Bài 3
-GV yêu cầu HS đọc đề bài.
-Đề bài yêu cầu gì ?
-GV yêu cầu HS làm bài vào vở.
-GV theo dõi, nhận xét , tuyên dương
khen ngợi những HS biết viết câu văn có hình ảnh so sánh.
Bài 4
-GV yêu cầu HS đọc đề bài.
-Đề bài yêu cầu gì ?
-GV yêu cầu HS làm miệng. GV theo dõi, nhận xét.
-1 HS đọc yêu cầu , cả lớp đọc thầm
-Kể tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta mà em biết.
-HS nhận phiếu học tập và điền vào phiếu theo yêu cầu của bài. Sau đó một số em đọc bài làm của mình, cả lớp theo dõi, nhận xét.
Các dân tộc thiểu số ở phía Bắc
Tày, Nùng, Thái, Mường,Dao,Hmông,
Các dân tộc thiểu số ở miền Trung
Vân Kiều, Cơ-ho, Khơ –mú, Ê-đê, Ba-na, Gia-rai,
Các dân tộc thiểu số ở miền Nam
Khơ-me, Xtiêng
-1 HS đọc đề, cả lớp đọc thầm.
-Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống.
-HS làm bài vào vở, 1 em làm trên bảng lớp. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
a.Đồng bào miền núi thường trồng trên những thửa ruộng bậc thang.
b.Những ngày lễ hội, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thường tập trung bên nhà rông để múa hát.
c.Để tránh thú dữ, nhiều dân tộc miền núi thường làm nhà sàn để ở.
d.Truyện Hũ bạc của người cha là truyện cổ của dân tộc Chăm.
.
-1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
-Quan sát tranh và viết những câu có hình ảnh so sánh các sự vật trong tranh.
-HS làm bài vào vở, một số em đọc bài làm của mình.Cả lớp theo dõi, nhận xét.
Tranh 1:Trăng được so với quả bóng tròn.
Tranh 2:Nụ cười của cô bé được so vớí bông hoa
Tranh 3:Ngọn đèn được so với ngôi sao.
Tranh 4:Hình dáng của nước ta được so với chữ S.
-1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
-Tìm từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống
-HS nối tiếp nhau trình bày bài của mình, cả lớp theo dõi, nhận xét.
a. Công cha nghĩa mẹ được so sánh như núi Thái Sơn, như nước trong nguồn chảy ra.
b. Trời mưa, đường trơn như đổ mỡ.
c. Ở thành phố có nhiều toà nhà cao như núi.
-
I V.
CỦNG CỐ –DẶN DÒ
- Các em vừa học những nội dung gì ?
-GV nhận xét tiết học :nhắc HS về nhà xem lại các bài tập 3 và 4 để ghi nhớ các hình ảnh so sánh đẹp.
File đính kèm:
- 15.doc