Giáo án Thủ công – kĩ thuật _Tuần 1_Trường TH Đinh Tiên Hoàng

TUẦN 1

GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOẠI GIẤY, BÌA

 VÀ DỤNG CỤ HỌC THỦ CÔNG.

 1 Tiết

I. / MỤC TIÊU :

v Học sinh biết một số loại giấy ,bìa và dụng cụ học thủ công.

II. / CHUẨN BỊ:

% Các loại giấy màu, bìa và dụng cụ để học thủ công và kéo, hồ dán, thước kẻ, khăn lau tay.

III. / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :

 

 

doc27 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 732 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Thủ công – kĩ thuật _Tuần 1_Trường TH Đinh Tiên Hoàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mình HS cả lớp. KĨ THUẬT PHỤC VỤ. ĩ TUẦN 1 + 2 ĩ Bài 1 (@ 2 TIẾT ?) MỤC TIÊU : Biết cách đính khuy hai lỗ. Đính được khuy hai lỗ đúng quy trình, đúng kĩ thuật. Rèn luyện tình cẩn thận. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Mẫu đính khuy hai lỗ. Một số sản phẩm may mặc được đính khuy hai lỗ. Vật liệu và công cụ cần thiết: Mỗt số khuy hai lỗ được làm bằng vật liệu khác nhau (như vọ con trai, nhựa, gỗ,) với nhiều màu sắc, kích cỡ, hình dạng khác nhau. 2-3 chiếc khuy hai lỗ có kích thước lớn(có trong bộ dụng cụ khâu, thêu lớp 5 của GV). Một mảnh có kích thước 20cm x 30cm. Chỉ khâu, len hoặc sợi. Kim khâu len và kim khâu thường. Phấn vạch, thước (có cạch chia thành từng xăng- ti-mét), kéo. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT DỘNG CỦA TRÒ TIẾT I ỔN ĐỊNH LỚP : GV nhận lớp, ổn định HS. KIỂM TRA BÀI CŨ : Kiểm tra dụng cụ HS Nêu nhận xét. DẠY BÀI MỚI: Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài và nêu mục đích yêu cầu bài học. Các hoạt động : Hoạt động 1: GV yêu cầu HS quan sát,  đặt câu hỏi định hướng quan sát và yêu cầu HS rút ra nhận xét về đặc điểm hình dáng, kích thước, màu sắc của khuy hai lỗ. GV hướng dẫn mẫu đính khuy hai lỗ, hướng dẫn sát mẫu kết hợp với quan sát H1 b (SGK)  và đặt câu hỏi yêu cầu. Tổ chức cho HS quan sát khuy đính trên sản phẩm may mặc như áo, vỏ, gói, và đặt câu hỏi để HS nêu nhận xét về khoảng cách giữa các khuy, so sánh vị trí giữa các khuy và lỗ khuyết trên hai nẹp áo.  Tóm tắt nội dung chính của hoạt động 1: Khuy (hay còn gọi là cúc hoặc nút) được làm bằng nhiều vật liệu khác nhau như nhựa, trai, gỗ, với nhiều màu sắc, kích thước, hình dạng khác nhau. Khuy được đính vào vải bằng các đường khâu hai lỗ khuy để nối với vải (dưới khuy). Trên 2 nẹp áo, vị trí khuy ngang bằng với vị trí lỗ khuyết. Khuy được cài qua khuyết để gài 2 nẹp áo sản phẩm vào nhau. Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS thao tác kĩ thuật GV hướng dẫn học sinh đọc lướt các nội dung mục II (SGK) và đặt câu hỏi yêu cầu HS nêu tên các bước trên quy trình đính khuy (vạch dấu các điểm đính khuy và đính khuy cào các điểm vạch dấu). Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 1 và quan sát hình 2 (SGK) và đặt câu hỏi để HS nêu các vạch dấu các điểm đính khuy hai lỗ. Gọi 1-2 HS lên bảng thực hiện các thao tác trong bước 1 (vì Hs đã được học cách thực hiện cá thao tác ở lớp 4). GV quan sát, uốn nắn và hướng dẫn nhanh lại một lượt các thao tác trong bước 1. Đặt câu hỏi để HS nêu cách chuẩn bị đính khuy trong mục 2a và hình 3. GV sử dụng khuy có kích thước lớn huớng dẫn cách chuẩn bị đính khuy. Hướng dẫn học sinh đọc mục 2b và quan sát hình 4 (SGK) để nêu cách đính khuy. GV dùng khuy to và kim khâu len để hướng dẫn cách đính khuy hình 4 (SGK). Lưu ý HS : khi đính khuy mũi kim phải đâm xuyên qua lỗ khuy và phần vải dưới lỗ khuy. Mỗi khuy phải đính 3 - 4 lần cho chắc chắn. GV hướng dẫn lâu khâu đính thứ nhất (kim qua khuy thứ nhất, xuống kim qua lỗ khuy thứ hai). Hướng dẫn HS quan sát hình 5, hình 6 (SGK). Đặt câu hỏi để HS nêu cách quấn chỉ quanh chân khuy và kết thúc đính khuy. Nhận xét và hướng dẫn HS thực hiện thao tác quấn chỉ quanh chân khuy. Lưu ý hướng dẫn HS cách lên kim nhưng qua lỗ khuy và cách quấn chỉ chắc chắn nhưng vải không bị dúm. Sau đó, yêu cầu HS quan sát khuy được đính trên sản phẩm (áo) và hình 5 (SGK) để trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa. Riêng đối với thao tác kết thúc đính khuy, GV có thể gợi ý HS nhớ lại kết thúc đường khâu đã học ở lớp 4, sau đó yêu cầu HS lên bảng thực hiện thao tác. Hướng dẫn nhanh lần thứ hai các bước đính khuy. GV tổ chức thực hành gấp nẹp, khâu lược nẹp, vạch dấu các điểm đính khuy. CỦNG CỐ BÀI: GV nêäu lại các thao tác kĩ thuật và GD HS tính cẩn thận GV nêu nhận xét lớp HS bày dụng cụ (theo yêu cầu của GV) trên bàn. HS lắng nghe và ghi tụa bài vào vở. Quan sát, nhận xét mẫu : HS quan sát một số mẫu khuy hai lỗ và hình 1a (SGK) Rút ra nhận xét. HS nêu nhận xét về đường chỉ đính khuy, khoảng cách giữa các khuy đính trên sản phẩm. HS trả lời. HS lắng nghe. HS thao tác kĩ thuật : HS nêu tên các bước trên quy trình đính khuy. HS đọc nội dung 1. Nêu các vạch dấu các điểm đính khuy hai lỗ. 1-2 HS lên bảng thực hiện các thao tác. HS nêu cách chuẩn bị đính khuy. HS đọc SGK và quan sát H4. HS lên bảng thực hiện thao tác. HS nêu cách quấn chỉ quanh chân khuy và kết thúc đính khuy.  HS quan sát khuy được đính trên sản phẩm (áo) và hình 5 (SGK) để trả lời câu hỏi. HS lên bảng thực hiện thao tác. 1-2 HS nhắc lại và lên bảng thực hiện thao tác đính khuy hai lỗ. TIẾT 2 ỔN ĐỊNH LỚP : Nhận lớp, ổn định HS KIỂM TRA BÀI CŨ : Gọi vài HS nhắc lại quy trình thực hiện đính khuy 2 lỗ. GV nêu nhận xét. DẠY BÀI MỚI : Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài và nêu yêu cầu tiết hoc. Các hoạt động : Hoạt động 3: HS thực hành GV nhắc lại một số điểm cần lưu ý khi đính khuy hai lỗ. GV  kiểm tra kết quả thực hành ở tiết 1 và sự chuẩn bị dụng cụ, vật liệu thực hành đính khuy hai lỗ của HS. GV nêu yêu cầu và thời gian thực hành : mỗi HS đính 2 khuy trong thời gian khoảng 50 phút. Hướng dẫn yêu cầu của sản phẩm ở cuối bài để các em theo đó thực hiện cho đúng. GV tổ chức cho HS thực hành theo nhóm để các em trao đổi, học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau. GV quan sát, uốn nắn cho những HS thực hiện chưa đúng thao tác kĩ thuật hoặc hướng dẫn thêm cho những HS còn lúng túng. Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm. Có thể chỉ định một vài nhóm HS trưng bày sản phẩm. Gọi HS nêu yêu cầu sản phẩm . GV ghi các yêu cầu của sản phẩm lên bảng( như SGK ). Cử 2 – 3 HS đánh giá sản phẩm của bạn theo yêu cầu đã nêu. GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của HS. 3/  Nhận xét, dặn dò: Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS. Dặn dò HS chuẩn bị vải, kuy bốn lỗ, kim, chỉ khâu để học bài “Đính khuy bốn lỗ”. 2-3 HS nhắc lại. HS nhắc lại cách đính khuy hai lỗ. Lắng nghe. Tổ trưởng nhắc nhở tổ viên trình bày sản phẩm. HS thực hành đính khuy hai lỗ theo nhóm. HS trưng bày sản phẩm theo nhóm. 2- 3 HS dựa vào yêu cầu sản phẩm đánh giá sản phẩm. Lắng nghe. ĩTUẦN 3ĩ Bài 2 (@ 2 TIẾT ?) MỤC TIÊU – YÊU CẦU : Giúp HS Biết cách thêu dấu nhân. Thêu được các mũi thêu dấu nhân đúng kĩ thuật, đúng quy trình. Yêu thích, tự hào với sản phẩm làm được. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Mẫu thêu dấu nhân. Một số sản phẩm may mặc thêu trang trí. Vật liệu và dụng cụ cần thiết. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ TIẾT 1 ỔN ĐỊNH LỚP : GV nhận lớp, ổn định HS. KIỂM TRA BÀI CŨ : GV kiểm tra số HS chưa hoàn thành ở tiết học trước. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. Nêu nhận xét. DẠY BÀI MỚI : Giới thiệu bài : GV giới thiệu và nêu mục tiêu – yêu cầu bài học. Các hoạt động : Hoạt động 1 : GV giới thiệu mẫu thêu dấu nhân và đặt câu hỏi định hướng quan sát để HS nhận xét về đặc điểm của đường thêu dấu nhân ở mặt phải và mặt trái của đường thêu. Giới thiệu một số sản phẩm được thêu trang trí bằng mũi thêu dấu nhân và đặt câu hỏi để HS nêu ứng dụng của thêu dấu nhân. Tóm tắt: Thêu dấu nhân là cách thêu để tạo thành các mũi thêu dấu nhân nối nhau liên tiếp giữa hai đường thẳng song song ở mặt phải đường thêu. Thêu dấu nhân được ứng dụng để trang trí Hoạt đọng 2 : Hướng dẫn HS đọc nội dung mục II SGK. Đặt câu hỏi yêu cầu HS dựa vào nội dung của mục 1 và quan sát H2 SGK để nêu cách vạch dấu đường thêu dấu nhân. Gọi HS lên bảng thực hiện các thao tác vạch dấu đường thêu dấu nhân. Hướng dẫn HS đọc mục 2a và quan sát H3 SGK để nêu cách bắt đầu thêu. GV lưu ý 1 số điểm sau: Các mũi thêu được luân phiên thực hiện trên 2 đường kẻ cách đều. Khoảng cách xuống kim và lên kim ở đường dấu thứ hai dài gấp đôi khoảng cách xuống kim và lên kim ở đường dấu thứ nhất. Yêu cầu HS lên bảng thực hiện các mũi thêu tiếp theo. Hướng dẫn HS quan sát H5 SGK và nêu cách kết thúc đường thêu dấu nhân. Hướng dẫn nhanh lần thứ hai toàn bộ các thao tác thêu dấu nhân. Yêu cầu HS nhắc lại cách thêu dấu nhân và nhận xét. Kiểm tra sự chuẩn bị thực hành của HS và tổ chức cho HS tập thêu dấu nhân trên giấy kẻ ô li. CỦMG CỐ tiết 1 : GV củng cố tiết học và nêu nhận xét . GDHS tính kiên trí luyện tập. DẶN DÒ : Số HS mang sản phẩm lên. HS trưng bày vật liệu tren bàn. Quan sát vật mẫu : HS quan sát, so sánh đặc điểm mẫu thêu dấu nhân với mẫu thêu chữ V. Lắng nghe. Hướng dẫn thao tác. Nêu các bước thêu dấu nhân. HS so sánh cách vạch dấu đường thêu dấu nhân với cách vạch dấu đường thêu chữ V. HS lên bảng thực hiện các thao tác vạch dấu đường thêu dấu nhân. HS đọc và cả lớp quan sát H3 trong SGK. HS lên bảng thực hiện các mũi thêu tiếp theo. HS nêu. HS nhắc lại. HS thực hiện thao tác thêu dấu nhân. "

File đính kèm:

  • docGiao an monTHU CONG KI THUAT.doc