I.MỤC TIÊU
_ Giúp học sinh làm quen và tiếp xúc với tranh vẽ của thiếu nhi.
_ Giúp học sinh tập quan sát, mô tả hình ảnh, màu sắc trên tranh.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Một số tranh ảnh thiếu nhi vẽ cảnh vui chơi ở sân trường, ngày lễ,công viên, cắm trại.
2. Học sinh: - Vở tập vẽ.
60 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1278 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Thưởng thức mỹ thuật Lớp 3 Năm 2009-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Vẽ hình theo cách hướng dẫn vào phần giấy chuẩn bị (không vẽ hình nhỏ quá hoặc to quá).
- Gợi ý HS vẽ thêm một số hình khác cho sinh động.
- HS vẽ màu theo ý thích và vẽ có đậm có nhạt.
- Giúp một số HS vẽ chậm để các em hoàn thành bài.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- GV sắp xếp và giới thiệu bài vẽ theo từng nhóm.
- HS nhận xét về hình dáng, đặc điểm, màu sắc con vật thể hiện trong các tranh.
- Khen ngợi HS có bài vẽ đẹp (hình vẽ rõ đặc điểm, có bố cục đẹp, màu sắc tươi sáng).
- HS tìm bài vẽ mà mình thích.
- GV: Nhận xét chung bài từng nhóm.
- GV: Củng cố nội dung bài học.
- GV: Nhận xét tiết học.
Dặn dò: - Quan sát bức tranh “Bảo vệ môi trường” ở bài 30
Ngày soạn: 10/ 04/ 2009 Tuần: 30
Ngày dạy: 11/ 04/ 2009 Tiết: 30
Bài 30
XEM TRANH THIẾU NHI VẼ VỀ ĐỀ TÀI SINH HOẠT
(Bảo vệ môi trường của Nguyễn Thị Hoài )
I.MỤC TIÊU:
- Hs tiếp xúc, làm quen với tranh của thiếu nhi, của hoạ sĩ về đề tài môitrường.
- Biết cách mô tả, nhận xét hình ảnh, màu sắc trong tranh.
- Có ý thức bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: _ Tranh in trong vở tập vẽ trong bộ Đồ dùng dạy học
_ Một vài bức tranh của học sinh vẽ về đề tài môi trường.
2. Học sinh: _ Vở tập vẽ, bút chì, màu vẽ, tẩy.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ôn định tổ chức lớp: Kiểm tra sỉ số, đồ dùng học tập.
Giới thiệu bài mới :
_ Gv: Treo lên bảng một vài bức tranh và giới thiệu thiếu nhi Việt Nam và thế giới đều
thích vẽ tranh về đề tài môi trường để Hs quan sát.
_ Gv: Giới thiệu những hoạt động về bảo vệ môi trường trong cuộc sống.
+ Tranh vẽ về đề tài môi trường
+ Đề tài bảo vệ môi trường rất phong phú và đa dạng như trồng cây, chăm
sóc cây, bảo vệ rừng…
_ Gv: Nhấn mạnh: Do có ý thức bảo vệ môi trường nên các bạn đã vẽ được những bức
Tranh đẹp để chúng ta xem và cùng bảo vệ môi trường.
Hoạt động 1: Xem tranh
_ Gv: Yêu cầu Hs quan sát vào vở tập vẽ, gợi ý cho Hs quan sát và tìm ra câu
trả lời:
+ Tranh vẽ về hoạt động gì?
+ Trong tranh vẽ những hình ảnh nào là chính, phụ?
+ Em hãy kể những màu được sử dụng trong bức tranh?
+ Em có thích bức tranh này không? Vì sao?
_ Hs: quan sát và trả lời theo câu hỏi.
_ Gv: bổ sung ý kiến của học sinh và hệ thống lại nội dung:
+ Tranh vẽ bằngø sáp màu. Hình ảnh chính là các bạn đang chăm sóc cây
và quét dọn sân trường mỗi bạn một công việc và hình dáng các bạn không
giống nhau tạo cho bức tranh sinh động thể hiện được công việc đang làm.
+ Chăm sóc cây và bảo vệ cây xanh là trách nhiệm không chỉ riêng ai mà là
trách nhiệm của mỗi người, bởi cây xanh rất quan trọng đối với môi trường
sống của chúng ta vì thế cần phải bảo vệ và chăm sóc
+ Màu sắc trong tranh có màu đậm, màu nhạt.
