1. Kiến thức:
- HS biết về một số tấm gương chiến đấu của các anh hùng liệt sĩ tiêu biểu như: Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu, Nông Văn Dền( Kim Đồng) và Trần Quốc Toản.
- Bết một ssố tấm gương về các anh hùng liệt sĩ khác qua các câu chuyện, bài hát, thơ, ảnh.
2. Kỹ năng:
HS biết làm những việc phù hợp với khả năng để tỏ lòng biết ơn các thương binh, liệt sỹ.
3. Thái độ:
Giáo dục HS có thái độ tôn trọng, biết ơn các thương binh, gia đình liệt sĩ. Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa các gia đình thương binh, liệt sĩ do nhà trường tổ chức.
4 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1994 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án thi giáo viên giỏi Đạo đức Bài: biết ơn thương binh, liệt sỹ ( tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Thi GVG
Đạo đức
Bài: Biết ơn thương binh, liệt sỹ ( tiết 2)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS biết về một số tấm gương chiến đấu của các anh hùng liệt sĩ tiêu biểu như: Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu, Nông Văn Dền( Kim Đồng) và Trần Quốc Toản.
- Bết một ssố tấm gương về các anh hùng liệt sĩ khác qua các câu chuyện, bài hát, thơ, ảnh.
2. Kỹ năng:
HS biết làm những việc phù hợp với khả năng để tỏ lòng biết ơn các thương binh, liệt sỹ.
3. Thái độ:
Giáo dục HS có thái độ tôn trọng, biết ơn các thương binh, gia đình liệt sĩ. Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa các gia đình thương binh, liệt sĩ do nhà trường tổ chức.
II. Chuẩn bị:
GV: ảnh Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu, Nông Văn Dền,Trần Quốc Toản và tư liệu về 4 vị anh hùng này.
Một số câu chuyện, bài thơ, bài hát, tranh ảnh về gương chến đấu hy sinh của các liệt sỹ. Phiếu học tập ghi BT5
HS:
Một số tư liệu về Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu, Nông Văn Dền,Trần Quốc Toản.
Một số câu chuyện, bài thơ, bài hát về tấm gương chiến đấu của các thương binh, liệt sỹ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Phương pháp
Nội dung
1) ổn định tổ chức:(1')
GV giới thiệu người dự
2) Kiểm tra bài cũ:(2')
Chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với thương binh, liệt sỹ?
3) Bài mới:
a. GV giới thiệu bài: (1’)
Giờ trước các em đã bết thương binh, liệt sỹ là những ngượi đã hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ Quốc. Do vậy chúng ta cần biết ơn, kính trọng thương binh, liệt sỹ. Có nhiều tấm gương hi sinh anh dũng của các anh hùng đã được đi vào trang sử sách thơ ca để nghìn đời sau còn nhớ mãi.Để biết thêm một số tấm gương trong hàng nghìn tấm gương đã hy sinh anh dũng ấy cô trò mình cùng tìm hiểu qua bài hôm nay.
b) Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Xem tranh kể về các anh hùng 13
- GV chia lớp thành 4 nhóm, phát ảnh cho từng nhóm:
N1: Lý Tự Trọng
N2:Võ Thị Sáu
N3:Nông Văn Dền
N4:Trần Quốc Toản Yêu caùu các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi:
+ Người trong tranh( ảnh) là ai?
+ Em biết gì về gương chiến đấu hy sinh của người anh hùng liệt sĩ đó?
+ Hãy hát một bài hát hoặc đọc một bài thơ về người anh hùng đó?
- Đại diện các nhóm trình bày
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Sau mỗi nhóm trình bày GV kết luận:
* Lý Tự Trọng là một trong bảy thiêu nhi được Bác Hồ trực tiếp bồi dưỡng ở Quảng Châu. Anh đã bắn chết tên thanh tra mật thám của Pháp Lơ-grăng. Kẻ thù hèn hạ đưa anh lên máy chém, trước kúc hy sinh anh vẫn hát vang bài Quốc tế ca. Năm ấy anh mới tròn 17 tuổi.
