Giáo án Tiếng Việt 5 - Trường TH Lê Dật - Tuần 28

ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ II

TIẾT 1

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU :

1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc -hiểu

Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng : HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ học kỳ II của lớp 5 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/ phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm, thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật).

2. Củng cố, khắc sâu kiến thức về cấu tạo câu (câu đơn, câu ghép); tìm đúng các ví dụ minh hoạ về các kiểu cấu tạo câu trong bảng tổng kết.

II. ĐỒ DÙNG DẠY -HỌC

-Phiếu viết tên từng bài tập và học thuộc lòng trong 9 tuần đầu sách Tiếng Việt 5 tập 2.

-Bút dạ và một vài tờ giấy khổ to kẻ bảng tổng kết ở BT2

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC

 

doc8 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 417 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt 5 - Trường TH Lê Dật - Tuần 28, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BT2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Giới thiệu bài -HS lắng nghe 2. Kiểm tra TĐ-HTLTiến hành như tiết 1 3. Làm BT-Cho HS đọc yêu cầu của BT + đọc 3 câu a,b,c. -1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm. -GV giao việc : + Mỗi em đọc lại 3 câu a,b,c + Viết tiếp vế câu còn thiếu vào chỗ trống để tạo câu ghép (đảm bảo đúng về nội dung và đúng về ngữ pháp) -Cho HS làm bài. GV phát giấy + bút dạ cho 3 HS làm bài. -3 HS làm vào giấy -Lớp làm vở hoặc vở bài tập. -Cho HS trình bày kết quả -3 HS làm bài vào giấy lên dán trên bảng lớp. -GV nhận xét + chốt lại những câu học sinh đã làm đúng. -Lớp nhận xét -HS chép lời giải đúng vào vở hoặc vở bài tập. 4. Củng cố, dặn dò -GV nhận xét tiết học -Dặn HS về nhà luyện đọc để kiểm tra ở tiết 3. Thứ ba ngày 24 tháng 3 năm 2009 TIẾT 3 I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU : 1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, (yêu cầu như ở tiết 1) 2. Đọc hiểu nội dung ý nghĩa của bài Tình quê hương ; tìm được các câu ghép; từ ngữ được lặp lại; được thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn. II. ĐỒ DÙNG DẠY -HỌC -Phiếu viết tên bài tập đọc và học thuộc lòng (như tiết 1) -5 băng giấy + bút dạ để HS làm BT hoặc bảng phụ. -1 tờ phiếu phôtô phóng to bài Tình quê hương để HS làm BT2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Giới thiệu bài 2. Kiểm tra TĐ-HTL: Thực hiện như ở tiết 1 3. Làm BT -Cho HS đọc bài tập 1. -1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm. -GV nhắc lại yêu cầu của BT -Cho HS làm bài. -HS làm bài cá nhân. H : Từ ngữ nào trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương ? -Các từ ngữ đó là : đăm đắm nhìn theo, sức quyến rũ, nhớ thương mãnh liệt,... H :Điều gì đã gắn bó tác giả với quê hương ? -Những kỉ niệm tuổi thơ gắn bó tác giả với quê hương. H : Tìm các câu ghép trong bài văn -Bài văn có 5 câu; đều là câu ghép. -GV đưa bảng phụ đã ghi sẵn 5 câu ghép. -GV dùng phấn màu gạch dưới các vế câu. HS cùng phân tích các vế của câu ghép. GV chốt lại : + Câu 1 là câu ghép có 2 vế. + Câu 2 là câu ghép có 2 vế. + Câu 3 là câu ghép có 2 vế, bản thân vế thứ 2 có cấu tạo như một câu ghép + Câu 4 là câu ghép có 3 vế câu. + Câu 5 là câu ghép có 4 vế câu. H : Tìm các từ ngữ được lặp lại, được thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn. -Các từ tôi, mảnh đất được lặp lại nhiều lần trong bài văn có tác dụng liên kết câu. H :Tìm từ ngữ được thay thế có tác dụng liên kết câu. -HS phát biểu. -GV nhận xét và chốt lại : - Lớp nhận xét + Đoạn 1 : Cụm từ mảnh đất cọc cằn (ở câu 2) thay cho cụm từ làng quê tôi (ở câu 1) + Đoạn 2 : * Cụm từ mảnh