Tập đọc: (tiết 15) KÌ DIỆU RỪNG XANH
(Nguyễn Phan Hách)
I/MỤC TIÊU: 1. Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả nhẹ nhàng, cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.
2. Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng.
II/CHUẨN BỊ: Ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK.
Tranh, ảnh về vẻ đẹp của rừng; ảnh những cây nấm rừng, những muôn thú có tên trong bài : vượn bạc má, chồn sóc, hoẵng (mang).
III/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
8 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 508 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt 5 - Trường TH Lê Dật - Tuần 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lên bảng làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nhận xét bạn làm đúng / sai.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc từng câu thơ.
Bài 4- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
-Yêu cầu HS quan sát tranh để gọi tên từng loài chim trong tranh.
- Quan sát, tự làm bài, ghi câu trả lời vào vở.
- Gọi HS phát biểu.
- chim yểng, chim hải yến, chim đỗ quyên.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Gọi HS nêu những hiểu biết về các loài chim trong tranh. Nếu HS nói chưa rõ, GV có thể giới thiệu.
C. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ghi nhớ cách đánh dấu thanh.
Luyện từ và câu: LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA
I. MỤC TIÊU:
- Phân biệt được từ nhiều nghĩa với từ đồng âm.
- Hiểu nghĩa của các từ nhiều nghĩa (nghĩa gốc, nghĩa chuyển) và mối quan hệ giữa chúng.
- Đặt câu để phân biệt nghĩa của từ nhiều nghĩa là tính từ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bài tập 1, 2 viết sẵn vào bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 3, 4.
- 2 HS thực hiện yêu cầu.
- Hỏi: Thế nào là từ đồng âm, đồng nghĩa? Cho ví dụ.
- HS đứng tại chỗ trả lời.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
- HS nhận xét.
B. Dạy - học bài mới
1. Giới thiệu bài: Mục đích, y/cầu tiết học.
- Lắng nghe..
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1:- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng.
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm đôi.
-Trao đổi, thảo luận trong nhóm để hoàn thành bài.
- GV đánh dấu số thứ tự của từng từ in đậm trong mỗi câu, sau đó yêu cầu HS nêu nghĩa của từng từ: a. Chín ; b. Đường ; c. Vạt.
- 3 HS tiếp nối nhau phát biểu.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 2- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận, tìm nghĩa của từng từ xuân.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận để hoàn thành bài.
- GV đánh dấu thứ tự vào từng từ xuân trong bài, sau đó yêu cầu HS giải nghĩa từng từ.
- 3 HS nối tiếp nhau phát biểu về nghĩa của từng từ xuân.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 3- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- 3 HS lên bảng, mỗi HS làm một phần. HS dưới lớp đặt câu vào vở.
- Gọi HS nhận xét câu bạn đặt trên bảng.
- Nêu ý kiến bạn làm đúng/sai. Nếu sai thì nêu câu của mình.
- Gọi HS dưới lớp đọc câu mình đặt. GV sửa lỗi diễn đạt, từng từ cho từng HS.
3. Củng cố - dặn dò
- Hỏi: Em có nhận xét gì về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa?
- Tiếp nối nhau đọc câu mình đặt.
- HS nêu:
+ Từ nhiều nghĩa có 1 nghĩa gốc và nhiều nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.
+ Từ đồng âm là những từ giống nhau hoàn toàn về âm nhưng khác nhau về nghĩa.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ghi nhớ các kiến thức đã ôn tập và chuẩn bị bài sau.
Kể chuyện: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU:
- HS kể lại tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc có nội dung nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện các bạn kể.
- Nghe và biết nhận xét, đánh giá lời kể, ý nghĩa câu chuyện bạn vừa kể.
- Rèn thói ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên,
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng lớp viết sẵn đề bài.
- HS và GV chuẩn bị các truyện về quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau kể lại truyện Cây cỏ nước Nam.
- Cả lớp nghe và nhận xét.
- Nêu ý nghĩa của truyện.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
- 1 HS nêu ý nghĩa truyện.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- HS giới thiệu những truyện mình đã định kể.
