Giáo án thực tập giảng dạy môn GDCD - Trường PT thực hành sư phạm - Nguyễn Văn Tấn

Giờ trước các em đã nắm được nội dung cơ bản của nền dân chủ XHCN ở Việt Nam trên các lĩnh vực, vậy để làm tốt dân chủ trên các lĩnh vực đó chúng ta cần phải có những yêu cầu gì? Dân chủ có những hình thức cơ bản nào? Đó là nội dung mà hôm nay cô và các em đi tìm hiểu tiếp tiết 2 bài 10: “Nền dân chủ XHCN”.

 

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 538 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án thực tập giảng dạy môn GDCD - Trường PT thực hành sư phạm - Nguyễn Văn Tấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường PT: THỰC HÀNH SƯ PHẠM Tổ chuyên môn:.. GIÁO ÁN THỰC TẬP GIẢNG DẠY BÀI 10: NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ( Tiết 2) Ngày tháng năm. Sinh viên: Nguyễn Thị Oanh MSSV: DCT096035 Lớp: DH10CT Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Văn Tấn Mục tiêu bài học: Học xong bài này, HS cần đạt được: Về kiến thức: Nêu được hai hình thức cơ bản của dân chủ là dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp (dân chủ đại diện). Về kỹ năng: Biết được những hình thức cơ của dân chủ. Về thái độ: Tích cực tham gia các hoạt động mang tính dân chủ phù hợp với lứa tuổi, phê phán các hành vi, luận điệu xuyên tạc, chống lại nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Chuẩn bị của giáo viên: Sách giáo khoa GDCD 11. Sách giáo viên GDCD 11. Tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học. Biểu đồ, sơ đồ có liên quan đến nội dung bài học. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Sách giáo khoa GDCD 11. - Xem bài học bài trước khi đến lớp III. Các kĩ năng cơ bản được giáo dục trong bài này: - Kỹ năng sống góp phần xây dựng nền dân chủ XHCN. - Kỹ năng thực hiện dân chủ trong đời sống qua các hình thức dân chủ. IV. Các phương pháp kỹ thuật dạy học: Để dạy bài này, GV có thể sử dụng kết hợp các phương pháp: Phương pháp thuyết trình. Phương pháp đàm thoại. Phương pháp nêu vấn đề. Thảo luận nhóm V. Phương tiện dạy học: - Bảng phụ - Tranh ảnh minh họa VI. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức lớp: 1” 2. Kiểm tra bài củ: 3” Câu hỏi: Nêu bản chất nền dân chủ XHCN? nội dung xây dựng nền dân chủ XHCN thể hiện trên mấy lĩnh vực? 3. Khám phá: 1” Giờ trước các em đã nắm được nội dung cơ bản của nền dân chủ XHCN ở Việt Nam trên các lĩnh vực, vậy để làm tốt dân chủ trên các lĩnh vực đó chúng ta cần phải có những yêu cầu gì? Dân chủ có những hình thức cơ bản nào? Đó là nội dung mà hôm nay cô và các em đi tìm hiểu tiếp tiết 2 bài 10: “Nền dân chủ XHCN”. Thời gian Hoạt động của GV và HS Nội dung chính của bài 15 phút 20 phút Hoạt động 1: Bằng phương pháp nêu vấn đề giáo viên giúp học sinh tìm hiểu các yêu cầu của nền dân chủ XHCN; - GV: Cho học sinh nhắc lại những nội dung cơ bản của dân chủ trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Từ đó giáo viên giúp học sinh lấy ví dụ về các nội dung của dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. - GV: đặt vấn đề. Những nội dung cơ bản của nền dân chủ XHCN nêu trên càng cho thấy rõ bản chất của nền dân chủ XHCN ở Việt Nam. Vậy để quyền lực hoàn toàn thuộc về nhân dân Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến các yêu cầu nào. - GV: nêu câu hỏi cho HS trả lời: Các em hãy cho biết để xây dựng nền dân chủ XHCN ở nước ta tốt hơn thì Đảng và nhà nước Ta cần phải làm tốt những yêu cầu nào? - HS: suy nghĩ và trả lời. - GV: nhận xét, bổ sung. - GV: kết luận. Hoạt động 2:Bằng phương pháp thảo luận nhóm giáo viên giúp học sinh thảo tìm hiểu những hình thức cơ bản của dân chủ. - GV: Theo các em dân chủ được thực hiện thông qua mấy hình thức? Và đó là những hình thức nào? - HS: phát biểu. - GV: Vây để tìm hiểu rỏ dân chủ trực tiếp là gì? Dân chủ gián tiếp là gì? GV chia lớp thành 4 nhóm để thảo luận và giao câu hỏi cho từng nhóm ( thảo luận trong 3 phút trình bày 1 phút). - GV: dùng bảng phụ nêu câu hỏi cho các nhóm thảo luận. Nhóm 1: Thế nào là dân chủ trực tiếp? hãy nêu ví dụ về những hình thức dân chủ trực tiếp mà em biết? Nhóm 2: Thế nào là dân chủ gián tiếp? hãy nêu ví dụ về những hình thức dân chủ gián tiếp mà em biết? Nhóm 3: Em hãy cho biết hai hình thức dân chủ này có mối quan hệ với nhau không? Vì sao? - HS: các nhóm tập trung thảo luận. - GV: cho các nhóm lên trình bày nội dung thảo luận của nhóm mình. - HS: các nhóm cử đại diện lên trình bày nội dung của nhóm ( các nhóm khác góp ý kiến hoàn thành câu trả lời) - HS: cả lớp trao đổi và nhận xét. - GV: Nhận xét và giải thích thêm. - GV: kết luận: Dân chủ XHCN vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Nhà nước đại diện quyền làm chủ đồng thời là người tổ chức thực hiện đường lối chính sách của Đảng. Mọi đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đều phục vụ lợi ích của nhân dân và có sự tham gia góp ý kiến của nhân dân 2. Xây dựng nền dân chủ XHCN ở Việt Nam: e. Yêu cầu của nền dân chủ XHCN: - Hoàn thiện hệ thống pháp luật. - Hoàn thiện hơn nữa sự thạm gia của nhân dân vào bộ máy nhà nước - Đào tạo, bồi dưỡng, bố trí đội ngũ cán bộ công chức nhà nước vừ hồng vừa chuyên. - Ngăn ngừa, trừng trị TNXH, tham nhũng - Ngăn chặn và khắc phục dân chủ hình thức, dân chủ cực đoan, trừng trị hành động lợi dụng dân chủ. 3. Những hình thức cơ bản của dân chủ: a. Dân chủ trực tiếp: Khái niệm: Dân chủ trực tiếp là hình thức dân chủ với những quy chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết, tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, của Nhà nước. b. Dân chủ gián tiếp: Khái niệm: Dân chủ gián tiếp là hình thức dân chủ thông qua những quy chế, thiết chế để nhân dân bầu ra những người đại diện thay mặt mình quyết định các công việc chung của cộng đồng, của Nhà nước. c. Mối quan hệ giữa dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp: Đều là hình thức của chế độ dân chủ và có quan hệ mật thiết với nhau. Hạn chế: Dân chủ trực tiếp: Đây là hình thức dân chủ mang tính quần chúng rộng rãi những lại phụ thuộc vào trình độ nhận thức của người dân. Dân chủ gián tiếp: Nguyện vọng của nhân dân không được phản ánh trực tiếp; phụ thuộc vào năng lực người đại diện. Vì vậy, phải kết hợp hai hình thức này để phát huy tối đa hiệu quả nền dân chủ XHCN 4. Củng cố, dặn dò: 5 phút Củng cố: Câu 1: Dân chủ trực tiếp là hình thức dân chủ trong đó: Mọi người dân đều được tham gia biểu quyết mọi công việc của đất nước. Nhân dân có quyền thảo luận, biểu quyết, tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, của xã hội. Mọi người đều được quyền quyết định các công việc của đất nước. Mọi người đều có quyền làm chủ. Câu 2: Dân chủ gián tiếp là hình thức dân chủ trong đó: Thể hiện một cách trực tiếp ý chí của nhân dân vào việc tham gia quản lý nhà nước và xã hội. Mọi người đều có quyền làm chủ. Nhân dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội thông qua hoạt động của những người đại diện. Mọi người đều được quyền quyết định các công việc của đất nước. Câu 3: Ghép nội dung ở cột A với nội dung ở cột B sao cho phù hợp: Cột A Cột B 1. Dân chủ trực tiếp là A. Hình thức nhân dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội thông qua hoạt động của những người đại diện. 2. Dân chủ gián tiếp là B. Mọi quyền lực thuộc về nhân dân, trước hết là nhân dân lao động. 3. Dân chủ là C. Sự thể hiện một cách trực tiếp ý chí của mỗi công dân vào việc tham gia quản lý nhà nước và xã hội. 4.Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực chính trị là D. Quyền lực thuộc về nhân dân, là quyền làm chủ của nhân trong các lĩnh vực đời sống xã hội của đất nước. Dặn dò: - Về nhà học bài và làm bài tập SGK. - Xem bài và chuẩn bị bài kế tiếp: sưu tàm tài liệu, số liệu, tranh ảnh về dân số và giải quyết việc làm. Giáo viên hướng dẫn duyệt Sinh viên thực tập NGUYỄN VĂN TẤN NGUYỄN THỊ OANH

File đính kèm:

  • docGIAO AN 11.doc
Giáo án liên quan