Giáo án Tiếng Việt 5 - Phân môn: Luyện từ và câu - Bài: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: - Học sinh hiểu thế nào câu ghép thể hiện quan hệ nguyên nhân kết quả.

2. Kĩ năng: - Biết áp dụng các biện pháp đảo trật tự từ, điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống để tạo những câu ghép chỉ nguyên nhân kết quả.

3. Thái độ: - Có ý thức sử dùng đúng câu ghép.

II. Chuẩn bị:

+ GV: Giấy khổ to, phóng to nội dung các bài tập 1, 2, 3, 4.

+ HS:

III. Các hoạt động:

 

doc5 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 659 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt 5 - Phân môn: Luyện từ và câu - Bài: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân môn: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Ngày soạn: . . . . . . . . . . . Ngày dạy: . . . . . . . . . . . . . NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Học sinh hiểu thế nào câu ghép thể hiện quan hệ nguyên nhân kết quả. 2. Kĩ năng: - Biết áp dụng các biện pháp đảo trật tự từ, điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống để tạo những câu ghép chỉ nguyên nhân kết quả. 3. Thái độ: - Có ý thức sử dùng đúng câu ghép. II. Chuẩn bị: + GV: Giấy khổ to, phóng to nội dung các bài tập 1, 2, 3, 4. + HS: III. Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 3’ 1’ 34’ 13’ 4’ 14’ 3’ 1’ 1. Khởi động: 2. Bài cũ: MRVT: Công dân. Giáo viên kiểm tra 1 học sinh làm lại các bài tập 3. 2 học sinh làm lại bài tập 4. Đọc đoạn văn ngắn em viết về nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc của mỗi công dân. 3. Giới thiệu bài mới: “Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ”. 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Phần nhận xét. Phương pháp: Đàm thoại, luyện tập. Yêu cầu học sinh đọc câu hỏi 1. Giáo viên nêu: quan hệ giữa 2 vế câu của 2 câu ghép trên đều là quan hệ nguyên nhân kết quả nhưng cấu tạo của chúng có điểm khác nhau. Em hãy tìm sự khác nhau đó? Giáo viên nhận xét, chốt lại: hai câu ghép trên có cấu tạo khác nhau. Bài 2: Giáo viên nêu yêu cầu của bài. Giáo viên nhận xét, chốt lại. v Hoạt động 2: Phần ghi nhớ. Phương pháp: Thảo luận nhóm, luyện tập, thực hành. Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ. v Hoạt động 3: Phần luyện tập. Phương pháp: Luyện tập, thực hành, thảo luận nhóm. Bài 1: Yêu cầu học sinh đọc đề bài. Cho các nhóm trao đổi thảo luận để trả lời câu hỏi. Giáo viên phát phiếu cho các nhóm làm bài. Giáo viên nhận xét: chốt lại lời giải đúng. Bài 2: Giáo viên giải thích thêm cho học sinh 4 ví dụ đã nêu ở bài tập 1 đều là những câu ghép có 2 vế câu: Từ những câu ghép đó các em hãy tạo ra câu ghép mới. Giáo viên gọi 1, 2 học sinh giỏi làm mẫu. Giáo viên nhận xét, yêu cầu học sinh cả lớp làm vào vở. Giáo viên phát giấy cho 3, 4 học sinh làm. Giáo viên cùng cả lớp kiểm tra kết quả bài làm trên giấy của học sinh. Giáo viên nhận xét, chốt lại. Bài 3: Yêu cầu học sinh suy nghĩ làm việc cá nhân, chọn các quan hệ từ đã cho thích hợp (vì, tại, cho, nhờ) với từng hoàn cảnh và giải thích vì sao em chọn từ ấy. Giáo viên phát giấy cho 3, 4 học sinh làm bài. Giáo viên nhận xét, giúp học sinh phân tích để đi đến kết luận. Nguyên nhân dẫn đến kết quả tốt ta dùng quan hệ từ “Nhờ hoặc do hay vì”. Nguyên nhân dẫn đến kết quả xấu ta dùng quan hệ từ “Tại vì”. Bài 4: Yêu câu học sinh suy nghĩ và viết hoàn chỉnh câu ghép chỉ quan hệ nguyên nhân kết