TUẦN 27
TIẾT 1,2
TÁCH LỜI NÓI THÀNH TỪNG TIẾNG RỜI
(NVTH: Ôn Tách lời nói thành những tiếng rời khác nhau)
Việc 1: Tách lời nói thành những tiếng rời khác nhau
Thao tác 1: Đọc từng tiếng
H. mở SGK-tr5
T. Các em chỉ tay vào sách đọc to câu sau:
Tháp Mười đẹp nhất bông sen
T.Câu này có bao nhiêu tiếng?
H. (chỉ từng tiếng) có 6 tiếng
T. Cả lớp chỉ tay vào sách đọc to câu
149 trang |
Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 2284 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tiếng việt 1 tuần 27 đến 35, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tìm được.
H.(giải thích)
- Có âm đầu: iê (Việt, chiến,)
T. Em hãy gạch chân tiếng có chứa nguyên âm đôi ?
H. Tìm gạch chân và đánh dấu vào tiếng chứa âm đệm: toàn
T. Em hãy giải thích LCT âm đệm trong các tiếng em vừa tìm được.
H.(giải thích)
H. đọc nhẩm, đọc nhỏ, đọc to cả bài.
Lưu ý: Đây là một bài hát, nếu có thể dạy H hát luôn, khuyến khích HS hát, có thể cho 1 vài tổ hoặc một vài H thi hát.
Việc 4: Viết chính tả
Thao tác 1: Luyện ngữ âm
E hãy kể lại những nguyên âm đôi đã học?
H. iê,ua,uô
T.Khi không có âm cuối thì các nguyên âm đôi đó viết như thếnào?
H. iên/iêt; uôn/uôt; ươn/ươt
Khi có âm cuối thì các nguyên âm đôi đó viết như thế nào?
H. ia/ua/ưa
Khi có âm đệm thì nguyên âm đôi [iê] viết thế nào?
H. iên- uyên; ia- uya
Thao tác 2: Nghe-Viết (‘H viết cả bài, phần điệp khúc cuối cùng chỉ cần viết 1 lần)
T. Đọc từng tiếng/ từng từ/từng cụm từ cho H viết (Lưu ý phát âm nhấn mạnh các tiếng có phụ âm đầu cần phân biệt nghĩa, các từ sử dụng LCT ).
Tiết 7, 8
ôn tập (tiết 3)
(NVTH: Ôn LCT ghi nguyên âm đôi )
Việc 1: Ôn LCT ghi nguyên âm đôi
Thao tác 1: Cách ghi nguyên âm đôi uô
T. Em nhắc lại LCT viết nguyên âm đôi uô.
H. Khi có âm cuối, nguyên âm đôi /uô / được viết bằng con chữ uô.
Khi không có âm cuối, nguyên âm đôi /uô/ được viết bằng con chữ ua.
T. E hãy viết các tiếng sau: xuôn, cua.
H. Viết nháp (2 H viết bảng lớp)
T. Nhận xét
Thao tác 2: Cách ghi nguyên âm đôi iê.
T. Em nhắc lại LCT viết nguyên âm đôi iê.
H. Khi có âm cuối, nguyên âm đôi /iê / được viết bằng con chữ iê.
Khi không có âm cuối, nguyên âm đôi /iê/ được viết bằng con chữ ia
T. E hãy viết các tiếng sau: thiên, mía
H. Viết nháp (2 H viết bảng lớp)
T. Nhận xét.
Thao tác 3: Cách ghi nguyên âm đôi ươ .
T. Em nhắc lại LCT viết nguyên âm đôi ươ .
H. Khi có âm cuối, nguyên âm đôi /ươ / được viết bằng con chữ ươ .
Khi không có âm cuối, nguyên âm đôi /ươ/ được viết bằng con chữ ưa.
