I/ Mục tiêu:
1/ Thái độ: hs tôn trọng, bảo vệ giá trị nghệ thuật truyền thống của tranh dân gian nói chung và tranh dân gian Đông Hồ và Hàng Trống nói riêng.
2/ Kiến thức: giúp hs hiểu nguồn gốc, ý nghĩa và vai trò cảu tranh dân gian việt nam trong đời sống xã hội Việt Nam.
3/ Kỹ năng: hs nhanh nhạy trong việc phân biệt,đánh giá, nhìn nhận tầm quan trọng của tranh dân gian Việt Nam.
II/ Chuẩn bị:
1 / Đồ dùng dạy học.
Giáo viên:
Tranh trong bộ đồ dùng dạy học Mỹ thuật 6.
Sưu tầm thêm tranh ảnh liên quan đến bài học.
Học sinh:
Chuẩn bị bài.
Sưu tầm thêm tranh dân gian nói chung.
2/ Phương pháp dạy học.
Phương pháp trực quan, quan sát, giảng giải, thảo luận nhóm, vấn đáp.
III /Tiến trình dạy-học:
1/ Ổn định tổ chưc (1)
Kiểm tra sĩ số hs.
2/ Kiểm tra bài cũ,đồ dùng học tập (1)
3/ Giới thiệu bài mới: (1)
Bài học trước chúng ta đã tìm hiểu về tranh khắc dân gian Việt Nam
Tiết học này chúng ta cùng nhau tìm hiểu sâu hơn về các loại tranh khắc Việt Nam qua hai dòng Đông Hồ và Hàng Trống để thấy được vai trò và giá trị Nghệ thuật của tranh như thế nào?
13 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 259 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Thể dục Lớp 6 - Bài 24: Thưởng thức mĩ thuật tranh dân gian Việt nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dân ta hãy còn yêu thích và giữ gìn chúng như những vật phẩm quý giá và, cũng đã qua mấy trăm năm, cứ mỗi lần Tết đến các phiên chợ bầy bán tranh nên tranh dân gian còn goị là tranh tết.
Nhà ai không treo tranh, người ta cảm thấy thiếu hẳn một thứ gì đó rất quan trọng, cho nên cứ mỗi lần xuân về, tết đến đồng thời với việc người dân chờ tranh tết, dù rằng tranh ấy, hình ảnh ấy, những màu sắc ấy và nét vẽ ấy lắm lúc quá quen thuộc với họ.
Cho đến nay qua nghiên cứu các nhà nghiên cứu Mỹ thuật Việt Nam chia tranh khắc ra làm hai dòng chủ yếu: dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống
Chốt ýù: tranh dân gian còn gọi là Tranh tết được lưu hành rộng rãi và được nhân dân yêu thích.Tranh có nhiều đề tài và nội dung khác nhau gần gũi với người dân lao động.
Hoạt đông 2: Hướng dẫn hs tìm hiểu 2 bức tranh Đông Hồø:
Gv treo giáo cụ trực quan cho hs quan sát 2 bức: Gà “Đại Cát”, Đám Cưới Chuột
Tranh Đông Hồ được sản xuất tại làng Đông Hồ ( làng Mái) thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Tác giả là quần chúng nhân dân lao động, họ thường làm tranh vào những lúc nông nhàn. Tranh thể hiện cuộc sống muôn màu muôn vẻ và sự liên hệ khăng khít của con người với thiên nhiên.
GV phát phiếu bài tập cho các nhóm thảo luận.
Phiếu bài tập:
Quan sát 2 bức tranh: Gà “Đại Cát”, Đám cưới Chuột và đưa ra ý kiến:
Bố cục như thế nào?
Đường nét trong tranh?
Màu sắc thế nào?(có bao nhiêu màu)
Nội dung tranh thể hiện điều gì?
Tranh: Gà “Đại Cát”:
Tranh đề tài Chúc tụng có ý chúc mừng mọi người, mọi nhà đón xuân mới “nhiều điều tốt, nhiều tài lộc”
Tranh: Đám cưới Chuột:
Đây là tranh đề tài trào lộng, châm biếm, phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.Chuột muốn yên thân trong khi cưới vợ thì phải hối lộ cho Mèo những lễ vật hậu hĩnh, đúng sỡ thích của Mèo.
Hoạt đông 3: Hướng dẫn hs tìm hiểu 2 bức tranh Hàng Trống:
Tranh Hàng Trống có tên gọi như vậy là vì ngày xưa dòng tranh này được sản xuất và bán tập trung ở phố Hàng Trống.
GV phát phiếu bài tập cho các nhóm thảo luận.
Phiếu bài tập:
-Nhóm1,2,3
Quan sát 1 bức tranh: Chợ Quê và đưa ra ý kiến:
Màu sắc trong tranh như thế nào?
Đường nét trong tranh?
Trong tranh có hình ảnh gì?
Trong tranh có những nhân vật nào?
