I. MỤC TIÊU:
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả. Đọc diễn cảm toàn bài văn, phân biệt lời của từng nhân vật.
* Hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu. Có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Tranh minh hoạ trang 102, SGK. - Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn hướng dẫn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
9 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 577 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt 5 - Trường TH Lê Dật - Tuần 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
C TIÊU:
- Nghe viết chính xác, đẹp một đoạn trong Luật bảo vệ môi trường.
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt âm đầu l/n hoặc âm cuối n/ng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Thẻ chữ ghi các tiếng: trăn/trăng, dân/dâng, răn/răng, lượn/lượng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Giới thiệu
Nhận xét chung về chữ viết của HS trong bài kiểm tra giữa kì.
B. Dạy - học bài mới
1. Giới thiệu bài
Hôm nay các em cùng nghe viết Điều 3, khoản 3 trong Luật Bảo vệ môi trường và làm bài tập chính tả.
- HS lắng nghe.
2. Hướng dẫn nghe - viết chính tả
a. Trao đổi về nội dung bài viết
- Gọi HS đọc đoạn luật.
-2HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- Hỏi: + Điều 3, khoản 3 trong Luật bảo vệ môi trường có nội dung là gì?
+ Nói về hoạt động bảo vệ môi trường.
b. Hướng dẫn viết từ khó
- HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết.
- Y/cầu HS luyện đọc và viết các từ vừa tìm .
- HS tìm và nêu theo yêu cầu.
c. Viết chính tả
+ Nhắc HS chỉ xuống dòng ở tên điều khoản và khái niệm “Hoạt động môi trường” đặt trong ngoặc kép.
+ HS viết theo GV đọc.
d. Soát lỗi, chấm bài
2.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2: HS đọc yêu cầu.
-1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- HS làm bài tập dưới dạng trò chơi.
- Theo dõi GV hướng dẫn.
-Tổ chức cho 8 HS thi. Mỗi cặp từ 2 nhóm.
- Thi tìm từ theo nhóm.
- Tổng kết cuộc thi.
- Gọi HS đọc các cặp từ trên bảng.
- Yêu cầu HS viết vào vở.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng.
- Viết vào vở.
Bài 3- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- Cho HS làm bài.
- Viết vào vở một số từ láy.
- Nhận xét các từ đúng.
GV tổ chức cho HS thi tìm từ
3. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ các từ vừa tìm được và chuẩn bị bài sau.
Luyện từ và câu: QUAN HỆ TỪ
I. MỤC TIÊU: - Hiểu được khái niệm quan hệ từ.
- Nhận biết được một số quan hệ thường dùng và hiểu được tác dụng của quan hệ từ trong câu trong đoạn văn. - Sử dụng được quan hệ từ trong nói và viết.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng lớp viết sẵn các câu văn ở phần nhận xét.- Bài tập 2, 3 phần Luyện tập viết vào bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng đặt câu có đại từ xưng hô.
- 2 HS làm trên bảng.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
B. Dạy - học bài mới
1. Giới thiệu bài:
*Giới thiệu bài, nêu yêu cầu bài học
- Lắng nghe.
2. Tìm hiểu ví dụ
Bài 1- Gọi HS đọc y/cầu và nội dung của bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- HS làm việc theo cặp.
+ Từ in đậm nối những từ ngữ nào trong câu?
+ Quan hệ mà từ in đậm biểu diễn quan hệ gì?
-HS thảo luận nhóm 2
- Gọi HS phát biểu, bổ sung
- GV chốt lại lời giải đúng.
- Tiếp nối nhau phát biểu, bổ sung. Mỗi HS chỉ nói về 1 câu.
*Kết luận: Những từ dùng để nối các từ trong một câu hoặc nối các câu với nhau giúp người đọc, người nghe hiểu rõ mối quan hệ giữa các từ trong câu hoặc quan hệ về ý nghĩa các câu. Các từ ấy được gọi là quan hệ từ.
- Lắng nghe.
-Một số em nhắc lại
Bài 2- Cách tiến hành tương tự bài 1.
- Gọi HS p hát biểu. GV ghi nhanh lên bảng câu trả lời đúng.
- Tiếp nối nhau phát biểu.
