1. ổn định tổ chức
2. Bài mới:
*HĐ 1. Giới thiêu bài.
*HĐ2. Giảng bài
Bài 1: viết số thích hợp vào chỗ chấm:
Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
Hướng dẫn cách làm: Dựa vào bản nhân 7, chia 7 để làm bài.
HS làm bài vào vở.
5 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 4045 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án thực hành Toán + Tiếng Việt Lớp 3 Tuần 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện Toán:
THỰC HÀNH TIẾT 1
I. MỤC TIÊU:
Củng cố bảng nhân 7, chia 7; gấp một số lên nhiều lần.
Hs nắm vững các kiến thức đã học vào làm đúng các bài tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HOC
Vở bài tập thực hành.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. ổn định tổ chức
2. Bài mới:
*HĐ 1. Giới thiêu bài.
*HĐ2. Giảng bài
Bài 1: viết số thích hợp vào chỗ chấm:
Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
Hướng dẫn cách làm: Dựa vào bản nhân 7, chia 7 để làm bài.
HS làm bài vào vở.
Gv cùng cả lớp chữa bài.
7 x10 = 70 7 x 9 = 63 7 x 8 = 56
70 : 7 = 10 63: 7 = 9 56: 7 = 8
70 : 10 = 7 63: 9 = 7 56: 8 = 7
+ Em có nhận xét gì về các phép tính và kết của các phép tính ở mỗi cột?
( Lấy tích chia cho thừa số này thì được thừa số kia)
Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống:
Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
GV hướng dẫn cách làm: Vận dụng quy tắc gấp một số lên nhiều lần để tìm các số viết vào ô trống.
HS làm bài vào vở. Một số HS nối tiếp nhau nêu kết quả.
Gv cùng cả lớp chữa bài.
Bài 3: Chia 56 quyển vở cho HS mỗi em được 7 quyển. Hỏi bao nhiêu em được chia vở?
1 HS đọc đề toán.
Gv hướng dẫn cách làm:
+ Bài toán cho biết gì? Yêu cầu chúng ta tìm gì?
Hs làm bài vào vở. GV chấm, chữa bài.
Giải:
Số học sinh được chia vở là:
56: 7 = 8 ( Học sinh)
Đáp số: 8 học sinh
Bài 4: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống.
HS thảo luận nhóm đôi cách làm. Đại diện nhóm trình bày kết quả.
Gv cùng cả lớp chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò:
Nêu lại quy tắc gấp một số lên nhiều lần.
Dặn dò: Về nhà xem lại bài.
Luyện Tiếng Việt:
THỰC HÀNH TIẾT1
I. MỤC TIÊU:
- Luyện kỹ năng đọc thành tiếng bài Cục nước đá
Chú ý các từ dễ phát âm sai: lông lốc, ướt nhoẹt
- Rèn kỹ năng đọc hiểu:
Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: đục ngầu, lông lốc,ướt nhoẹt.
Câu chuyện nói lên: Ai kiêu ngạo sẽ cô độc và chẳng có ý nghĩa gì.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HOC
Vở bài tập thực hành.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. ổn định tổ chức
2. Bài mới:
*HĐ 1. Giới thiêu bài.
*HĐ2. Luyện đọc
- GV đọc mẫu.
- Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau đọc từng câu (2 lượt)
- Đọc đoạn: 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trước lớp, hiểu nghĩa từ mới được chú giải.
- Đọc đoạn trong nhóm: 4 nhóm đọc nối tiếp nhau đọc 2 đoạn của truyện. Một HS đọc lại toàn truyện.
*HĐ 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Một HS đọc thành tiếng đoạn 1, cả lớp đọc thầm theo, trả lời: Lúc vừa rơi xuống đất, cục nước đá có hình dáng thế nào? (Trắng tinh, to lông lốc như quả trứng gà.
Trông thấy cục nước đá, dòng nước làm gì?
Đổ một bình nước vào một thùng đầy rượu thì chẳng ai biết
- Vì sao sau việc làm của người đàn ông, thùng rượu vẫn ngon?
Vì một bình nước rất ít so với một thùng rượu.
- Vì sao về sau trong thùng chỉ có nước, không có rượu?
Vì nhiều người làm theo đổ nước vào thùng.
Cả lớp đọc thầm đoạn 4, trả lời: Câu chuyện kết thúc thế nào?
Mọi người cãi nhau, cuộc sống vui vẻ không còn.