T. E hãy viết các tiếng sau: cướp, xưa
H. Viết nháp (2 H viết bảng lớp)
T. Nhận xét
Việc 2: Viết
Phần 1: Hướng dẫn viết chữ Q, V hoa (kiểu 2)
Thao tác 1: Hướng dẫn H quan sát vànhận xét chữ cái viết hoa
T. chuẩn bị mẫu chữ bìa hoặc viết bảng (mẫu chữ theo quy địnhcủa Bộ)
T. Chữ Q, V hoa cỡ vừa cao mấy li ? gồm mấy nét ?
H. Nhận xét về cấu tạo của nét chữ Q, V hoa.
- Độ cao: 5 li- 6đường kẻ ngang (cỡ nhỏ: 5 li)
- Số nét: 1 nét (chữ Q); 1 nét (chữ V)
T. miêu tả các nét chữ Q, V hoa cỡ to.
- Chữ Q: Nét viết chữ hoa Q (kiểu 2) là kết hợp của 3 nét cơ bản: cong trái, cong phải và lượn ngang (tạo vòng xoắn nhỏ ở chân chữ).
- Chữ V: Nét viết chữ hoa V (kiểu 2) là kết hợp của các nét cơ bản: móc hai đầu (trái - phải), cong phải và cong dưới (tạo vòng xoắn nhỏ).
T. vừa viết mẫu chữ Q, V hoa vừa nói quy trình viết.
- Chữ Q: Đặt bút giữa ĐK4 và ĐK5, viết nét cong trái (nhỏ) đến ĐK6, viết tiếp nét cong phải (to), xuống tới ĐK1 thì lượn vòng trở lại viết nét lượn ngang từ trái sang phải (cắt ngang nét cong phải) tạo vòng xoắn nhỏ ở chân chữ; dừng bút ở ĐK2.
- Chữ V: Đặt bút trên ĐK5, viết nét móc hai đầu (đầu móc bên trái cuộn vào trong, đầu móc bên phải hướng ra ngoài), lượn bút lên viết tiếp nét cong phải (hơi duỗi), tới ĐK6 thì lượn vòng trở lại viết nét cong dưới (nhỏ) cắt ngang nét cong phải, tạo một vòng xoắn nhỏ (cuối nét); dừng bút gần ĐK6.
H. Nhắc lại quy trình viết.
Thao tác 2: Hướng dẫn H viết trên bảng con
H. Viết chữ Q, V hoa 2-3 lần (không xoá bảng) theo hướng dẫn của T.
T. Sửa chữa những điểm viết chưa chính xác, nhận xét và khuyến khích những H viết đúng.
Thao tác 3: Hướng dẫn H viết vào vở Em tập viết 1- tập 2.tr78
H. Viết từng dòng vào vở theo hướng dẫn của T.
- 2 dòng chữ Q, V hoa cỡ to.
- 2 dòng chữ Q, V hoa cỡ nhỏ.
T. Quan sát, kiểm soát quá trình viết của H.
T. Có thể chấm chữa một số bài, nhận xét và rút kinh nghiệm cho cả lớp
Phần 2: Hướng dẫn viết từ ứng dụng chữ Q, V hoa
Thao tác 1: Giới thiệu từ ứng dụng
H. (đọc): Quảng Trị, Vĩnh Phúc
T.(có thể giới thiệu): Tên riêng phố, thủ đô.
Thao tác 2: Hướng dẫn H quan sát vànhận xét cách viết từ ứng dụng
T.(chỉ vào từ viết mẫu trên bảng lớn): Quảng Trị, Vĩnh Phúc
T. Yêu cầu H nhận xét.
H. Nhận biết độ cao của các chữ cái, cách đặt dấu thanh, khoảng cách giữa các chữ cái trong một tiếng, khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng.
