Giáo án Thể dục Lớp 12 - Bài 7: Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương

I – MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

 Nắm được mục đích, các nguyên tắc cơ bản cầm máu tạm thời, cố định tạm thời xương gãy và hô hấp nhân tạo.

2. Về kỹ năng

 Làm được các kỹ thuật cầm máu tạm thời, cố định tạm thời xương gãy, hô hấp nhân tạo và vận chuyển người bị nạn

3. Về thái độ

 Có tinh thần, thái độ tích cực luyện tập, vận dụng linh hoạt vào trong thực tế cuộc sống.

II – CẤU TRÚC NỘI DUNG VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

1. Nội dung bài học: gồm các nội dung

- Phần lý thuyết:

+ Cầm máu tạm thời.

+ Cố định xương gãy.

+ Hô hấp nhân tạo.

+ Kỹ thuật chuyển thương

- Phần thực hành:

+ Quan sát GV và trợ giảng làm động tác mẫu.

+ Luyện tập các kỹ thuật cầm máu tạm thời, cố định tạm thời xương gãy, hô hấp nhân tạo và kỹ thuật chuyển thương dưới sự hướng dẫn của GV và người trợ giảng.

2. Nội dung trọng tâm

 Các biện pháp cầm máu tạm thời, các kỹ thuật cố định tạm thời xương gãy, các phương pháp hô hấp nhân tạo và kỹ thuật chuyển thương

