Giáo án Thể dục Khối 6 - Tiết 2: Lí thuyết

I . NHIỆM VỤ:

 -Lợi ích tác dụng của TDTT (mục 2).

 -Biên chế tổ tập luyện, chọn cán sự và một số quy định khi học tập bộ môn.

II.YÊU CẦU:

 -Biết được lợi ích, tác dụng của TDTT đến cơ, xương, tuần hoàn, hô hấp và quá trình trao đổi chất.

 -Có thái độ hành vi đúng trong ứng xử với bạn và tự giác, tích cực, kiên trì tập luyện TDTT trong các giờ học Thể dục, tự học, tự tập hằng ngày. Nắm vững những quy định khi học tập bộ môn cũng như tập luyện TDTT rèn luyện thân thể. Chấp hành theo mọi quy định, hướng dẫn của giáo viên về việc chỉ định, bầu chọn cán sự, biên chế tổ chức tập luyện.

III. ĐỊA ĐIỂM-PHƯƠNG TIỆN:

 -Lớp học.

 -Bảng, phấn, viết, giáo án.

IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 290 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Thể dục Khối 6 - Tiết 2: Lí thuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-TỔ: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . -BÀI SOẠN: Số -TUẦN: 01 -THỜI GIAN: 45 Phút -TIẾT: 02 -NGÀY SOẠN: . . . . . . . . . . . . . . . -NGÀY DẠY: . . . . . . . . . . . . . . . . I . NHIỆM VỤ: -Lợi ích tác dụng của TDTT (mục 2). -Biên chế tổ tập luyện, chọn cán sự và một số quy định khi học tập bộ môn. II.YÊU CẦU: -Biết được lợi ích, tác dụng của TDTT đến cơ, xương, tuần hoàn, hô hấp và quá trình trao đổi chất. -Có thái độ hành vi đúng trong ứng xử với bạn và tự giác, tích cực, kiên trì tập luyện TDTT trong các giờ học Thể dục, tự học, tự tập hằng ngày. Nắm vững những quy định khi học tập bộ môn cũng như tập luyện TDTT rèn luyện thân thể. Chấp hành theo mọi quy định, hướng dẫn của giáo viên về việc chỉ định, bầu chọn cán sự, biên chế tổ chức tập luyện. III. ĐỊA ĐIỂM-PHƯƠNG TIỆN: -Lớp học. -Bảng, phấn, viết, giáo án. IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: PHẦN NỘI DUNG TG LVĐ YÊU CẦU VÀ CHỈ DẪN KỸ THUẬT PHƯƠNG PHÁP BIỆN PHÁP TỔ CHỨC LỚP I. MỞ ĐẦU: 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm diện: 3.Khởi động: 4.Phổ biến NV-YC: 5 phút 1-2 phút 1 phút 2 phút -HS tập hợp nhanh chóng vào phòng học. -GV ghi nhận HS vắng, kiểm tra dụng cụ học tập, vệ sinh phòng học. -Không thực hiện (vì học phần lý thuyết) -Yêu cầu: Giáo viên phổ biến ngắn gọn, dễ hiểu, phần “nhiệm vụ, yêu cầu” bài học. -HS tập hợp trong phòng học, ngồi ngay ngắn. -Cán sự báo cáo sĩ số lớp, giáo viên ghi nhận học sinh vắng. -Học sinh nghiêm túc, trật tự nghe lắng nghe. II. CƠ BẢN: 1/.Lợi ích tác dụng của TDTT đến cơ thể. 2.Biên chế tổ tập luyện chọn cán sự lớp: 3.Một số qui định khi học tập bộ môn: 35 phút 15 phút 5 phút 15 ph -Tập luyện TDTT thường xuyên, đúng phương pháp, khoa học sẽ làm cho cơ phát triển, thể hiện sức nhanh, sức bền, độ đàn hồi và độ linh hoạt của cơ tăng lên. -Tập luyện TDTT làm cho xương tiếp thu máu được đầy đủ hơn, các tế bào xương phát triển nhanh và trẻ lâu, xương dày lên, cứng và dai hơn, khả năng chống đỡ tăng lên. -Tập luyện TDTT sẽ làm cho cơ, xương phát triển tạo ra vẻ đẹp và dáng đi khỏe mạnh của con người. -Tập luyện TDTT sẽ làm cho tim khỏe lên, khí huyết được lưu thông, người tập ăn ngon, ngủ tốt, học tập, lao động sản xuất tốt hơn, có nghĩa là sức khỏe được tăng lên. -Nhờ tập luyện TDTT thường xuyên lòng ngực và phổi nở ra, khả năng của các cơ xương tham gia vào hoạt động hô hấp cũng linh hoạt hơn. Nhờ vậy lượng trao đổi khí ở phổi tăng, làm cho máu giàu ôxy hơn, khả năng làm việc lâu mệt mõi hơn. -TDTT có nhiều lợi ích và tác dụng kỳ diệu lắm, những điều nêu trên chỉ là một phần nhỏ. Chính vì vậy ngay khi mới thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi toàn dân tập TD. Trong bài “Sức khỏe và thể dục” (đăng trên