T. Viết mẫu từ “Quảng Trị, Vĩnh Phúc trên dòng kẻ (tiếp theo dòng chữ mẫu)
Lưu ý: khoảng cách giữa tiếng cuối của câu mẫu và tiếng đầu tiên của câu kế tiếp do T quy định. (tuỳ từng trường hợp có thể cách từ 1- 3 ô vuông )
Thao tác 3: Hướng dẫn H viết trên bảng con
H. Viết từ “Quảng Trị, Vĩnh Phúc 1 lần , theo hướng dẫn của T.
T. Sửa chữa những điểm viết chưa chính xác, nhận xét và khuyến khích những H viết đúng.
Thao tác 4: Hướng dẫn H viết vào vở Em tập viết 1- tập 2
H. Viết từng dòng vào vở (tr79) theo hướng dẫn của T.
- Mỗi dòng viết 3- 4 lần.
- Viết ít nhất là 5 dòng.
T. Quan sát, kiểm soát quá trình viết của H (T nên khuyến khích H viết hết trang).
T. Có thể chấm chữa một số bài, nhận xét và rút kinh nghiệm cho cả lớp.
Lưu ý: Nếu không đủ thời gian, phần ứng dụng H về nhà tự viết hoặc viết vào giờ tự học.
Việc 3: Đọc
Ôn một số bài đọc ở học kì II( T tự chọn).
Yêu cầu:
+ Đọc rõ ràng
+ Đọc đúng ngữ điệu
+ Tốc độ nhanh(1phút/ 60 tiếng)
Việc 4: Viết
Thao tác 1: Ôn các luật chính tả
+ Âm đệm.
+ Nguyên âm đôi.
+ Các luật khác: LCT phiên âm ; LCTe,ê,i ; LCT âm[c].
Thao tác 2: Viết đoạn văn hoặc bài thơ ngắn
- GV chọn 1 bài bất kì cho HS viết
Yêu cầu:
+ Độ dài khoảng 100 tiếng, có sử dụng các LCT (càng nhiều càng tốt)
+Viết đúng theo luật chính tả
+ Trình bày đẹp, rõ ràng, đúng thể thơ.
Tiết 9, 10
Kiểm tra cuối năm
- Bài kiểm tra chính thức do địa phương ra đề.
- GV có thể tham khảo nội dung ôn tập và mẫu bài kiểm tra sau.
Phần một
Nội dung ôn tập học kì II
I.Tập đọc
- Ôn các bài đọc ở học kì II
- Yêu cầu:
+ Đọc to, rõ ràng.
+ Đọc đúng ngữ điệu.
II.Ngữ âm
- Ôn lại các Thao tác phân tích ngữ âm của tiếng.
- Vẽ mô hình các loại vần.
III.Chính tả
- Ôn các luật chính tả:
+ Âm đệm.
+Nguyên âm đôi.
+ Các luật khác: LCT phiên âm ; LCTe,ê,i ; LCT âm[c] .
- Viết đoạn văn ngắn.
- Yêu cầu:
+Viết đúng theo luật chính tả.
+ Trình bày đẹp, rõ ràng.
Phần hai
Bài kiểm tra- đo nghiệm học kì ii
Mục đích
Đo nghiệm năng lực phân tích ngữ âm, năng lực đọc, năng lực viết của học sinh đã học xong học kì II- lớp 1 . Trên cơ sở đó đánh giá chất lượng dạy và học môn TV1. CGD trong cả năm học.
Cách làm
Bài tập 1 và 2 kiểm tra đo nghiệm từng học sinh.
Bài tập 3 kiểm tra đo nghiệm tập thể.
Nội dung bài tập
Bài tập 1: Đo nghiệm năng lực phân tích ngữ âm (10 điểm)
Sau khi HS đọc bài đọc, T kiểm tra năng lực phân tích ngữ âm của HS đó .
Câu hỏi 1: Em hãy tìm trong bài đọc các ví dụ theo 5 mô hình sau:
(mỗi H chỉ tìm ví dụ cho 1 mô hình, tuỳ T lựa chọn)
a
N
Mô hình 1: Chỉ có âm chính
a
E
N
Mô hình 2: Có âm đầu, âm chính
a
N
Mô hình 3: Có âm đầu, âm đệm, âm chính
a
N
Mô hình 4:Có âm đầu, âm chính, âm cuối
a
E
N
Mô hình 5: Có đủ 4 thành phần
Câu hỏi 2: Em hãy tìm 1 tiếng có chứa nguyên âm đôi trong bài , giải thích cách dùng luật chính tả.