Câu chuyện muốn nói với em điều gì? Không nên sống ích kỉ, dối trá, chỉ nghỉ đến ích của mình mà quên đi tục lệ của làng./ Một kẻ ích kỉm, dối trá có thể làm hỏng cuộc sống cộng đồng.
- Dòng nào dưới đây chỉ các từ chỉ hoạt động? (đem, dổ, biết, xảy ra,làm)
3. Củng cố, dặn dò:
Nêu nội dung bài học: Ai kiêu ngạo sẽ cô độc và chẳng có ý nghĩa gì.
Dặn dò: Về nhà xem lại bài.
Luyện Tiếng Việt:
THỰC HÀNH TIẾT 2
I. MỤC TIÊU:- Điền chữ r, d hoặc gi. Điền uôn hoặc uông.
- Biết tìm hình ảnh so sánh trong các câu thơ. Viết kết quả vừa tìm được vào bảng.
- Biết điền từ chỉ hoạt động vào chỗ thích hợp của đoạn văn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HOC
Vở bài tập thực hành Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ: Tìm từ chỉ hoạt động học của HS?
2. Bài mới:
*HĐ1: giới thiệu bài.
*HĐ 2: Giảng bài:
Điền chữ, vần vào chỗ trống
HS đọc đề bài, Suy nghĩ rồi làm bài tập vào vở.
- Chữa bài: Thứ tự cần điền: a/ gi, r, gi, d
b/ uông, uôn, uông, uôn.
Số 2: Thảo luận nhóm 4.
Đại diện nhóm trình bày.
a/ Cục nước đá – một quả trứng gà.
b/ Những bông cúc vàng – những tia nắng nhỏ.
c/ Lá tre – hoa dong riềng.
d/ Quả ớt – Ngọn lửa đèn dầu.
Số 3: HS đọc đề bài. GV hướng dẫn HS tự điền vào vở.
Chấm chữa bài.
Thứ tự cần điền: Đuổi, lôi, thò, bảo, ùa, ngậm, vồ.
3.Củng cố, dặn dò:
1 HS nêu lại các hình ảnh so sánh có trong bài tập 2.
Dặn dò: Về nhà xem lại bài.
Luyện Toán:
THỰC HÀNH TIẾT 2
I. MỤC TIÊU:
Củng cố bảng nhân 7, chia 7; gấp một số lên nhiều lần; cách tìm số chia, số chia, thừa số chưa biết; cách vẽ đoạn thẳng với số đo cho trước.
Hs nắm vững các kiến thức đã học vào làm đúng các bài tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HOC
Vở bài tập thực hành.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức
2. Bài mới:
*HĐ 1. Giới thiêu bài.
*HĐ2. Giảng bài
Bài 1: viết số thích hợp vào chỗ chấm:
Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
Hướng dẫn cách làm: Dựa vào bản nhân 7, chia 7 để làm bài.
HS làm bài vào vở.
Gv cùng cả lớp chữa bài.
7 x 6 = 42 7 x 5 = 35 7 x 3 = 21
42 : 7 = 6 35: 7 = 5 21: 7 = 3
0 : 7 = 0 7: 7 = 1 7 x 2 = 14
+ Em có nhận xét gì về các phép tính và kết của các phép tính ở mỗi cột hai hàng trên?
( Lấy tích chia cho thừa số này thì được thừa số kia)
Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống:
Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
GV hướng dẫn cách làm: Vận dụng quy tắc gấp một số lên nhiều lần, giảm đi một số lần… để làm phép tính tìm các số viết vào ô trống.
HS làm bài vào vở. Một số HS nối tiếp nhau nêu kết quả.
Gv cùng cả lớp chữa bài.
Bài 3: Tìm x
a) X: 7 = 2 b) 63 : X = 7 c) X x 4 = 40
Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
GV hướng dẫn cách làm: Vận dụng quy tắc tìm số bị chia, số chia, thừa số chưa biết để làm bài tập.
3 hS nối tiếp nhau nêu quy tắc.
HS làm bài vào vở. Một số HS nối tiếp nhau nêu kết quả.
Gv cùng cả lớp chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò:
Nêu lại quy tắc gấp một số lên nhiều lần, quy tắc tìm số bị chia, số chia, thừa số chưa biết.
Dặn dò: Về nhà xem lại bài.
File đính kèm:
- giao a thuc hanh toantv lop3 tuan 8.doc