3. Phân bổ thời gian: 5 tiết (1 tiết lý thuyết, 4 tiết thực hành)

III – CHUẨN BỊ

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 144 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Thể dục Lớp 12 - Bài 7: Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 7 KỸ THUẬT CẤP CỨU VÀ CHUYỂN THƯƠNG (5 tiết) I – MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Nắm được mục đích, các nguyên tắc cơ bản cầm máu tạm thời, cố định tạm thời xương gãy và hô hấp nhân tạo. 2. Về kỹ năng Làm được các kỹ thuật cầm máu tạm thời, cố định tạm thời xương gãy, hô hấp nhân tạo và vận chuyển người bị nạn 3. Về thái độ Có tinh thần, thái độ tích cực luyện tập, vận dụng linh hoạt vào trong thực tế cuộc sống. II – CẤU TRÚC NỘI DUNG VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN 1. Nội dung bài học: gồm các nội dung - Phần lý thuyết: + Cầm máu tạm thời. + Cố định xương gãy. + Hô hấp nhân tạo. + Kỹ thuật chuyển thương - Phần thực hành: + Quan sát GV và trợ giảng làm động tác mẫu. + Luyện tập các kỹ thuật cầm máu tạm thời, cố định tạm thời xương gãy, hô hấp nhân tạo và kỹ thuật chuyển thương dưới sự hướng dẫn của GV và người trợ giảng. 2. Nội dung trọng tâm Các biện pháp cầm máu tạm thời, các kỹ thuật cố định tạm thời xương gãy, các phương pháp hô hấp nhân tạo và kỹ thuật chuyển thương 3. Phân bổ thời gian: 5 tiết (1 tiết lý thuyết, 4 tiết thực hành) III – CHUẨN BỊ 1. Giáo viên a) Chuẩn bị nội dung - Nắm vững nội dung cần truyền đạt, bảo đảm sát với thực tiễn Việt Nam. - Sao cho HS dễ tiếp thu, dễ thực hiện. b) Phương tiện dạy học - Giáo án, mô hình, tranh vẽ. - Băng, dây ga rô, nẹp, cáng. - Bồi dưỡng trước nội dung cho người trợ giảng. - Dụng cụ phục vụ chiếu khi cần thiết. - Giá treo tranh, que chỉ bảng. 2. Học sinh - Chuẩn bị SGK, vở ghi, bút, băng, nẹp - Mỗi tổ học tập: 1 bộ nẹp cùng với bông, băng; bộ cáng thương. IV – TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Tiết 1: Lý thuyết: KỸ THUẬT CẤP CỨU VÀ CHUYỂN THƯƠNG Hoạt động của GV-HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Thủ tục lên lớp (3 phút) Hoạt động 2: Nội dung bài học (37 phút) GV: Đặt câu hỏi: mục đích của việc cầm máu? HS: thảo luận,trả lời. GV: kết luận. GV: nêu nguyên tắc và phân tích Nêu dấu hiệu của từng loại chảy máu ? GV: giới thiệu tranh vẽ, phân tích khái quát HS: chú ý lắng nghe và ghi nhớ phần trọng tâm. Những tổn thương do gãy xương ? à Mục đích cố định tạm thời xương gãy. GV: nêu nguyên tắc và phân tích Mục đích của hô hấp nhân tạo? Nguyên nhân nào gây ra ngạt thở? GV: Dùng phương pháp thuyết trình HS: Chú ý theo dõi, tiếp thu GV: Dùng phương pháp thuyết trình HS: Chú ý theo dõi , tiếp thu I. CẦM MÁU TẠM THỜI 1. Mục đích. - Nhanh chóng làm ngưng chảy máu bằng những biện pháp đơn giản. - Tiến hành ngay tại nơi bị thương. - Nhằm ngăn chặn sự đe dọa tính mạng nạn nhân và tạo điều kiện thuận lợi cho cứu chữa ở tuyến sau. 2. Nguyên tắc - Nhanh chóng làm ngừng chảy máu - Xử trí đúng chỉ định theo tính chất của vết thương. - Đúng quy trình kỹ thuật. 3. Phân biệt các loại chảy máu Căn cứ vào mạch máu bị tổn thương có thể chia thành 3 loại chảy máu: mao mạch, tỉnh mạch và động mạch 4. Các biện pháp cầm máu tạm thời - Ấn động mạch - Gấp chi tối đa - Băng ép - Băng chèn, băng nút - Ga rô II. CỐ ĐỊNH TẠM THỜI XƯƠNG GÃY 1. Tổn thương gãy xương. Gãy xương làm ảnh hưởng tới cả da, mạch máu, thần kinh gây mất máu, nhiểm trùng, đau đơn. 2. Mục đích - Làm giảm dau, cầm máu tại vết thương. - Giữ cho đầu xương gãy tương đối yên tĩnh. - Phòng ngừa các tai biến 3. Nguyên tắc có định tạm thời gãy xương - Cố định được cả khớp trên và khớp dưới ổ gãy. - Không đặt nẹp cứng sát trực tiếp vào cơ thể, - Không co-kéo, nắn-chỉnh ổ gãy. - Cố định nẹp vào chi chắc vừa phải. 4. Kỹ thuật cố định tạm thời xương gãy a/ Các loại nẹp thường dùng: - Nẹp tre, gỗ: dùng phổ biến, nhưng phải đúng quy cách. - Nẹp Crame làm bằng dây thép có hình bậc thang, có thể uốn được. b/ Kỹ thuật: Đối với vết thương gãy xương hở, trước hết phải cầm máu cho vết thương, băng kín vết thương, sau đó đặt nẹp cố định c/ Cố định tạm thời một số trường hợp xương gãy: - Bàn tay, khớp cổ tay. - Xương cẵng tay. - Xương cánh tay. - Xương cẵng chân. - Xương đùi. III. HÔ HẤP NHÂN TẠO Hô hấp nhân tạo là biện pháp làm cho không khí ở bên ngoài vào phổi và không khí trong phổi ra ngoài để thay thế cho quá trình hô hấp tự nhiên khi người bị nạn ngạt thở. 1. Nguyên nhân gây ngạt thở Do ngạt nước, do bị vùi lấp, do hít phải khí độc 2. Cấp cứu ban đầu Yêu cầu: “Cấp cứu nhanh, khẩn trương, kiên trì và thành thạo kỹ thuật”. a/ Những biện pháp làm ngay: - Loại bỏ nguyên nhân gây ngạt. - Khai thông đường thở. - Làm hô hấp nhân tạo b/ Các phương pháp hô hấp nhân tạo - Thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực - Phương pháp Sylvester c/ Những điểm cần chú ý khi làm hô hấp nhân tạo - Làm sớm, kiên trì. - Đúng nguyên tắc. - Làm nơi thông thoáng, không làm nơi giá lạnh. - Không làm cho người bị nhiểm chất độc hóa học, bị sức ép, bị thương ở ngực, gãy xương sườn và tổn thương cột sống. - Tuyệt đối không chuyển người bị ngạt thở về các tuyến sau, khi nạn nhân chưa tự thở được. 3. Tiến triển của việc cấp cứu ngạt thở a/ Tiến triển tốt: Tiếp tục làm cho đến khi nạn nhân thở đều, thở sâu, môi và sắc mặt hồng trở lại. b/ Tiến triển xấu: Chỉ ngừng hô hấp nhân tạo khi nạn nhân có các dấu hiệu sau: - Xuất hiện mảng tím tái trên da ở những chỗ thấp. - Nhãn cầu mềm và nhiệt độ hậu môn dưới 250C. - Bắt đầu có hiện tượng cứng đờ của xác chết. IV. KỸ THUẬT CHUYỂN THƯƠNG Chuyển thương là nhanh chóng đưa người bị thương, bị nạn đến nơi an toàn hoặc về các tuyến để kịp thời cứu chữa. Phương pháp chuyển thương phải thích hợp với yêu cầu của từng vết thương mới bảo đảm an toàn cho người bị thương, bị nạn. 1. Mang vác bằng tay 2. Chuyển nạn nhân bằng cáng a/ Các loại cáng: - Cáng bạt khiêng tay - Cáng võng đay, võng bạt. - Cáng tre hình thuyền b/ Kỹ thuật cáng thương - Chuẩn bị tốt dụng cụ cáng thương, - Phối hợp tốt giữa 2 người cáng thương. Hoạt động 3: Củng cố bài, cho câu hỏi ôn tập (5 phút) - GV: Tóm tắt nội dung vừa học - HS: Chú ý, nghe, về nhà xem lại bài, trả lời câu hỏi. Câu hỏi ôn tập: 1. Mục đích, nguyên tắc cầm máu tạm thời, phân biệt các loại chảy máu. 2. Các biện pháp cầm máu tạm thời. 3. Mục đích, nguyên tắc cố định vết thương gãy xương. Kễ tên các loại nẹp thường dùng cố định tạm thời xương gãy. 4. Nguyên nhân gây ngạt thở, mục đích hô hấp nhân tạo. 5. Những việc cần làm ngay khi gặp nạn nhân ngạt thở. 6. Phương pháp thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực.

File đính kèm:

  • docCap cuu chuyen thuong T1.doc