quả. Giáo viên phát giấy cho 3, 4 em lên bảng làm. Cả lớp và giáo viên kiểm tra phân tích các bài làm của học sinh nhận xét nhanh, chốt lại lời giải đúng. v Hoạt động 4: Củng cố. Phương pháp: Hỏi đáp. 5. Tổng kết - dặn dò: Hoàn chỉnh bài tập. Chuẩn bị: “Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ”. Nhận xét tiết học. Hát Hoạt động cá nhân, lớp. 1 học sinh đọc câu hòi 1. Học sinh suy nghĩ, phát hiện sự khác nhau về cấu tạo giữa 2 câu ghép đã nêu. Học sinh phát biểu ý kiến. Ví dụ: Câu 1: Vì con khỉ này rất nghịch nên các anh bảo vệ thường phải cột dây. ® 2 vế câu ghép được nối nhau bằng cặp quan hệ từ vì nên. Câu 2: Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. ® 2 vế câu ghép được nối với nhau bằng một 1uan hệ từ vì. Cả lớp nhận xét. Hoạt động lớp, nhóm đôi. Học sinh làm bài, các em tìm và viết ra nháp những cặp quan hệ từ, quan hệ từ tìm được. Có thể minh hoạ bằng những ví dụ cụ thể. Học sinh phát biểu ý kiến. Ví dụ: Quan hệ từ : vì, bởi vì, nhớ, nên, cho nên, cho vậy. Cặp quan hệ từ: vì nên, bởi vì, cho nên, tại vìcho nên, nhờmà, domà. Nhờ mưa thuận gió hoà mà vụ mùa năm nay bội thu. Bạn Dũng trơ nên hư hỏng vì bạn ấy kết bạn với lũ trẻ xấu. Cả lớp nhận xét. Hoạt động cá nhân, lớp, nhóm bàn. 1 học sinh đọc, cả lớp đọc thầm. Học sinh đọc thuộc ghi nhớ ngay tại lớp. 1 học sinh đọc đề bài, cả lớp đọc thầm. Học sinh làm việc theo nhóm, các em dùng bút chì khoanh tròn từ chỉ quan hệ hoặc cặp từ chỉ quan hệ, gạch dưới vế câu chỉ nguyên nhân 1 gạch, gạch dưới vế câu chỉ kết quả 2 gạch. Đại diện nhóm làm bài trên phiếu rồi dán kết quả lên bảng, trình bày kết quả. Ví dụ: a) Bởi mẹ tôi nghèo. Cho nên tôi phải băm bèo thái khoai. b) Lan vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học. c) Ngày xửa, ngày xưa, có một vương quốc buồn chán kinh khủng chỉ vì cư dân ở đó không ai biết cười. d) Lúa gạo quý vì phải đỗ bao mồ hôi mới làm ra được. Vàng cũng quý vì nó rất đắt và hiếm. Cả lớp nhận xét. Học sinh sửa bài theo lời giải đúng. 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập, cả lớp đọc thầm. 1 học sinh giỏi làm mẫu. Ví dụ: Từ câu a “Bởi chúng thái khoai”. ® Tôi phải băm bèo thái khoai vì bác mẹ tôi rất nghèo. Học sinh làm việc cá nhân, các em viết nhanh ra nháp câu ghép mới tạo được. Học sinh làm trên giấy xong dán nhanh lên bảng lớp. Nhiều học sinh tiếp nối nhau nối câu ghép các em tạo được. Ví dụ: b. Chú Hỉ bỏ học vì hoàn cảnh gia đình sa sút không đủ ăn. c. Ngày xửa, ngày xưa có cư dân một vương quốc không ai biết cười nên vương quôc ấy buồn chán kinh khủng. d. Vì phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được nên lúa gạo rất quý. Là thứ đắt và hiếm nên vàng rất quý. 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập, cả lớp đọc thầm. Học sinh làm bài vào vở, các em dùng but chì điền vào quan hệ từ thích hợp. Học sinh làm bài trên giấy xong rồi dán bài lên bảng lớp và trình bày kết quả. Ví dụ: Nhờ thời tiết thuận hoà nên lúa tốt. Do thời tiết không thuận nên lúa xấu. Cả lớp nhận xét. 1 học sinh đọc yêu cầu đề bài. Học sinh làm bài trên nháp. Học sinh làm bài trên giấy rồi dán bài làm lên bảng và trình bày kết quả. Ví dụ: Vì bạn Dũng không thuộc bài nên bị điểm kém. Do nó chủ quan nên bài thi của nó không đạt điểm cao. Nhờ nỗ lực nên Bích Vân có nhiều tiến bộ trong học tập. Hoạt động lớp. Lặp lại ghi nhớ.

File đính kèm:

  • docNoi cac ve cau ghep bang quan he tu.doc