Câu hỏi 3: Tìm trong bài đọc những tiếng có âm đệm, giải thích cách dùng luật chính tả.
Bài tập 2: Đo nghiệm năng lực đọc
Cho HS đọc bài có 60 tiếng trong thời gian 1 phút
Cách tính điểm:
Dưới 1 phút: 10 điểm (xuất sắc )
Đúng 1 phút: 10 điểm (giỏi )
Từ 1,1- 1,5 phút: 8 điểm (khá )
Từ 1,6 - 2 phút: 6 điểm (trung bình )
Trên 2 phút : 4 điểm (kém )
GV có thể chọn 1 trong các bài đọc sau:
Bài đọc 1
Mỗi mùa hè tới, hoa Phượng Vĩ nở đỏ rực cả hai bên bờ. Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hàng ngày thành dải lụa đào ửng hồng phố phường. Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng. Sông Hương chính là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế.
Bài đọc 2
Khi qua những cánh đồng xanh, bạn có ngửi thấy mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng giọt sữa dần đông lại, bông lúa cong xuống, nặng vì chất quí trong sạch của trời.
Bài đọc 3
Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm. Trong bầu không khí đầy hơi ẩm và lành lạnh, mọi người đang ngon giấc trong những chiếc chăn đơn. Bỗng có tiếng một con gà trống vỗ cánh phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản. Tiếp đó rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran.
Bài đọc 4
Đám học sinh chúng tôi đứa nào cũng yêu mến thầy Đuy - Sen vì tấm lòng nhân từ, vì ý nghĩ tốt lành, vì những ước mơ của thầy về tương lai chúng tôi. Ngày nào chúng tôi cũng leo đồi, lội suối, bạt hơi vì gió rét nhưng chúng tôi tự nguyện đến trường nghe thầy giảng bài.
Bài đọc 5
Trước khi nghỉ hè, bọn con trai chúng tôi lại chạy ào lên đồi phá tổ chim. Cứ mỗi lần chúng tôi reo hò, huýt còi ầm ĩ chạy lên đấy là hai cây phong khổng lồ lại nghiêng ngả, đung đưa muốn chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc , dịu hiền.
Bài đọc 6
Chúng tôi công kênh nhau trèo lên cao làm chấn động cả vương quốc loài chim. Từ trên những cành cây cao nhất, cao ngang tầm cánh chim bay, bỗng như có một phép thần thông nào vụt mở ra trước mắt chúng tôi cả một thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng.
Bài tập 3:Bài đo nghiệm Chính tả
(H và G chuẩn bị trong thời gian 5 phút)
1. Nghe viết: (10 phút)
ở Cam- pu- chia, Tha- ta nghe kể nhiều về Hồ Chí Minh. Anh luôn mong có dịp ghé thăm Việt Nam, viếng lăng Bác Hồ .
2. Phân biệt chính tả:(20 phút)
a. Điền l/n
hiền ......ành
quạt ......an
.......ói chuyện
.......ôi thôi
......ắng nghe
c. Điền s/x
......ởi lởi
vì ......ao
......ấu hổ
.......ã hội
giàu ......ang
b. Điền r/d/gi
......a đình
lạc ......ang
hạt ......ẻ
......á sách
mưa ......ào
d. Điền ch/tr
......uyện cổ tích
cái ......ăn
sấm ......ớp
.......ả lời
ấm .......à
Thang điểm:
Bài 1: 6 điểm
Viết đúng: 5 điểm. Mỗi lỗi sai trừ 0,25 điểm.
Trình bày: 1 điểm.
Bài 2: 4 điểm (Mỗi phần 1 điểm. Sai một lỗi trừ 0,2 điểm.)
File đính kèm:
- thiet kecông nghệ 1.doc