I. Mục tiêu:
- Giúp Hs ôn lại về quan hệ giữa đơn vị và chục, giữa chục và trăm
- Biết đơn vị nghìn, quan hệ giữa trăm và nghìn.
- Biết cách đọc và viết các số tròn trăm.
- Giáo dục Hs say mê môn toán.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bộ ô vuông biểu diễn của giáo viên và Hs.
- Bộ ô vuông biểu diễn đơn vị (10 hình vuông)
- Hình chữ nhật: Biểu diễn 1 chục có vạch chia thành 10 ô vuông biểu diễn một chụínhố lượng 20 hình chữ nhật.
- Hình vuông to: biểu diễn 1 trăm , có vạch chia thành 100 ô vuông nhỏ: 10 hình vuông to.
7 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1206 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án thẩm định giáo viên dạy giỏi cấp huyện năm học: 2008 – 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án
Thẩm định GVDG cấp huyện
Năm học: 2008 – 2009
Người dạy: Tăng Thị Mỵ
Toán: Đơn vị, chục, trăm, nghìn
I. Mục tiêu:
- Giúp Hs ôn lại về quan hệ giữa đơn vị và chục, giữa chục và trăm
- Biết đơn vị nghìn, quan hệ giữa trăm và nghìn.
- Biết cách đọc và viết các số tròn trăm.
- Giáo dục Hs say mê môn toán.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bộ ô vuông biểu diễn của giáo viên và Hs.
- Bộ ô vuông biểu diễn đơn vị (10 hình vuông)
- Hình chữ nhật: Biểu diễn 1 chục có vạch chia thành 10 ô vuông biểu diễn một chụínhố lượng 20 hình chữ nhật.
- Hình vuông to: biểu diễn 1 trăm , có vạch chia thành 100 ô vuông nhỏ: 10 hình vuông to.
III. Các hoạt động dạy học.
Nội dung-thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ: 5’
2. Bài mới.
- HĐ1:Giới thiệu đơn vị chục, trăm nghìn.
( 20’)
HĐ 2: Luyện tập
( 10’)
HĐ 3: Củng cố, dặn dò (2’)
- Kiểm tra bảng nhân chia 2-5
-1HS làm bảng lớp:
2 : 2 x 0 ; 0 : 4 + 6
-> Hs nhận xét.
- Gv hỏi: Một số nhân hoặc chia với 0 bằng bao nhiêu?
-> Nhận xét, ghi điểm.
* Gv đính ô vuông ( Như SGK T 137)
- Hỏi HS có mấy ô vuông.
Gv ghi dưới hình vuông các số tương ứng:
1
2
3
4 ...
10
Vậy 10 hình vuông bằng bao nhiêu?
10 đơn vị bằng bao nhiêu?
1 chục bằng bao nhiêu đơn vị?
* Gv đính tiếp:
1 chục 2 chục
Hay: 10 20
10 chục = 100
100 gồm 3 chữ số : Số 1 hàng trăm, Số 0 tiếp hàng chục, số 0 tiếp hàng đơn vị( Kể từ trái sang phải - Vậy từ phải sang trái: số 0 tiếp hàng đơn vị, Số 0 tiếp hàng chục, Số 1 hàng trăm.
Vậy: 100 = mấy chục?
100 là số tròn trăm, em hãy đếm từ 100 đếm 900:
* Gv chốt: Số tròn trăm có hai chữ số 0 đứng sau.
- Gv hỏi: có 9 trăm hình vuông, muốn có 10 trăm hình vuông ta thêm bao nhiêu hình vuông nữa.
- Vậy 10 trăm bằng mấy hình vuông?
- 1000: ( Gồm chữ số 1 và 3 chữ số 0 liền sau. ( 10 trăm = 1000)
* Gv chốt
10 đơn vị bằng 1 chục
10 chục bằng 1 trăm.
10 trăm bằng 1 nghìn.
Các em đã nắm được đơn vị, chục, trăm, nghìn ta sang phần luyện tập.
- Gv đính các hình vuông để Hs viết các số tương ứng: 3 đơn vị, 4 chục, 6 trăm ...
- Gv ghi bảng : 50, 700 ...
Để các em nắm được cách viết ta sang làm bài tập ở phiếu.
* Một em đọc bài tập SGK T 138
- Hướng dẫn HS làm vào phiếu.
- Chữa bài trên máy.
- Đổi chéo kiểm tra.
=> 1 chục = mấy đơn vị?
2 trăm = mấy chục ?
1 nghìn = mấy trăm?
( Học thuộc)
- Về nhà làm BT vào vở BT Toán.
- Bằng phiếu gọi từng Hs đọc.
- 1 em làm bảng
2 : 2 x 0 = 1 x 0
= 0
0 : 4 x 6 = 0 + 6
= 0
- Một số nhân hoặc chia với 0 đều bằng 0.
- HS lấy đồ dùng theo yêu cầu của GV.
- HS trả lời.
10 đơn vị
1 chục
10 đơn vị
10 chục = 100
100 = 10 chục
- 1 em viết
- Bảng con viết từ 100 -> 900
- 1 trăm
- 10 trăm = 1000
Viết bảng:
- 1000
- Đọc một nghìn
- Hs viết bảng con 40 , 600
- 5 chục, 7 trăm
- Đọc viết theo mẫu
- Làm vào phiếu học tập.
- Đổi chéo phiếu kiểm tra.
- 10 đơn vị
- 10 chục
- 10 trăm
Giáo án
Thẩm định GVDG cấp huyện
Năm học: 2008 – 2009
Người dạy: Tăng Thị Mỵ
Tập đọc: Cây dừa
Trần Đăng Khoa
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Học sinh đọc lưu loát, trôi chảy bài thơ. Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và sau mỗi dòng thơ.