- 3 đến 5 HS giới thiệu.
- Giới thiệu bài: Nêu mục đích, y/cầu tiết học.
2. Hướng dẫn kể chuyện
a. Tìm hiểu đề bài
- Gọi HS đọc đề bài, GV dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: được nghe, được đọc, giữa con người với thiên nhiên.
- 2 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc phần Gợi ý.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc phần Gợi ý.
- GV yêu cầu: Em hãy giới thiệu những câu chuyện mà em sẽ kể cho các bạn nghe. (tên, nội dung, đọc ở đâu)
- Tiếp nối nhau giới thiệu.
* GV động viên HS: Câu chuyện các em vừa giới thiệu rất hay, có ý nghĩa sâu sắc. Các em hãy kể lại nội dung truyện cho các bạn nghe. Những câu chuyện ngoài SGK sẽ được cộng thêm 1 điểm.
b. Kể trong nhóm
- Mỗi nhóm 4 HS.
- 4 HS cùng kể, trao đổi về ý nghĩa.
- GV đi giúp đỡ từng nhóm.
- Gợi ý cho HS các câu hỏi để trao đổi về nội dung truyện:
c. Thi kể và trao đổi về ý nghĩa của truyện.
- Tổ chức cho HS thi kể trước lớp.
- 5 đến 9 HS thi kể trước lớp,
- Gọi HS nhận xét từng bạn kể theo các tiêu chí đã nêu từ tiết trước.
- Nhận xét bạn kể và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, cho điểm HS kể chuyện và HS có câu hỏi cho bạn.
C. Củng cố - dặn dò
- Hỏi: Con người cần làm gì để thiên nhiên mãi tươi đẹp?
- Tiếp nối nhau phát biểu
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện mà các bạn kể cho người thân nghe hoặc mượn bạn truyện để đọc và chuẩn bị một câu chuyện về một lần đi thăm cảnh đẹp của mình.
Thứ năm ngày 16 tháng 10 năm 2008
Tập đọc (tiết 16): TRƯỚC CỔNG TRỜI
(Nguyễn Đình Ảnh)
I/MỤC TIÊU: 1. Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ.Biết đọc diễn cảm thể hiện niềm xúc động của tác giả trước vẻ đẹp vừa hoang sơ, thơ mộng, vừa ấm cúng, thân thương của bức tranh vùng cao.
2. Hiểu nội dung bài thơ : Ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống trên miền núi cao - nơi có thiên nhiên thơ mộng, khoáng đạt, trong lành cùng những con người chịu thương chịu khó, hăng say lao động làm đẹp cho quê hương.
3. Thuộc lòng một số câu thơ.
II/CHUẨN BỊ: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.Tranh, ảnh sưu tầm được về khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống của người vùng cao (nếu có).
III/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Bài cũ: Kì diệu rừng xanh.
B. Bài mới: Trước cổng trời
B1: Đọc toàn bài. Giọng sâu lắng, ngân nga, nhấn giọng từ : ngút ngát, ngân nga, ngút ngàn....
HS khá, giỏi đọc.
B2: Hướng dẫn đọc đoạn nối tiếp.
GV chia đoạn : 3 đoạn. Nhóm 3 HS đọc nối tiếp.
Luyện đọc từ khó : vách đá, khoảng trời, ngút ngát, suối, sương giá... Kết hợp đọc chú giải.
B3: Đọc theo cặp.
B4: GV đọc diễn cảm toàn bài.
Đoạn 1 : 4 dòng đầu.
Hỏi: Vì sao người ta gọi là "cổng trời" ?
uGiới thiệu cổng trời.
Đoạn 2 : Khổ thơ 2.
Hỏi: + Tả lại vẻ đẹp bức tranh trong bài thơ ?
+Trong những cảnh vật miêu tả em thích cảnh nào ?
uVẻ đẹp bức tranh thiên nhiên.
Đoạn 3 : Khổ thơ 3.
Hỏi:Điều gì khiến cho cánh rừng sương giá như ấmlên ?
GV nói thêm : nhạc ngựa,áo chàm...
uVẻ đẹp con người lao động vùng cao trong lao động sản xuất.
