I.Mục đích , yêu cầu:
1- Đọc trôi chảy toàn bài, biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, suy tư, phù hợp với nội dung bài và ghi lại những phát hiện của tác giả về vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng, sự thay đổi bất ngờ của màu hoa theo thời gian.
2- Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng qua ngòi bút miêu tả tài tình của tác giả; hiểu ý nghĩa của hoa phượng – hoa học trò, đối với những hs đang ngồi trên ghế nhà trường.
II. Đồ dùng dạy - học
- Tranh minh hoạ bài đọc hoặc ảnh về cây hoa phượng.
6 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 583 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt 4 phân môn: Tập đọc - Bài: Hoa học trò, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
TIẾNG VIỆT
PHÂN MÔN: TẬP ĐỌC
BÀI: HOA HỌC TRÒ
(Tiếng Việt lớp 4, tập 2, trang 43)
I.Mục đích , yêu cầu:
1- Đọc trôi chảy toàn bài, biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, suy tư, phù hợp với nội dung bài và ghi lại những phát hiện của tác giả về vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng, sự thay đổi bất ngờ của màu hoa theo thời gian.
2- Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng qua ngòi bút miêu tả tài tình của tác giả; hiểu ý nghĩa của hoa phượng – hoa học trò, đối với những hs đang ngồi trên ghế nhà trường.
II. Đồ dùng dạy - học:
Tranh minh hoạ bài đọc hoặc ảnh về cây hoa phượng.
III. Các hoạt động dạy - học:
HĐ + ND
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ 1 : KTBC (4 phút)
Kiểm tra 2 hs
Hs 1: Đọc đọan 1 và đọan 2 bài “ Chợ tết”
Trả lời câu hỏi: Người các ấp đi chợ tết trong khung cảnh đẹp như thế nào?
Hs2:Đọc đoạn 3 và đoạn 4
Trả lời câu hỏi: Bên cạnh vẻ riêng, những người đi chợ tết có điểm gì chung?
FĐọc doạn 1 và 2
FKhung cảnh đẹp là: Dải mây trắng đỏ dần, sương hồng lam, sương trắng rỏ đầu cành, núi uốn mình, đồi thoa son,.
FĐọc đoạn 3 và 4
FĐiểm chung là: Tất cả mọi người đều rất vui vẻ, họ tưng bừng ra chợ tết. Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc.
HĐ2: Giới thiệu bài mới (1 phút)
Hoa phượng luôn gắn với tuổi học trò của mỗi chúng ta. Hoa phượng có vẻ đẹp riêng. Chính vì vậy nhiều nhà thơ, nhạc sĩ đã viết về hoa phượng. Nhà thơ Xuân Diệu đã gọi hoa phượng là hoa hoc trò. Tại sao ông lại gọi như vậy? Đọc bài “Hoa học trò“ các em sẽ thấy được điều đó.
FHs lắng nghe
HĐ3:Luyện đọc (10 phút)
Gọi 2 học sinh khá giỏi đọc toàn bài
Giáo viên nhận xét
a/ luyện đọc đọan
Bài tập đọc có mấy đoạn? Gồm những đoạn nào?
Yêu cầu hs đọc nối tiếp nhau 3 đọan ( 6 học sinh)
Yêu cầu hs đọc những từ dễ đọc sai: đóa, tán hoa lớn xòe ra, nỗi niềm bông phượng,.kết hợp với đọc giải nghĩa từ trong SGK (Phượng, phần tử,vô tâm, tin thắm)
Yêu cầu hs làm việc nhóm 3 : hs trong nhóm đọc nối tiếp xoay chuyền cho đến hết bài
Gọi 2 nhóm lần lượt trình bày
Hỏi để đọc đúng và hay bài tập đọc này khi đọc ta cần chú ý điều gì?
Gv nhận xét và lưu ý hs cần nhận giọng ở các từ :
+ cần nhấn giọng ở các từ: cả một loạt, cả một vùng, cả một gốc trời,(nếu họ sinh không phát hiện ra)
+ Cần chú ý đọc với giọng nhẹ nhàng, suy tư. Chú ý đọc câu “Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy?” phải đọc với tâm trạng ngạc nhiên
b/ Luyện đọc toàn bài
luyện đọc nhóm đôi toàn bài theo phần gợi ý trên
Yêu cầu hs xung phong đọc tòan bài (3 hs có hs trung bình )
Gv nhận xét
FHs đọc
FBài tập đọc có 3 đọan
+ Đ1: “Phượng không phải là một đóađậu khít nhau”
+ Đ2: “Nhưng hoa càng đỏHoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy?”
+ Đ3: đoạn còn lại
F6 Hs đọc nối tiếp, hs khác đọc thầm và theo dõi nhận xét bạn
FHs đọc : đóa, tán hoa lớn xòe ra, nỗi niềm bông phượng,và đọc giải nghĩa từ Phượng, phần tử,vô tâm, tin thắm.