báo Cứu quốc, số 199, ngày 27/3/1946). -Lớp chia ra 4 tổ, mỗi tổ có 1 tổ trưởng, 1 tổ phó. Tổ trưởng là một học sinh hoạt bác, có uy tín, có tinh thần tập thể, không cáo gắt, phải tích cực sáng tạo. -Mỗi lớp bầu chọn 1 cán sự TD: yêu cầu học sinh đó cần có những tiêu chuẩn: Khỏe mạnh, nhanh nhẹn, có năng khiếu về TDTT, có kỷ luật và có khả năng điều khiển được lớp và hướng dẫn các bạn tập luyện. *Để học tốt môn TDTT các em cần phải tuân theo các qui định sau (xem đây là nội quy của lớp). -Có thái độ đúng đắn với môn học TD, coi đây là một mặt của giáo dục con người mới, phải tích cực tự giác tập luyện, không lơ là xem nhẹ môn học. -Đầu giờ cán sự tập hợp lớp nắm sĩ số trước khi GV đến lớp. -Chấp hành nghiêm các yêu cầu trên lớp: Lên lớp đúng giờ, đúng khu vực qui định, nếu nghỉ học phải xin phép. -Trên lớp tác phong phải nhanh nhẹn, khẩn trương, thân ái giúp đỡ nhau tập luyện, có nề nếp, giữ vệ sinh chung, về nhà tự giác tập luyện theo bài tập của giáo viên. -Trong giờ học tuyệt đối chấp hành sự hướng dẫn của GVBM, nhóm trưởng, cán sự. -Trung thực trong kiểm tra, tác phong ngôn phong đúng chuẩn mực. -Thực hiện đúng đồng phục theo quy định của Nhà trường (áo thun, quần thun, giày vải). -Biết ứng xử tốt trong các tình huống khi hoạt động TDTT & trong sinh hoạt hàng ngày. *Giáo viên đặt câu hỏi: -Tập luyện TDTT có tác dụng như thế nào đến cơ, xương? -Tập luyện TDTT có tác dụng như thế nào đến tim và hệ mạch? -Tập luyện TDTT có tác dụng như thế nào đến cơ quan hô hấp? -HS thảo luận, tranh luận và trả lời: -GV nhận xét thống nhất nội dung. -GV vừa giảng bài vừa viết lên bảng. HS viết vào tập -GV trích ngắn gọn bài viết của Bác Hồ (đăng trên báo Cứu quốc, số 199, ngày 27/3/1946). Qua đó giáo dục cho HS tính chuyên cần, tích cực, tự giác tập luyện TDTT. -GV cho HS bầu chọn cán sự Thể dục một cách thống nhất, công khai. Mỗi tổ có 1 tổ (nhóm) trưởng & 1 tổ phó. Nêu nhiệm vụ của nhóm trưởng, cán sự, nhắc nhở học sinh phải tuyệt đối chấp hành sự điều khiển của cán sự, nhóm trưởng trong quá trình chia tổ nhóm tập luyện -Giáo viên giải thích, trao đổi cùng học sinh giúp các em hiểu và thực hiện đầu đủ các yêu cầu khi tham gia học tập bộ môn TD, nhằm dần dần hình thành nhân cách học sinh. -GV nhắc nhở HS đi học phải đồng phục, áo bỏ vào quần gọn gàng, mang giày vải. Cán sự tập hợp lớp, ổn định hàng ngũ, điểm số đầu giờ khi vào học. III. KẾT THÚC: 1/Củng cố: 2/Thả lỏng: 3/Nhận xét: -Đánh giá: -Dặn dò: Bài tập về nhà Nội dung tiết sau 4/ Xuống lớp: 5 phút 2-3 hs 2-3 phút 1 phút -Em hãy nêu 1 số qui định cần thiết khi tập luyện TDTT? GV lồng nghép đặt câu hỏi về tình hình TDTT ở huyện, Tỉnh, nước ta trong thời gian qua để học sinh trả lời. GV giải thích thêm cho học sinh rõ thành tích, kỷ lục... -Không thả lỏng (học lý thuyết). -Thái độ học tập của hs, khả năng tiếp thu bài, trang phục, dụng cụ, vệ sinh. -Tinh thần thái độ tham gia học tập. -Về nhà xem lại một số quy định khi tập luyện TDTT. Và tác dụng của TDTT đối với cơ thể. -ĐHĐN: Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số (từ 1 đến hết và theo chu kỳ 1-2); Đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái, quay đằng sau, cách chào, báo cáo, xin phép ra vào lớp. -Bài thể dục phát triển chung: Học 3 động tác: Vươn thở, tay, ngực. -Học trò chơi “Hai lần hít vào, hai lần thở ra”. -Giáo viên yêu cầu học sinh trật tự ra về. -Gọi 2-3 HS trả lời, 2-3 HS khác nhận xét, GV nhận xét chung. -Cụ thể bài về nhà (có dặn kiểm tra đầu giờ). -Dặn bài chuẩn bị cho tiết tới cụ thể. -Hs đứng lên ngay ngắn ra veà. BỔ SUNG GIÁO ÁN: 02 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

File đính kèm:

  • docSỐ 2.doc