đất quê hương (ở câu 3) thay cho mảnh đất cọc cằn (ở câu 2) * Cụm từ mảnh đất ấy (câu 4,5) thay cho mảnh đất quê hương (ở câu 3) 4. Củng cố, dặn dò -GV nhận xét tiết học -Dặn HS về nhà chuẩn bị bài cho tiết sau. TIẾT 4 I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU : 1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, (yêu cầu như ở tiết 1) 2. Kể tên các bài tập đọc là văn miêu tả đã học trong 9 tuần đầu học kỳ II. Nêu được dàn ý của những bài văn miêu tả trên; nêu chi tiết hoặc câu văn HS yêu thích; giải thích được lý do yêu thích chi tiết hoặc câu văn đó. II. ĐỒ DÙNG DẠY -HỌC -Bút dạ và 3 tờ giấy khổ to để HS làm BT2. -Ba tờ phiếu khổ to -mỗi tờ viết sẵn dàný của một trong bài văn miêu tả : Phong cảnh đền Hùng, Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, Tranh làng Hồ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Giới thiệu bài 2. Kiểm tra TĐ-HTL:Thực hiện như ở tiết 1 3. Làm BT *HĐ1 : Hướng dẫn HS làm BT2 -Cho HS đọc yêu cầu của BT2 -1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm. -GV nhắc lại yêu cầu -Cho HS làm bài. -HS mở mục lục sách tìm những bài văn miêu tả đã học từ đầu học kỳ II đến hết tuần 27. -Cho HS trình bày kết quả -Một số HS phát biểu ý kiến. -GV nhận xét và chốt lại : Có 3 bài văn miêu tả được học là Phong cảnh đền Hùng, Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, Tranh Làng Hồ. *HĐ2 : Hướng dẫn HS làm BT3 -Cho HS đọc yêu cầu của BT -1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm. -GV giao việc : +Chọn 1 trong 3 bài. +Đọc kĩ bài vừa chọn và nêu dàn ý của bài văn đó. +Nêu chi tiết hoặc câu văn trong bài mà em thích và nói rõ vì sao ? -Cho HS làm bài. GV phát giấy và bút dạ cho 3 HS. Ba em làm ba đề khác nhau. -Những HS được phát giấy làm dàn bài vào giấy. -HS còn lại làm vào vở bài tập. -Cho HS trình bày kết quả bài làm -3 HS làm bài vào giấy lên dán trên bảng lớp trình bày. -Lớp nhận xét -GV nhận xét + chốt lại và khen những HS làm dàn ý tốt + chọn chi tiết hay, lý giải rõ nguyên nhân thích chi tiết đó. -GV đưa 3 dàn ý đã chuẩn bị trước lên bảng lớp và giới thiệu rõ để HS nắm vững dàn ý của bài. -1 HS đọc, cả lớp lắng nghe. 3. Củng cố, dặn dò-GV nhận xét tiết học -Dặn HS về nhà viết lại dàn ý của bài văn -HS lắng nghe TIẾT 5 I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU : 1. Nghe -viết đúng chính tả đoạn văn tả Bà cụ bán hàng nước chè. 2. Viết được một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) tả ngoại hình một cụ già mà em biết. II. ĐỒ DÙNG DẠY -HỌC -Một số tranh ảnh về các cụ già. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Giới thiệu bài -HS lắng nghe 2. Viết chính tả HĐ1 : Hướng dẫn chính tả GV đọc bài chính tả một lượt -Cả lớp theo dõi trong SGK GV : Các em hãy đọc thầm lại bài chính tả và cho cô biết nội dung của bài. -HS đọc thầm bài chính tả và phát biểu : Bài chính tả tả gốc cây bàng cổ thụ và tả bà cụ bán hàng nước chè dưới gốc cây. -Hướng dẫn HS viết những từ ngữ dễ viết sai : tuổi giời, tuồng chèo ... -HS viết những từ ngữ GV hướng dẫn. HĐ2 : Cho HS viết chính tả -GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận câu cho HS viết. -HS gấp SGK lại. -HS viết chính tả. HĐ3 : Chấm, chữa bài -GV đọc bài chính tả cho HS soát lỗi -GV chấm 5-7 bài -GV nhận xét + cho điểm -HS đổi vở cho nhau sửa lỗi. 3.Làm bài tập -Cho HS đọc yêu c ầu của BT. -1 HS đọc, lớp lắng nghe -GV nhắc lại yêu cầu : Khi miêu tả ngoại hình của nhân vật, các em cần nhớ không nhất thiết phải tả đầy đủ tất cả các đặc điểm mà chỉ tả những đặc điểm tiêu biểu. -GV HS vê nhân vật em chọn tả -HS phát biểu ý kiến về nhân vật mình chọn tả là cụ ông hay cụ bà. -Cho HS làm bài+ trình bày kết quả -HS làm bài vào vở hoặc vở bài tập -HS nối tiếp nhau đọc bài viết của mình. -GV nhận xét + chấm một số