*Kết luận: Các từ ngữ trong câu được nối với nhau không chỉ bằng một quan hệ từ mà còn bằng một cặp quan hệ từ.
-HS nhắc lại
3. Ghi nhớ- Gọi HS đọc Ghi nhớ.
4. Luyện tập
- 3 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng. HS dưới lớp đọc thầm.
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập
-Yêu cầu HS tự làm bài tập. Hướng dẫn cách làm:
+ Đọc kĩ từng câu văn.
+ Dùng bút chì gạch chân dưới quan hệ từ và viết tác dụng của quan hệ từ ở phía dưới câu.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 1 HS làm trên bảng lớp. HS dưới lớp dùng bút chì gạch chân vào các quan hệ từ có trong các câu văn.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 2- GV tổ chức cho HS làm bài 2 tương tự như cách tổ chức bài làm 1.
Bài 3- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- HS dưới lớp làm vào vở BT.
- Gọi HS nhận xét câu đặt trên bảng.
- Nhận xét.
C. Củng cố - dặn dò:- Nhận xét tiết học.
Kể chuyện
NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON NAI
I. MỤC TIÊU:
-Dựa vào tranh minh hoạ và lời kể của GV, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Người đi săn và con nai.
- hỏng đoán được kết thúc câu chuyện và kể câu chuyện theo hướng mình phỏng đoán.
- Hiểu ý nghĩa truyện: giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên, không giết hại thú rừng.
- Lời kể tự nhiên, sáng tạo, phối hợp với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt.
- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn theo các tiêu chí đã giới thiệu từ tuần 1.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ trang 107, SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS kể chuyện về một lần đi thăm cảnh đẹp ở địa phương em hoặc ở nơi khác.
- 2 HS kể chuyện.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
- Nhận xét.
B. Dạy - học bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu: Câu chuyện Người đi săn và con nai muốn nói với chúng ta điều gì? Các em cùng nghe - kể lại câu chuyện.
- Lắng nghe.
2. Hướng dẫn kể chuyện
a. GV kể chuyện
- GV kể chuyện lần 1.
Giải thích: súng kíp (SGV/220)
- Lắng nghe.
- GV kể lần 2: kết hợp chỉ vào tranh minh hoạ
-Theo dõi tranh
b. Kể trong nhóm
- HS kể chuyện trong nhóm.
- 5 HS một nhóm.
-GV giúp đỡ để HS nào cũng kể được chuyện.
c. Kể trước lớp.
- Tổ chức cho các nhóm thi kể.
- 5 HS trong nhóm thi kể tiếp nối từng đoạn truyện (2 nhóm kể).
- HS kể tiếp nối từng đoạn truyện.
-HS của 4 nhóm kể tiếp nối từng đoạn.
- GV kể tiếp đoạn 5.
- Lắng nghe.
- Gọi HS kể toàn truyện. GV khuyến khích HS dưới lớp đưa ra câu hỏi cho bạn kể.
- 3 HS thi kể.
- Nhận xét HS kể chuyện, trả lời câu hỏi và cho điểm từng HS.
C. Củng cố - dặn dò
- Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
- Hãy yêu quý và bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ các loài vật quý.
- Nhận xét, kết luận về ý nghĩa câu chuyện.
- Nhận xét tiết học.
Tập đọc: Thứ năm ngày 06 tháng 11 năm 2008
TIẾNG VỌNG
I. MỤC TIÊU:
- Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
- Đọc trôi chảy được toàn bài thơ, ngắt nghỉ hơi đúng giữa các dòng thơ, cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả cảm xúc xót thương, ân hận của tác giả. - Đọc diễn cảm toàn bài thơ.
- Hiểu nội dung bài: Tâm trạng ân hận, day dứt của tác giả vì sự vô tâm đã để chú chim sẻ nhỏ phải chết thê thảm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ trang 108, SGK (phóng to nếu có điều kiện).
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn thơ cần luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
+ Em thích nhất loài cây nào ở ban công nhà bé Thu ? Vì sao ?
+ Nội dung chính của bài văn là gì?
- Nhận xét và cho điểm HS.
-2HS lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi.
B. Dạy - học bài mới
1. Giới thiệu bài
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ mô tả tranh.