+ Đây là một bức tranh đẹp của bạn Nguyễn Thị Hoài vẽ về đề tài môi
trường và ý thức của bạn trong bảo vệ môi trương xung quanh trường học.
Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá
_ Gv: - nhận xét khen ngợi một số học sinh hăng say phát biểu xây dựng bài.
- nhắc nhở một số em còn thụ động cần mạnh dạn hơn.
Dặn dò: - Quan sát cảnh vật xung quanh nơi em ở để chuẩn bị cho bài sau.
Ngày soạn: 17/ 04/ 2009 Tuần: 31
Ngày dạy: 18/ 04/ 2009 Tiết: 31
Bài 31
VẼ CẢNH THIÊN NHIÊN
I. MỤC TIÊU:
- HS biết quan sát các hình ảnh và nhận ra vẻ đẹp của phong cảnh quê hương
- HS biết vẽ và vẽ được tranh phong cảnh theo cảm nhận riêng.
- HS thêm yêu mến quê hương
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Chuẩn bị tranh, ảnh về thiên nhiên
- Bài vẽ của HS các lớp trước.
- Hình gợi ý cách vẽ
2. Học sinh: - SGK.
- Tranh, ảnh phong cảnh (nếu có)
- Giấy vẽ hoặc vở thực hành.
- Hộp màu, bút vẽ hoặc sáp màu, bút chì màu , bút dạ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp:- Kiểm tra dụng cụ học tập và bài cũ:
- GV chấm 1 số bài của HS. Nhận xét, đánh giá
2. Giới thiệu bài mới:
- GV: Tiết học hôm nay Thầy sẽ tiếp tục hướng dẫn các em cách vẽ tranh về phong cảnh thiên nhiên
- GV: Ghi tựa bài lên bảng.
Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài.
- GV: dùng tranh, ảnh giới thiệu HS biết:
+ Tranh phong cảnh là tranh vẽ về cảnh đẹp của quê hương đất nước.
+ Cảnh vật trong tranh vẽ cảnh vật là chính
+ Cảnh vật trong tranh thường là nhà cữa, phố phường, hàng cây, cánh đồng, đồi núi.
+ Tranh phong cảnh không phải là sự sao chụp, chép lại y nguyên phong cảnh thực mà được sáng tạo dựa trên thực tế thông qua cảm xúc của người vẽ
- HS: Quan sát, lắng nghe hướng dẫn GV
- GV: Đặt câu hỏi gợi ý để HS tiếp cận đề tài:
+Xung quanh nơi em ở có cảnh nào đẹp?
+ Em đã được đi tham quan, nghỉ hè ở đâu? Phong cảnh ở đó như thế nào?
+Em hãy tả lại cảnh vật mà em thích
- HS: Nối tiếp nhau trả lời.
- GV: Kết luận:
- HS: Lắng nghe.
Hoạt động 2: Cách vẽ phong cảnh
- GV: Giới thiệu cho HS biết 2 cách vẽ tranh phong cảnh :
+Quan sát cảnh thiên nhiên và vẽ trực tiếp (vẽ ngoài trời, công viên, sân trường….)
+Vẽ bằng cách nhớ lại hình ảnh đã từng quan sát
- HS: Lắng nghe.
- GV: Giới thiệu hình gợi ý các bước vẽ hoặc có thể vẽ lên bảng theo các bước để HS quan sát.
- HS: Quan sát theo hình hướng dẫn của GV
- GV: Gợi ý HS
+ Nhớ lại các hình ảnh định vẽ
+ Sắp xếp hình ảnh chính, hình ảnh phụ sao cho cân đối, hợp lí, rõ nội dung.
+ Vẽ hết phần giấy và vẽ màu kín nền
Hoạt động 3: Thực hành
- GV: Yêu cầu HS suy nghĩ để chọn cảnh trước khi vẽ
+Vẽ hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ sau, luôn nhớ vẽ cảnh là trọng tâm
- Trong khi HS vẽ, GV đến từng bàn để quan sát hướng dẫn bổ sung.
Hoạt động 4: Nhận xét – đánh giá.
- GV: Cùng HS chọn một số bài có ưu điểm, nhược điểm rõ nét để nhận xét về:
+ Cách chọn cảnh
+ Bố cục
+ Cách vẽ hình
+ Những nhực điểm cần khắc phục về bố cục và cách vẽ
+ Những ưu điểm cần phát huy
- HS: Quan sát và nhận xét theo cảm nhận riêng.