Đại ý : Ý nghĩa
B1:GV hướng dẫn đọc đoạn 2.
GV đọc mẫu. HS đọc.
B2: Thi đọc diễn cảm.
Học thuộc lòng.+ HS học thuộc từng đoạn - câu thơ thích. + Thi học thuộc lòng.
C.Củng cố-dặn dò
Nhận xét tiết học.
2HS đọc, trả lời.
HS lắng nghe.
1HS đọc, lớp thầm.
9HS.
Nhóm 2 HS.
HS lắng nghe.
HS đọc.
Đèo cao giữa hai vách đá..
HS đọc.
Nhìn ra xa, cổng trời..
HS trả lời.
HS đọc.
Con người...lao động.
Nhiều HS đọc.
Nhiều HS đọc.
Bài sau "Cái gì quý nhất".
Tập làm văn: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố về cách viết đoạn văn mở bài, kết bài trong bài văn tả cảnh.
- Thực hành viết mở bài theo lối dán tiếp, kết bài theo lối mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương em.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giấy khổ to và bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS đọc phần thân bài của bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương em.
- 3 HS đọc thành tiếng.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
B. Dạy - học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1-Yêu cầu HS đọc yêu cầu và nội dung.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng.
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp, trả lời câu hỏi của bài.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận.
-Gọi HS trình bày. Yêu cầu HS khác bổ sung cho bạn .
- 1 HS đọc đoạn văn và câu trả lời.
HS nhận xét, bổ sung.
- GV hỏi: Đoạn nào mở bài trực tiếp, đoạn nào mở bài theo kiểu gián tiếp? Vì sao em biết điều đó?
- HS tiếp nối nhau trả lời về từng đoạn:
+ Đoạn a là mở bài theo kiểu trực tiếp.
+ Đoạn b là mở bài theo kiểu gián tiếp.
+ Em thấy kiểu mở bài nào tự nhiên, hấp dẫn hơn?
+ Mở bài theo kiểu gián tiếp sinh động, hấp dẫn hơn.
Bài 2- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- 2 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- Yêu cầu HS hoạt động trong nhóm, mỗi nhóm 4 HS để làm bài. Phát giấy khổ to cho 1 nhóm.
- 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới tạo thành 1 nhóm, cùng trao đổi thảo luận, viết câu trả lời ra giấy.
- Gọi nhóm viết vào giấy khổ to dán phiếu lên bảng. Yêu cầu HS cả lớp cùng nhận xét, sửa chữa, bổ sung cho nhóm bạn.
- 1 nhóm báo cáo kết quả thảo luận, cả lớp nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn.
- GV kết luận lời giải đúng.
+ Giống nhau: đều nói lên tình cảm yêu quý, gắn bó thân thiết của tác giả với con đường.
+ Khác nhau: đoạn kết bài theo kiểu tự nhiên: khẳng định con đường là người bạn quý, gắn bó với kỉ niệm thời thơ ấu của tác giả. Đoạn kết bài theo kiểu mở rộng: vừa nói về tình cảm yêu quý con đường của bạn học sinh, ca ngợi công ơn của các cô bác công nhân vệ sinh đã giữ cho con đường sạch, đẹp và những hành động thiết thực để thể hiện tình cảm yêu quý con đường của các bạn nhỏ.
- GV hỏi: Em thấy kiểu kết bài nào hấp dẫn người đọc hơn?
+ Em thấy kiểu kết bài mở rộng hay hơn, hấp dẫn người đọc hơn.
Bài 3- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhắc nhở HS: Mở bài, thân bài, kết luận.
- 2 HS làm bài vào giấy khổ to, HS cả lớp làm bài vào vở.
- Gọi HS đã làm vào giấy khổ to dán phần mở bài lên bảng. GV cùng HS nhận xét, sửa chữa.
- Đọc bài, nhận xét, chữa bài.
- Gọi 3 HS dưới lớp đọc đoạn mở bài của mình.
- 3 HS đọc bài của mình, cả lớp theo dõi và sửa chữa.
3. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
File đính kèm:
- TUAN 8.doc