- HS quan sát, mô tả
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc
-Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ.
GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng.
*Chú ý cách ngắt hơi: Đêm ấy / tôi nằm trong chăn / nghe cánh chim đập cửa.
- HS đọc bài theo trình tự.
+HS1: Con chim sẻ nhỏ chết rồi... ra đời
+HS2: Đêm đêm ... đá lở trên ngàn.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc.
- Gọi HS đọc toàn bài thơ.
- 2 HS đọc toàn bài thành tiếng.
- GV đọc mẫu.
- Theo dõi.
b. Tìm hiểu bài
+ Con chim sẻ nhỏ chết trong hoàn cảnh nào?
+Trong cơn bão gần về sáng, xác nó ... chú chim non sẽ mãi mãi chẳng ra đời.
+ Vì sao tác giả lại băn khoăn, day dứt trước cái chết của con chim sẻ?
+Nghe tiếng con chim đập cửa ... cho chim sẻ tránh mưa.
+ Bài thơ cho em biết điều gì?
+Bài thơ là tâm trạng day dứt... cái chết của chú chim sẻ nhỏ.
- Ghi nội dung chính của bài.
-2HS nhắc lại nội dung chính.
c. Đọc diễn cảm
- Gọi 2 HS đọc tiếp nối toàn bài.
-2HS tiếp nối nhau đọc lớp nhận xét
- Luyện đọc diễn cảm đoạn 1.(bảng phụ)
+ Đọc mẫu.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
+ 2 HS cùng bàn luyện đọc.
-Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- 3 đến 5 HS thi đọc.
- Nhận xét, cho điểm HS.
C. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học
Bài sau: Mùa thảo quả.
Tập làm văn: LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách trình bày một lá đơn kiến nghị đúng quy định, nội dung.
- Thực hành viết đơn kiến nghị về nội dung cho trước. Yêu cầu: viết đúng hình thức, nội dung, câu văn ngắn gọn, rõ ràng, có sức thuyết phục.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ có viết sẵn các yêu cầu trong mẫu đơn.
- Phiếu học tập có in sẵn mẫu đơn đủ dùng cho các nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra, chấm bài của những HS viết bài văn tả cảnh chưa đạt phải về nhà viết lại.
- Làm việc theo yêu cầu của GV.
- Nhận xét bài làm của HS.
B. Dạy - học bài mới
1. Giới thiệu bài
- Lắng nghe.
2. Hướng dẫn làm bài tập
a. Tìm hiểu đề bài
- Gọi HS đọc đề bài.
-2HS đọc nối tiếp từng bài. Lớp đọc thầm.
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ 2 đề bài mô tả lại những gì vẽ trong tranh.
- 2 HS phát biểu.
- GV nêu yêu cầu cần thực hiện
- Lắng nghe, nhắc lại.
b. Xây dựng mẫu đơn
+ Theo em, tên của đơn là gì?
+ Đơn kiến nghị / Đơn đề nghị
+ Nơi nhận đơn em viết những gì ?
+ HS tiếp nối nhau nêu. Ví dụ:
+ Người viết đơn ở đây là ai?
+ Bác tổ trưởng dân phố.
+ Em là người viết đơn, tại sao không viết tên em?
+Em chỉ là người viết hộ cho bác tổ trưởng.
+ Phần lí do viết đơn em nên viết những gì?
+ Những tác động xấu đã, đang, sẽ xảy ra đối với con người và môi trường sống ở đây và hướng giải quyết.
+ Em hãy nêu lí do viết đơn cho 1 trong 2 đề bài trên.
- 2 HS tiếp nối nhau trình bày.
- GV nhận xét, sửa chữa cho từng HS.
c. Thực hành viết đơn
- Treo bảng phụ có ghi sẵn mẫu đơn hoặc phát mẫu đơn in sẵn cho 1 HS mỗi nhóm .
- Làm bài theo mẫu.
- Gọi HS trình bày đơn vừa viết.
- 3 đến 5 HS đọc đơn của mình.
- Nhận xét, sửa chữa, cho điểm những HS.
C. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà đọc đơn cho bố mẹ nghe. HS nào viết chưa đạt về nhà làm lại và chuẩn bị bài sau.
File đính kèm:
- tuan 11.doc