- GV: Gợi ý để HS xếp loại các bài đã nhận xét.
-GV: Tổng kết tiết học và nêu lên một số tranh đẹp để động viên, khích lệ HS
Dặn dò: - Quan sát các loại đường diềm để chuẩn bị cho bài học sau.
Ngày soạn:23/ 04/ 2009 Tuần: 32
Ngày dạy: 25/ 04/ 2009 Tiết: 32
Bài 32
VẼ ĐƯỜNG DIỀM TRÊN ÁO, VÁY
I. MUC TIÊU
- HS cảm nhận được vẻ đẹp và làm quen với ứng dụng của đường diềm trong cuộc sống.
- HS biết cách vẽ và vẽ được trang trí đường diềm theo ý thích, biết sử dụng đường diềm vào trang trí.
- HS có ý thức làm đẹp trong cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: - Một số đường diềm (cỡ to) trang trí trên áo, váy
- Một số bài tranh trí đường diềm của học sinh năm trước.
- Một số hoạ tiết sắp xếp vào đường diềm.
2. Học sinh: - Giấy vẽ hoặc vở thực hành.
- Bút chì, thước kẻ, compa hoặc sáp màu, bút chì màu , bút dạ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ, kiểm tra đồ dùng học sinh.
2. Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
- GV: Cho HS quan sát một số hình ảnh và gợi ý các câu hỏi:
+ Em thấy đường diềm thường được trang trí ở đồ vật nào?
+ Ngoài những đồ vật vừa nói trên còn có những đồ vật nào ?
+ Những hoạ tiết nào thừng được trang trí đường diềm?
+ Cách sắp xếp hoạ tiết ở đường diềm như thế nào?
- GV tóm tắt và bổ sung cho nhận xét của học sinh.
+ Đường diềm thường để trang trí khăn, áo, đĩa, ấm, chén…
+ Dùng đường diềm để trang trí sẽ làm cho đồ vật đẹp hơn.
+ Hoạ tiết để trang trí đường diềm rất phong phú như: Hoa, lá, chim, bướm, hình tròn…
+ Có nhiếu cách sắp xếp hoạ tiết thành đường diềm: Sắp xếp nhắc lại, xen kẽ, đối xứng, xoay chiều.
+ Các hoạ tiết giống nhau thường vẽ bằng nhau và vẽ cùng một màu.
+ Vẽ màu sắc làm cho đường diềm thêm đẹp.
Hoạt động 2: Cách trang trí đường diềm.
- GV: Gợi ý Hs quan sát chiếc váy để tìm ra những chỗ có thể trang trí đường diềm
+ Tìm chiều dài, rộng của đường diềm cho vừa với tờ giấy vả kẻ hai đường thẳng cách đều sau đó chia các hoảng cách đều nhau rồi kẻ các đường trục.
+ Vẽ các hình mảng tranh trí khác nhau sao cho cân đối, nhắc lại hoặc hai hoạ tiết sen kẽ nhau.
+ Vẽ màu theo ý thích có đậm, nhạt, nên sử dụng từ 3 đến 4 màu.
- GV vẽ lên bảng 1 hoặc 2 cách sắp xếp hoạ tiết và vẽ màu khác nhau để gợi ý HS:
Hoạt động 1: Thực hành.
+ HS làm bài theo cảm nhận và có thể cho học sinh làm bài theo nhóm.
+ HS tự vẽ đường diềm.
- Đối với những học sinh còn lúng túng, GV hướng dẫn cụ thể trên bài để các em làm bài.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- GV: cùng HS chọn một số bài trang trí đường diềm đẹp treo trên bảng để HS nhận xét, xếp loại.
- HS: Quan sát và nhận xét theo cảm nhận riêng
- GV: Động viên khích lệ những HS hoàn thành bài vẽ, khen ngợi những bài vẽ đẹp.
- GV: Nhận xét tiết học
Dặn dò: - Quan sát các loài hoa để chuẩn bị cho bài học sau
--------------- & ---------------
Ngày soạn:31/ 04/ 2009 Tuần: 33
Ngày dạy: 02/ 05/ 2009 Tiết: 33
Bài 33
VẼ TRANH BÉ VÀ HOA
File đính kèm:
- bai 1.doc