Cảnh trong tranh Chợ Quê được thể hiện như thế nào?
Nội dung tranh?
Tranh đề tài sinh hoạt, vui chơi. Hình ảnh trong tranh là những gì gần gũi, quen thuộcvới cuộc sống của người nông dân. Cảnh chợ ở một vùng nông thôn sầm uất, nhộn nhịp. Dưới cây đa cổ thụ râm mát là một dãy quán chợ đủ các ngành nghề, những người ở các tầng lớp khác nhau tập trung không khác gì một xã hội thu nhỏ.
-Nhóm4,5,6
Quan sát 1 bức tranh: Phật Bà Quan Aâm và đưa ra ý kiến:
Bố cục bức tranh như thê nào?
Màu sắc trong tranh như thế nào?
Đường nét trong tranh?
Bức tranh vẽ Phật Bà Quan Aâm như thế nào?
Vì sao bức tranh lại tạo được vẻ đẹp?
Nội dung tranh?
Bức tranh thuộc đề tài tôn giáo, thờ cúng, ngoài nội dung có tính chất tín ngưỡng còn có ý nghĩa khuyên răn mọi người làm điều thiện theo thuyết đạo Phật. Bức tranh Phật Bà Quan Aâm là đề tài lấy trong sự tích cảu Phật giáo, diễn tả Đức Phật nhự trên toà sen toả ánh hào quang rực rỡ, đứng hầu hai bên là các đệ tử Tiên Đồng và Ngọc Nữ.
GV hỏi:
So sánh sự giống và khác nhau của hai dong tranh này?
GV chốt lại:
Tranh Đông Hồ và Hàng Trống mang tính khái quát cao làm cho người xem gần giũ ngắm mãi không chán.
Hs lắng nghe GV bổ sung
Hoạt động 4:đánh gía kết quả học tập:
Gv đánh giá nhận xét.
Nhắc nhở một vài hs chưa tập chung.
Tuyên dương nhóm, cá nhân có nhiều câu trả lời đúng
Hs nhớ nhắc lại kiến thức cũ đã học và nhắc lại.
Nguồn gốc: tranh dân gian có nguồn gốc từ lâu đời được lưu hành rộng rãi trong dân gian.
Tranh có ý nghĩa chúc tụng gọi là tranh tết, tranh để thờ cúng gọi là tranh thờ.
Đề tài gần gũi với nhân dân lao động:gà mái, lợn nái, vinh hoa, phú quý...do nhân dân sáng tác.
Các làng làm tranh: Đông Hồ (Bắc Ninh), Hàng Trống (Hà Nội), Kim hoàng(Hà Tây), Làng Sình (Huế)
Rước Trống, Chăn Trâu Thả Diều, Đấu Vật, Hứng Dừa, Tiến Tài Tiến Lộc, Vinh Hoa Phú Quý, Thất Đồng, Bịt Mắt Bắt Dê...
Hs lắng nghe và ghi nhận.
Chép bài.
Quan sát tranh.
Các nhóm thảo luận. đưa ra ý kiến:
-Cách sắp xếp bố cục thuận mắt, hình to, nền thoáng kết hợp với chữ vùa minh hoạ cho chủ đề vừa làm cho bố cục tranh chặt chẽ.
-Đường nét đơn giản, dứt khoát, nét to, chắc khoẻ có viền đen làm cho sinh động.
-Màu sắc hài hoà, êm, sinh động
Chép bài.
Quan sát tranh.
Các nhóm thảo luận. đưa ra ý kiến:
-Màu sắc tươi nguyên, rực rỡ, sinh động
-Tinh tế và kĩ( mảnh nhỏ), diễn tả nhân vật có đặc điểm, có thần thái
-Lều quán, cây cối và người...
Người bán hàng, người mua hàng, người già, trẻ con, nam và nữ, người ăn xin, kẻ đánh bạc, người xem bói...
Tấp nập, nhộn nhịp, nhiều tầng lớp khác nhau được miêu tả hết sức tinh tế, chi tiết mà không vụn, không tản mạn
.
-Bố cục sắp xếp cân đối, nhịp nhàng, hài hoà.
-Màu sắc tươi tắn, rực rỡ, cách vẽ màu có vờn đậm nhạt
-Đường nét nhỏ mảnh, mềm mại.
Đức Phật ngồi xếp bằng trên đài sen, toả ánh hào quang.