đoạn văn viết hay. -Lớp nhận xét 4. Củng cố, dặn dò -GV nhận xét tiếthọc. -Dặn HS viết đoạn văn chưa đạt về viết lại cho hay. -Dặn những HS chưa có điểm kiểm tra tập đọc -học thuộc lòng về nhà tiếp tục ôn để tiết sau kiểm tra. TIẾT 6 I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU : 1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng (yêu cầu như tiết 1) 2. Củng cố kiến thức về các biện pháp liên kết câu : Biết dùng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để liên kết các câu trong những ví dụ đã cho. II. ĐỒ DÙNG DẠY -HỌC -Phiếu viết tên các bài tập đọc và học thuộc lòng (như tiết 1) -3 tờ giấy khổ to phô tô 3 đoạn văn ở BT2. -Giấy khổ to viết về 3 kiểu liên kết câu (bằng cách lặp từ ngữ, cách thay thế từ ngữ, cách dùng từ ngữ nối) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Giới thiệu bài -HS lắng nghe 2. Kiểm tra TĐ-HTL Thực hiện như ở tiết 1. 3. Làm bài tập -Cho HS đọc yêu cầu của BT + đọc 3 đoạn văn a, b,c -1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm. -GV giao việc : + Mỗi em đọc lại 3 đoạn văn. + Tìm từ ngữ thích hợp để điền vào các ô trong 3 đoạn văn. + Xác định đó là liên kết câu theo cách nào. -Cho HS làm bài. GV dán 3 tờ giấy khổ to đã phô tô 3 đoạn văn lên bảng -3 HS lên làm trên giấy. -HS còn lại làm vào vở hoặc vở bài tập. -Lớp nhận xét kết quả bài làm của 3 bạn trên bảng. -GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng. 4. Củng cố, dặn dò -GV nhận xét tiết học. -Dặn HS chuẩn bị giấy bút làm bài keỉem tra viết. Thứ năm ngày 26 tháng 3 năm 2009 TIẾT 7 I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU : 1. Đọc, hiểu nội dung bài văn. 2. Dựa vào nội dung bài, biết chọn ý đúng cho các câu trả lời. II. ĐỒ DÙNG DẠY -HỌC -Bảng phụ hoặc băng giấy ghi sẵn các bài tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Giới thiệu bài -HS lắng nghe 2. Làm bài tập -Cho HS đọc bài văn + đọc chú thích -GV giaov việc : -1 HS đọc thành tiếng, lớp lắng nghe. + Các em đọc thầm lại bài văn + Nắm được nội dung của bài. + Dựa vào nội dung của bài chọn ý trả lời đúng. -Cho HS làm bài. GV đưa bảng phụ đã ghi các bài tập lên. -HS lần lượt làm từng bài tập. -1 HS lên bảng làm bài. -GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng -Lớp nhận xét 1/ Tên bài văn là : ý a : Mùa thu ở làng quê. 2/ Tác giả cảm nhận mùa thu bằng giác quan : ý c : Bằng cả thị giác, thính giác và khứu giác. 3/ ý b : Chỉ những hồ nước 4/ ý c : Vì những hồ nước ... 5/ ý c : Những cánh đồng lúa và cây cối, đất đai. 6/ ý b : Hai từ. Đó là các từ “xanh nước”, “xanh lơ”. 7/ ý a : Chỉ có từ chân mang nghĩa chuyển. 8/ ý c : Các hồ nước, những cánh đồng lúa, bọn trẻ. 9/ ý a : Một câu. Đó là câu “chúng không còn ... trái đất” 10/ ý b : Bằng cách lặp từ ngữ. Từ lặp lại là từ không gian. 3. Củng cố, dặn dò -GV nhận xét tiết học. -Yêu cầu HS về nhà xem lại bài. TIẾT 8 Bài luyện tập (Làm văn viết) I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU : 1. Viết đúng nội dung đề yêu cầu. Kết cấu bài đủ ba phần : mở bài, thân bài, kết bài. 2. Hình thức diễn đạt : Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, không sai chính tả. Diễn đạt trôi chảy, lời văn tự nhiên, tình cảm chân thật. II. ĐỒ DÙNG DẠY -HỌC -Bảng lớp ghi đề bài. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Giới thiệu bài -HS lắng nghe 2. Hướng dẫn làm bài -GV viết đề bài lên bảng. -GV nhắc nhở HS một số điều cần thiết : cách trình bày, cách dùng từ, đặt câu ... -1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm. -Cả lớp đọc thầm lại đề văn. 3. HS làm bài -GV theo dõi, quan sát HS làm bài -GV thu bài khi hết giờ -HS làm bài. -HS nộp bài 4. Củng cố, dặn dò -GV nhận xét tiết học -Dặn HS về nhà đọc trước bài tập đọc của tuần 29. -HS lắng nghe

File đính kèm:

  • doctuan 28.doc