Giáo án Tiếng Việt 5: Ôn tập

Tự chọn (Tiếng việt)

ÔN TẬP: THƯ GỬI CÁC HỌC SINH

I.Mục đích, yêu cầu:

- Củng cố cho HS cách đọc to, rõ ràng, diễn cảm.

- Rèn cho các em kĩ năng đọc diễn cảm.

- Giáo dục HS lòng kính yêu Bác Hồ.

II. Chuẩn bị : Phấn màu, nội dung.

III. Hoạt động dạy học:

1.GV nêu yêu cầu của giờ học.

 - Gọi HS đọc bài : Thư gửi các học sinh.

 - GV nhận xét cách đọc.

2. Hướng dẫn HS cách đọc.

 * Đọc to, rõ ràng, trôi chảy, đúng cách đọc.

 - Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn : “Từ sau 80 năm giời nô lệ .nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”

 - Yêu cầu HS nhấn giọng các từ sau : xây dựng lại, trông mong, chờ đợi, tươi đẹp, hay không, sánh vai, phần lớn.

 

doc84 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 438 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tiếng Việt 5: Ôn tập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ững bạn học yếu. Chúng em ai cũng quý các bạn. Bài tập 2 : Đặt câu về chủ đề học tập. a/ Một câu có dấu phẩy ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ, vị ngữ. b/ Một câu có dấu phẩy ngăn cách các vế trong câu ghép. c/ Một câu có dấu phẩy ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. Bài làm a/ Sáng nay, em và Minh đến lớp sớm để làm trực nhật. b/ Trời xanh cao, gió nhẹ thổi, hương thơm dịu dàng tỏa ra từ các khu vườn hoa của nhà trường. c/ Em dậy sớm đánh răng, rửa mặt, ăn sáng. 3. Củng cố, dặn dò : Nhận xét giờ học. Dặn học sinh về nhà chuẩn bị cho bài sau. Thứ năm ngày tháng năm 200 Tiếng việt (ôn) Tập làm văn : ôn tập về tả cảnh I,Mục tiêu : - Củng cố và nâng cao thêm cho các em những kiến thức về văn tả cảnh. - Rèn cho học sinh kĩ năng làm văn. - Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn. II.Chuẩn bị : Phấn màu, nội dung. III.Hoạt động dạy học: A.Kiểm tra bài cũ : Sự chuẩn bị của học sinh.. B.Dạy bài mới: Đề bài : Miêu tả cảnh một ngày mới bắt đầu ở quê em. - GV cho học sinh đọc lại đề bài. - Hướng dẫn học sinh phân tích đề. - Nhắc nhở học sinh những điều cần thiết để viết bài văn tả cảnh. - GV cho học sinh viết bài. - Giáo viên quan sát chung. - Nhắc nhở các em giờ giấc thu bài. - Giáo viên thu bài và chấm một số bài. - Nhận xét và tuyên dương những học sinh có bài viết hay, sáng tạo. 3. Củng cố, dặn dò : Nhận xét giờ học. Dặn học sinh về nhà chuẩn bị cho bài sau. 33 Tiếng việt (ôn) : Luyện từ và câu mở rộng vốn từ : trẻ em I.Mục tiêu : - Củng cố cho HS những kiến thức về chủ đề Trẻ em. - Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo. - Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn. II.Chuẩn bị : Nội dung ôn tập. III.Hoạt động dạy học : 1.Kiểm tra bài cũ : Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 2.Dạy bài mới : Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài tập 1 : Tìm những từ đồng nghĩa với từ trẻ thơ. Bài làm Trẻ em, trẻ con, con trẻ, trẻ thơ, thiếu nhi, nhi đồng, thiếu niên, Bài tập 2: Đặt câu với hai từ tìm được ở bài tập 1 Bài làm a/ Từ: trẻ em. Đặt câu: Trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước. b/ Từ: thiếu nhi. Đặt câu: Thiếu nhi Việt Nam làm theo năm điều Bác Hồ dạy. Bài tập 3: Tìm những câu văn, thơ nói về trẻ con có những hình ảnh so sánh. Bài làm Trẻ em như tờ giấy trắng. Trẻ em như búp trên cành. Trẻ em như nụ hoa mới nở. Đứa trẻ đẹp như bông hồng buổi sớm. Lũ trẻ ríu rít như bầy chim non. Cô bé trông giống hệt bà cụ non. 3. Củng cố, dặn dò : Nhận xét giờ học. Dặn học sinh về nhà chuẩn bị cho bài sau Tập làm văn ôn tập học kỳ 2 I,Mục tiêu : - Củng cố và nâng cao thêm cho các em những kiến thức về văn tả người. - Rèn cho học sinh kĩ năng làm văn. - Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn. II.Chuẩn