Cách “cản màu”, cách tô màu tuyền thống của dòng tranh Hàng Trống, tạo được độ đậm nhạt của màutrong mỗi nét bút nên tranh cố độ sâu, xa gần, huyền ảo của không khí thần tiên với nhưng hoạ tiết mây, toà sen xung quanh làm cho bưc tranh nhịp nhàng, tình cảm
-Tranh Đông Hồ và Hàng Trống chú trọng đến bố cục, màu sắc, đường nét. Ngoài ra chữ và những câu thơ vừa là minh hoạ vừa tạo cho bố cục tranh ổn định, chặt chẽ. Cả hai dong tranh đều dùng khuôn ván gỗ in tranh
Tranh Đông Hồ dùng nhiều bản gỗ, màu sắc lấy từ thiên nhiên, mỗi màu là một bản in, được in trên giấy dó phủ lớp hồ điệp trắng, đường nét đơn giản, có viền đen đậm làm cho tranh thêm sinh động
Tranh Hàng Trống chỉ cần một bản in sau đó trực tiêp tô màu, màu sắc lấy từ phẩm nhuộm nguyên chất, đường nét mảnh mai, trau chuốt và tinh tế
Lắng nghe gv đánh giá.
Tiết sau,hs tập chung hơn.
I / Vài nét về tranh dân gian.
Tranh dân gian còn gọi là tranh Tết, được lưu hành rộng rãi và được nhân dân ưa thích. Tranh có nhiều đề tài với nội dung khác nhau gần gũi với người lao động
Dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống là hai dòng tranh chính
II / Hai dòng tranh Đông Hồ
1/ Tranh Gà “Đại Cát”:
Bố cục thuận mắt, hình to, nền thoáng kết hợp với chữ vùa minh hoạ cho chủ đề vừa làm cho bố cục tranh chặt chẽ
Màu sắc hài hoà, êm
Đường nét đơn giản thường có viền đen đậm làm cho tranh thêm sinh động.
Tranh đề tài Chúc tụng có ý chúc mừng mọi người, mọi nhà đón xuân mới “nhiều điều tốt, nhiều tài lộc”
2/Tranh:Đám Cưới Chuột:
Đây là tranh đề tài trào lộng, châm biếm, phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội
2/ Tranh Hàng Trống.
Bức tranh: Chợ Quê
-Màu sắc tươi nguyên, rực rỡ, sinh động
-Tinh tế và kĩ( mảnh nhỏ), diễn tả nhân vật có đặc điểm, có thần thái
-Lều quán, cây cối và người...
Người bán hàng, người mua hàng, người già, trẻ con, nam và nữ, người ăn xin, kẻ đánh bạc, người xem bói...
Tấp nập, nhộn nhịp, nhiều tầng lớp khác nhau được miêu tả hết sức tinh tế, chi tiết mà không vụn, không tản mạn
Tranh đề tài sinh hoạt, vui chơi
Bức tranh: Phật Bà Quan Aâm
-Bố cục sắp xếp cân đối, nhịp nhàng, hài hoà. Đức Phật ngồi xếp bằng trên đài sen, toả ánh hào quang.
-Màu sắc tươi tắn, rực rỡ, cách vẽ màu có vờn đậm nhạt
-Đường nét nhỏ mảnh, mềm mại.
Cách “cản màu”, cách tô màu tuyền thống của dòng tranh Hàng Trống, tạo được độ đậm nhạt của màutrong mỗi nét bút nên tranh cố độ sâu, xa gần, huyền ảo của không khí thần tiên với nhưng hoạ tiết mây, toà sen xung quanh làm cho bưc tranh nhịp nhàng, tình cảm
4 /Dặn dò: (1’):
Về nhà học bài
Chuẩn bị bài mới: mẫu có hai đồ vật
Mang theo dụng cụ học tập.
Sưu tầm tranh tĩnh vật.
Gv ghi sổ đầu bài, xếp loại tiết dậy.
Phiếu bài tập:
Nhóm:
Quan sát bức tranh Đám cưới Chuột và đưa ra ý kiến:
Bố cục như thế nào?
Đường nét trong tranh?
Màu sắc thế nào?(có bao nhiêu màu)
Nội dung tranh thể hiện điều gì?
Phiếu bài tập:
-Nhóm:
Quan sát 1 bức tranh: Chợ Quê và đưa ra ý kiến:
Màu sắc trong tranh như thế nào?
Đường nét trong tranh?
Trong tranh có hình ảnh gì?
Trong tranh có những nhân vật nào?
Cảnh trong tranh Chợ Quê được thể hiện như thế nào?
Nội dung tranh?
Phiếu bài tập:
-Nhóm:
Quan sát 1 bức tranh: Phật Bà Quan Aâm và đưa ra ý kiến:
Bố cục bức tranh như thê nào?
Màu sắc trong tranh như thế nào?
Đường nét trong tranh?
Bức tranh vẽ Phật Bà Quan Aâm như thế nào?
Vì sao bức tranh lại tạo được vẻ đẹp?
Nội dung tranh?
Phiếu bài tập:
Nhóm:
Quan sát bức tranh Gà “Đại Cát” và đưa ra ý kiến:
Bố cục như thế nào?
Đường nét trong tranh?
Màu sắc thế nào?(có bao nhiêu màu)
Nội dung tranh thể hiện điều gì?
File đính kèm:
- Bai 24Gioi thieu tranh dan gian.doc