I. MỤC TIÊU
1.Rèn kĩ năng viết chính tả
-Nghe – viết trình bày đúng đoạn văn trong bài Nhớ laị buổi đầu đi học.Biết viết hoa các chữ đầu dòng, đầu câu; ghi đúng các dấu câu.
-Phân biệt được cặp vần khó eo/ oeo ; phân biệt cách viết một số tiếng có âm đầu hoặc thanh dễ lẫn : s/x, ươn/ương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Bút dạ, giấy khổ to cho các nhóm làm bài tập 3
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
-GV đọc cho 2 HS viết trên bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con các từ ngữ sau: khoeo chân, đèn sáng, xanh xao, giếng sâu, lẻo khoẻo.
B. GIỚI THIỆU BÀI MỚI:
Tiết chính tả hôm nay các em sẽ viết đoạn văn trong bài Nhớ laị buổi đầu đi học. Phân biệt được cặp vần khó eo/ oeo và cách viết một số tiếng có âm đầu hoặc thanh dễ lẫn : s/x, ươn/ương.
2 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1433 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt lớp 3 - Phần Chính tả - Tiết 12: Nhớ lại buổi đầu đi học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 12
Chính tả
NHỚ LẠI BUỔI ĐẦU ĐI HỌC
I. MỤC TIÊU
1.Rèn kĩ năng viết chính tả
-Nghe – viết trình bày đúng đoạn văn trong bài Nhớ laị buổi đầu đi học.Biết viết hoa các chữ đầu dòng, đầu câu; ghi đúng các dấu câu.
-Phân biệt được cặp vần khó eo/ oeo ; phân biệt cách viết một số tiếng có âm đầu hoặc thanh dễ lẫn : s/x, ươn/ương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Bút dạ, giấy khổ to cho các nhóm làm bài tập 3
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
-GV đọc cho 2 HS viết trên bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con các từ ngữ sau: khoeo chân, đèn sáng, xanh xao, giếng sâu, lẻo khoẻo.
B. GIỚI THIỆU BÀI MỚI:
Tiết chính tả hôm nay các em sẽ viết đoạn văn trong bài Nhớ laị buổi đầu đi học. Phân biệt được cặp vần khó eo/ oeo và cách viết một số tiếng có âm đầu hoặc thanh dễ lẫn : s/x, ươn/ương.
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1
2
Hướng dẫn nghe viết
-GV đọc bài viết.
-Đoạn viết này cho em biết điều gì?
-Những chữ nào trong đoạn văn được viết hoa?
-Hướng dẫn HS viết bảng con các từ dễ viết sai: bỡ ngỡ, nép, quãng trời, ngập ngừng.
-Nêu cách trình bày bài viết ?
-Nêu tư thế khi viết bài ?
-GV nhắc HS ngồi ngay ngắn , viết nắn nót.
-GV đọc từng câu.
-GV đọc lại bài
-GV thống kê lỗi lên bảng.
-Thu khoảng 7 vở chấm và nhận xét
Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc đề
- Đề bài yêu cầu gì ?
-GV theo dõi, nhận xét. Tuyên dương những HS làm bài đúng.
Bài 3
-GV chọn cho HS làm phần a
-GV yêu cầu HS đọc đề
-Đề bài yêu cầu gì ?
-GV phát cho các nhóm giấy khổ lớn để làm bài.
- GV theo dõi, nhận xét. Tuyên dương những nhóm HS làm bài đúng.
-2 HS đọc lại.
-Sự bỡ ngỡ, rụt rè của đám học trò mới trong ngày tựu trường.
-Các chữ đầu dòng, đầu câu.
-HS viết bảng con các từ GV vừa hướng dẫn.
-Viết đề bài ở giữa trang vở, chữ đầu tiên lùi vào hai ô từ lề đỏ.
-Ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, mắt cách quyển vở từ 25- 30 cm. Vở để hơi nghiêng so với mặt bàn.Viết nắn nót từng chữ.
-HS thực hiện.
-HS nghe đọc và viết bài vào vở.
-HS soát lỗi.
-HS báo lỗi
Nhớ lại buổi đầu đi học
Cũng như tôi, mấy học trò mới thấy bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.
- 1 HS đọc đề , cả lớp đọc thầm.
- Điền vào chỗ trống eo hay oeo.
-1 HS làm trên bảng lớp , cả lớp làm vào bảng con. Một số em đọc bài của mình. Cả lớp theo dõi , nhận xét.
VD: Nhà nghèo, đường ngoằn ngoèo, cười ngặt nghoẽo, ngoẹo đầu.
-HS đọc đề, cả lớp đọc thầm.
-Tìm từ chứa tiếng có s hoặc x.
-Các nhóm nhận giấy khổ lớn, thảo luận và điền kết quả. Đại diện nhóm treo bảng và trình bày bài làm của nhóm.Các nhóm theo dõi và nhận xét.
a. Chứa tiếng có s hoặc x có nghĩa như sau:
-Cùng nghĩa với chăm chỉ: siêng năng
-Trái nghĩa với gần: xa
-Nước chảy rất mạnh và nhanh: xiết
IV. CỦNG CỐ –DẶN DÒ
- Vừa viết chính tả bài gì ?
- Nêu cách trình bày bài chính tả dưới dạng bài thơ bốn chữ ?
- Nêu tư thế khi ngồi viết chính tả?
- GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những HS viết chính tả đúng.
File đính kèm:
- 12.doc