bị : Phấn màu, nội dung. III.Hoạt động dạy học: A.Kiểm tra bài cũ (3 phút): Sự chuẩn bị của học sinh.. B.Dạy bài mới(35 phút): Hướng dẫn học sinh lập dàn bài cho đề văn sau. Đề bài: Tả cô giáo(hoặc thầy giáo) đã từng dạy dỗ em và để lại cho em nhiều ấn tượng và tình cảm tốt đẹp. - Gọi HS đọc và phân tích đề bài. - Hướng dẫn học sinh lập dàn ý. * Mở bài: - Giới thiệu người được tả. - Tên cô giáo. - Cô dạy em năm lớp mấy. - Cô để lại cho em nhiều ấn tượng và tình cảm tốt đẹp. * Thân bài: - Tả ngoại hình của cô giáo (màu da, mái tóc, đôi mắt, dáng người, nụ cười, giọng nói,..) - Tả hoạt động của cô giáo( khi giảng bài, khi chấm bài, khi hướng dẫn học sinh đi dã ngoại, khi chăm sóc học sinh,) * Kết bài: - ảnh hưởng của cô giáo đối với em. - Tình cảm của em đối với cô giáo. - Gọi học sinh đọc nói từng đoạn của bài theo dàn ý đã lập. - Cả lớp theo dõi và nhận xét bài của bạn. - GV nhận xét và đánh giá chung. 3. Củng cố, dặn dò(3 phút): Nhận xét giờ học. Dặn học sinh về nhà chuẩn bị cho bài sau 34 Tiếng việt (ôn) : Luyện từ và câu mở rộng vốn từ : quyền và bổn phận I.Mục tiêu : - Củng cố cho HS những kiến thức về chủ đề Quyền và bổn phận. - Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo. - Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn. II.Chuẩn bị : Nội dung ôn tập. III.Hoạt động dạy học : 1.Kiểm tra bài cũ : Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 2.Dạy bài mới : Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài tập 1: Tìm từ: a/ Chứa tiếng quyền mà nghĩa của tiếng quyền là những điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi. b/ Chứa tiếng quyền mà nghĩa của tiếng quyền là những điều do có địa vị hay chức vụ mà được làm. Bài làm a/ Quyền lợi, nhân quyền. b/ Quyền hạn, quyền hành, quyền lực, thẩm quyền. Bài tập 2: a/ Bổn phận là gì? b/ Tìm từ đồng nghĩa với từ bổn phận. c/ Đặt câu với từ bổn phận. Bài làm a/ Phần việc phải lo liệu, phải làm theo đạo lí thông thường. b/ Nghĩa vụ, nhiệm vụ, trách nhiệm, phận sự. c/ Bổn phận làm con là phải hiếu thảo, yêu thương, chăm sóc cha mẹ. Bài tập 3: Viết đoạn văn trong đó có câu em vừa đặt ở bài tập 2. Bài làm: Gia đình hạnh phúc là gia đình sống hòa thuận. Anh em yêu thương, quan tâm đến nhau. Cha mẹ luôn chăm lo dạy bảo khuyên nhủ, động viên các con trong cuộc sống. Còn bổn phận làm con là phải hiếu thảo, yêu thương, chăm sóc cha mẹ. 3. Củng cố, dặn dò : Nhận xét giờ học. Dặn học sinh về nhà chuẩn bị cho bài sau Thứ sáu ngày tháng năm 200 Tiếng việt (ôn) Tập làm văn : ôn tập về tả người I,Mục tiêu : - Củng cố và nâng cao thêm cho các em những kiến thức về văn tả người. - Rèn cho học sinh kĩ năng làm văn. - Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn. II.Chuẩn bị : Phấn màu, nội dung. III.Hoạt động dạy học: A.Kiểm tra bài cũ : Sự chuẩn bị của học sinh.. B.Dạy bài mới: Hướng dẫn học sinh lập dàn bài cho đề văn sau. Đề bài: Tả một người em mới gặp một lần nhưng để lại cho em những ấn tượng sâu sắc. - Gọi HS đọc và phân tích đề bài. - Hướng dẫn học sinh lập dàn ý. * Mở bài: - Giới thiệu người được tả. - Tên người đó là gì? - Em gặp người đó trong hoàn cảnh nào? - Người đó đã để lại cho em những ấn tượng sâu sắc gì? * Thân bài: - Tả ngoại hình của người đó (màu da, mái tóc, đôi mắt, dáng người, nụ cười, giọng nói,..) - Tả hoạt động của người đó. - (Chú ý: Em nên tả chi tiết tình huống em gặp người đó. Qua tình huống đó, ngoại hình và hoạt động của người dó sẽ bộc lộ rõ và sinh động. Em cũng nên giải thích lí do tại sao người đó lại để lại trong em ấn tượng sâu sắc như thế.) * Kết bài: - ảnh hưởng của người đo đối với em. - Tình cảm của em đối với người đó. - Gọi học sinh đọc nói từng đoạn của bài theo dàn ý đã lập. - Cả lớp theo dõi và nhận xét bài của bạn. - GV nhận xét và đánh giá chung. 