FHs làm việc theo nhóm 3 và đọc theo yêu cầu
FCác hs khác lắng nghe và nhận xét
FĐể đọc đúng và hay ta cần chú ý:
+Ngắt hơi ở dấu phẩy, nghỉ hơi ở dấu chấm và ngắt giọng hơi lâu khi chuyển đoạn
+ Cần đọc trôi chảy và đúng các từ ngữ có trong bài,.
FLàm việc nhóm đôi đọc lại bài tập đọc đúng và diễn cảm. Hs tự chỉnh sửa cho nhau
Hs khác đọc thầm và lắng nghe bạn, nhận xét cách đọc của bạn (giọng đọc và đọc có đúng không)
HĐ4: Tìm hiểu bài
Câu 1: Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là “Hoa học trò”?
Tổ chức:
Một hs đọc yêu cầu bài tập 1 trong SGK:
Cách thức hoạt động: hoạt động cá nhân
Yêu cầu: đọc đoạn 1 trong bài tập đọc và trả lời câu hỏi1 trong SGK
Câu 2: Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt?
Tổ chức:
Một học sinh đọc yêu cầu bài tập
Cách thức thực hiện:
Làm việc nhóm đôi
Yêu cầu: đọc thầm đoạn 2, đoạn 3 và trả lời câu hỏi 2 trong SGK
Câu 3:Màu hoa phượng đổi như thế nào theo thời gian?
Tổ chức:
Gọi một hs đọc yêu cầu bài tập 3
Cách thức thực hiện: Hs làm việc cá nhân
Đọc đoạn 3 trong bài tập đọc và trả lời câu hỏi số 3 trong SGK
â Bài văn giúp em hiểu về điều gì?
Tổ chức
Cách thức hoạt động: làm việc nhóm đôi
Yêu cầu: đọc toàn bài văn và cho biết: “bài văn giúp em hiểu về điều gì?”
FMột hs đọc
F Hs làm việc cá nhân
FTrả lời: vì phượng là loài cây rất gần gũi với học trò. Phượng thườmg được trồng trên các sân trường và nở hoa vào mùa thi của học trò,
FHoa phượng gắn với kỉ niệm của rát nhiều học trò về mái trường
FHs đọc yêu cầu bài tập
FLàm việc nhóm đôi và trả lời:
Vì phượng đỏ rực, đẹp không phải ở một đóa mà cả loạt, cả một vùng, cả một gốc trời; màu sắc như cả ngàn con bướm thắm đậu khít nhau
Hoa phượng gợi cảm vừa buồn lại vừa vui
Hoa phượng nở nhanh đến bất ngờ, màu phượng mạnh mẽ làm khắp thành phố rực lên như tết nhà nhà dán câu đối đỏ.
FMột hs đọc to, rõ yêu ầu bài tập 3
F Hs đọc thầm và trả lời:
Lúc đầu màu hoa phượng là màu đỏ còn non.Có mưa, hoa canngf tươi dịu. Dần dần, số hoa tăng, màu cũng đậm dần rồi hoa tàn với mặt trời chói lọi , màu phượng rực lên.
FHoạt động nhóm đôi và trả lời:
Giúp em hiểu hoa phượng là hoa rất gần gũi, thân thiết với học trò
Giúp em hiểu được vẻ đẹp lộng lẫy của hoa phượng
Củng cố bài văn miêu tả
HĐ5:Đọc diễn cảm (7 phút)
Cho hs đọc nối tiếp toàn bài (1 lần)
Luyện đọc đoạn 1 cho cả lớp
Tổ chức:
Gọi 2 hs đọc lại đoạn 1
Hỏi :” cần chú ý gì khi đọc đoạn văn 1?”
Làm việc nhóm đôi
Yêu cầu đọc đúng và diễn cảm đoạn 1
Thi đọc diễn cảm đoạn 1 (2 hs ở 2 dãy lớp)
Gv nhận xét và khen thưởng
3 hs đọc nối tiếp 3 đoạn trong bài tập đọc
FTa cần chú ý:
+Ngắt hơi ở dấu phẩy, nghỉ hơi ở dấu chấm
+ Nhấn giọng ở các từ ngữ: cả một lọat, cả một vùng, cả một góc trời,.
FHs làm việc nhóm đôi
Thi đọc diễn cảm
F Lớp nhận xét
HĐ6:
Củng cố dặn dò (3 phút)
Gv nhận xét tiết học
Yêu cầu hs về nhà luyện đọc bài văn
Dặn hs về nhà học thuộc lòng bài chợ tết, chuẩn bị cho tiết chính tả nhớ viết
F Hs lắng nghe và về nhà chuẩn bị
Sinh viên thực hiện Hà Thị Châu Ngân lớp GDTH06B
File đính kèm:
- TAP DOC LOP 4.doc