* Võ Thị Sáu tên thật là Nguyễn Thị Sáu, chị đã mang lựu đạn phục kích giết tên cai tổng- một tên Việt gian bán nước. Chị bị địch bắt và đầy ra Côn Đảo rồi chung đem chị đi thủ tiêu. Trên đường ra pháp trường chị còn ung dung hái hoa cài lên mái tóc.
- GV bật băng cho cả lớp nghe bài: " Biết ơn chị Võ Thị Sáu"
* Trong cuộc kháng ciến chống quân Nguyên xâm lược lần thứ hai năm 1286, Trần Quốc Toản đứng ngoài nghe các bô lão trong hội nghị Diên Hồng bàn kế đánh giặc, tay bóp nát quả cam lúc nào không biết. Kho trở về Trần Quốc Toản huy động trai tráng ngày đêm luyện tập rồi cầm quân đánh giặc.trần Quốc Toản đã trở thành một phong trào thi đua yêu nước của thiếu nhi Việt Nam. Đó là công tác Trần Quốc Toản do Bác Hồ đặt tên.
Kết luận chung: Tất cả những anh hùng liệt sĩ trên đều hy sinh còn rất trẻ, tấm gương của các anh chị ngàn đời sau còn được nhắc mãi.
- Ngoài ra em còn biết những anh hùng liệt sĩ nhỏ tuổi nào khác?(Lê Văn Tám, Lượm, Nguyễn Bá Ngọc...)
* Hoạt động 2: (7’): Báo cáo điều tra tìm hiểu các hoạt động đền ơn đáp nghĩa các thương binh, gia đìn các liệt sỹ ở địa phương:
- Gv yêu cầu HS đọc phần a của BT5
- HS thảo luận nhóm đôi(3p) theo câu hỏi trong phiếu học tập
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung
GV kết luận: Nhân ngày 27 tháng 7 trường em tổ chức viếng nghĩa trang liệt sĩ; địa phương có quà tặng gia đình thương binh, liệt sĩ; hàng tháng tu sửa nghĩa trang liệt sĩ...
- Những việc làm đó thể hiện điều gì?
- HS đọc phần b BT5.
- HS nối tiếp nhau phát biểu, GV kết luận:Trường Tiểu học Nguyễn Hữu Tiến, trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai...Phố Nguyễn Văn Trỗi, Trần Phú ở Hà Nội.
- Việc đặt tên các anh hùng cho các trường hoc, khu phố, con đường có ý nghĩa gì?
* Hoạt động 3 (7’): HS múa, hát, đoc thơ, kể chuyện về chủ đề biết ơn thương binh, liệt sĩ:
- HS đọc BT6: Cho Hs trình bày phần chuẩ bị của mình theo từng nhóm.
Bài hát: Biết ơn chị Võ Thị Sáu, cháu yêu chú thương binh
Bài thơ: Lượm
Câu chuyện: Nhưng bông hoa tím...
GV kết luận:Thương binh, liệt sĩ là những người đã hy sinh xương máu của mình vì Tổ Quốc. Chúng ta cần ghi nhớ và đền đáp công lao to lớn đó bằng việc làm thiết thực của mình như học tập tốt, rèn luện đạo đức để trở thành cháu ngoan Bác Hồ.
4. Củng cố: (3’):
- HS đọc 2 câu tục ngữ cuối bài.
- Hai câu tục ngữ trên khuyên ta điều gì?
5. Dặn dò: Thực hiện theo những điều đã học.
Biết ơn thương binh, liệt sĩ
( Tiết 2)
Bài tập 4:
Em biết gì về gương chiến đáu của các anh hùng liệt sĩ trong các tranh, ảnh dưới đây?
Bài tập 5:
Bài tập 6:
Em hãy sưu tầm và giới thiệu những truyên, bài hát, bài thơ, tranh ảnh,... về gương chiến đấu hy sinh của các thương binh, liệt sĩ.
- Uống nước nhớ nguồn.
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Tục ngữ
File đính kèm:
- Biet on thuong binh, liet si(T2).doc