3. Củng cố, dặn dò : Nhận xét giờ học. Dặn học sinh về nhà chuẩn bị cho bài sau. Tiếng việt (ôn) : Luyện từ và câu ôn tập I.Mục tiêu : - Củng cố cho HS những kiến thức về các chủ đề và cách nối các vê câu ghép . - Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo. - Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn. II.Chuẩn bị : Nội dung ôn tập. III.Hoạt động dạy học : 1.Kiểm tra bài cũ : Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 2.Dạy bài mới : Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài tập 1: Thêm vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép trong các ví dụ sau: Bài làm: a/ Tuy trời mưa to nhưng Lan vẫn đi học đúng giờ. b/ Nếu bạn không chép bài thì cô giáo phê bình đấy. c/ Nếu bạn không chép bài được vì đau tay thì mình chép bài hộ bạn. Bài tập 2: Tìm những từ ngữ có tác dụng liên kết điền vào chỗ trống trong ví dụ sau: Bài làm Núi non trùng điệp mây phủ bốn mùa. Những cánh rừng dầy đặc trải rộng mênh mông. Những dòng suối, ngọn thác ngày đêm đổ ào ào vang động không dứt và ngọn gió núi heo heo ánh trăng ngàn mờ ảo càng làm cho cảnh vật ở đây mang cái vẻ âm u huyền bí mà cũng rất hùng vĩ. Nhưng sinh hoạt của đồng bào ở đây lại thật là sôi động. Bài tập 3: Đặt 3 câu ghép có cặp quan hệ từ: Tuynhưng; Nếuthì; Vìnên; Bài làm: a/ Tuy nhà bạn Lan ở xa nhưng Lan chưa bao giờ đi học muộn. b/ Nếu trời nắng thì chúng em sẽ đi cắm trại. c/ Vì trời mưa to nên trận đấu bóng phải hoãn lại. 3. Củng cố, dặn dò : - Nhận xét giờ học. - Dặn học sinh về nhà chuẩn bị cho bài sau. Tiếng việt (ôn) Tập làm văn : ôn tập I,Mục tiêu : - Củng cố và nâng cao thêm cho các em những kiến thức về tập làm văn.. - Rèn cho học sinh kĩ năng làm văn. - Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn. II.Chuẩn bị : Phấn màu, nội dung. III.Hoạt động dạy học: A.Kiểm tra bài cũ : Sự chuẩn bị của học sinh.. Bài tập 1 : a/Đọc đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi. Cây bàng Có những cây mùa nào cũng đẹp như cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mới nảy, trông như ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu nhọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu vàng đụcấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa lá bàng rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng hun ấy, sự biến đổi kì ảo trong “gam” đỏ của nó, tôi có thể nhìn cả ngày không chán. Năm nào tôi cũng chọn lấy mấy lá thật đẹp về phủ một lớp dầu mỏng, bày lên bàn viết. Bạn có nó gợi chất liệu gì không? Chất “sơn mài” b/ Cây bàng trong bài văn được tả theo trình tự nào? Tác giả quan sát bằng giác quan nào? Tìm hình ảnh so sánh được tác giả sử dụng để tả cây bàng. Bài làm Cây bàng trong bài văn được tả theo trình tự : Thời gian như: - Mùa xuân, lá bàng mới nảy, trông như ngọn lửa xanh. - Mùa hè, lá trên cây thật dày. - Mùa thu, lá bàng ngả sang màu vàng đục. - Mùa đông, lá bàng rụng Tác giả quan sát cây bàng bằng các giác quan : Thị giác. Tác giả ssử dụng hình ảnh : Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng hun ấy. Bài tập 2 : Viết đoạn văn ngắn tả một bộ phận của cây : lá, hoa, quả, rễ hoặc thân có sử dụng hình ảnh nhân hóa. Bài làm Cây bàng trước cửa lớp được cô giáo chủ nhiệm lớp 1 của em trồng cách đây mấy năm. Bây giờ đã cao, có tới bốn tầng tán lá. Những tán lá bàng xòe rộng như chiếc ô khổng lồ tỏa mát cả góc sân trường. Những chiếc lá bàng to, khẽ đưa trong gió như bàn tay vẫy vẫy. 3.Củng cố, dặn dò : Nhận xét giờ học. Dặn dò học sinh về nhà hoàn thành phần bài tập chưa hoàn chỉnh.

File đính kèm:

  • docTieng viet on.doc