- Biết đọc bài thơ với giọng tả nhẹ nhàng, hồn nhiên, có nhịp điệu.
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu:
- Hiểu các từ khó trong bài: toả, bạc phếch, đánh nhịp, đủng đỉnh...
- Hiểu nội dung: Cây dừa giống như con người, biết gắn bó với đất trời, với quê hương xung quanh.
-Trả lời được câc hỏi 1,2. Học sinh K-G trả lời được câu 3.
3. Học thuộc lòng 8 câu thơ đầu.
4. Giáo dục học sinh yêu mến cây dừa, trồng và chăm sóc cây.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh về cây dừa, rừng dừa Nam Bộ.
III. Các hoạt động dạy học.
Nội dung-thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
1. Bài cũ: 5’
2. Bài mới:
HĐ1:Giới thiệu bài:2’
HĐ2:Luyện đọc ( 18’)
Giáo viên đọc mẫu .
Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
HĐ3: Tìm hiểu bài ( 10’)
HĐ 4: Củng cố dặn dò ( 3’)
-Học sinh đọc bài tập đọc “Kho báu”
-HS1 đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi: Trước khi mất, người cha cho các con biết điều gì?
- HS2 đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi: Theo lời cha, hai người con đã làm gì?
-> Học sinh nhận xét bạn trả lời.
=> Giáo viên nhận xét, ghi điểm, tuyên dương HS.
- GV mở tranh trên màn hình. Yêu cầu HS quan sát và trả lời: Bức tranh vẽ gì?
- Cây dừa là cây được trồng nhiều ở Nam Bộ, gắn bó với đất trời, thiên nhiên. Để biết rõ hơn về điều đó chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài tập đọc " Cây dừa"
àGiáo viên ghi tên bài lên bảng.
- Giáo viên đọc mẫu lần 1, giọng đọc nhẹ nhàng, hồn nhiên, nhấn giọng ở các từ gợi tả, gợi cảm: Toả, dang tay, gật đầu, bạc phếch, chải, quanh cổ, bay vào, bay ra, đủng đỉnh.
* Giáo viên giao việc: Mỗi em đọc 2 dòng thơ, em đầu tiên đọc luôn đề bài.
- Học sinh đọc xong tất cả các câu thơ cho học sinh phát hiện từ khó.
- Luyện từ khó đọc.
- Trả từ vào văn cảnh.
* Chuyển tiếp: Các em đã đọc nối tiếp câu rất tốt. Ta sang phần luyện đọc theo đoạn. Bài này cô chia thành 3 đoạn:
- Đoạn 1: 4 câu thơ đầu
- Đoạn 2: 4 câu thơ tiếp
- Đoạn 3: còn lại
* Mỗi em đọc 1 đoạn, em đầu đọc đề bài.
- Gọi học sinh đọc nối tiếp đoạn
+ Nối tiếp lần 1: Rút từ khó hiểu để giải nghĩa phần chú giải.
+ Nối tiếp lần 2:
+ Nối tiếp lần 3: Hướng dẫn câu dài, giáo viên đọc, học sinh phát hiện.
Cây dừa xanh/ toả nhiều tàu,
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng.
Thân dừa/ bạc phếch tháng năm,
Quả dừa- đàn lợn con/ nằm trên cao.
Đêm hè/ hoa nở cùng sao,
Tàu dừa- chiếc lược/ chải vào mây xanh.
Ai mang nước ngọt, nước lành,
Ai đeo/ bao hũ rượu/ quanh cổ dừa.
- Đọc từng đoạn trong nhóm
- Thi đọc giữa từng nhóm
( Đoạn 1+2)
* Đồng thanh cả lớp
* Học sinh đọc thầm 8 câu thơ đầu, trả lời câu hỏi:
+ Các bộ phận của cây dừa ( Lá, ngọn, thân, quả) được so sánh với những gì?
* Chuyển tiếp: Các em đã nắm được các bộ phận của cây dừa. Để biết được cây dừa gắn bó với thiên nhiên như thế nào các em đọc thầm 6 câu thơ còn lại và thảo luận theo nhóm, trả lời : Cây dừa gắn bó với thiên nhiên ( gió, trăng, mây, nắng, đàn cò ) như thế nào?
* Cây dừa có rất nhiều vẻ đẹp . Em thích những câu nào?
=> Qua bài học này em hiểu điều gì?
( Chốt nội dung)
- H trình bày xong, giáo viên chiếu hình ảnh cây dừa: Giới thiệu cây dừa trồng nhiều nơi ở Nam Bộ... ở quê ta có trồng cảnh, ăn quả, các em trồng và chăm sóc.
*Luyện đọc lại
- Hướng dẫn cách nhấn giọng 4 câu thơ đầu đến 4 câu tiếp, 6 câu sau.
Cây dừa xanh/ toả nhiều tàu,
Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng.
Thân dừa/ bạc phếch tháng năm
Quả dừa- đàn lợn con/ nằm trên cao.
Đêm hè/ hoa nở cùng sao,
Tàu dừa- chiếc lược/ chải vào mây xanh.
Ai mang nước ngọt, nước lành,
Ai đeo/ bao hũ rượu/ quanh cổ dừa.
- Hướng dẫn HS học thuộc lòng bằng cách xoá dần.
- Gọi HS đọc thuộc lòng 8 câu đầu.
- Ai có thể đọc thuộc cả bài thơ?
=> Nhận xét tuyên dương.
- Cây dừa gắn với những gì?
- Về nhà chuẩn bị bài “Những quả đào” trang 91 ( Giáo viên đọc mẫu, hướng dẫn giọng đọc)
- 2 em 2 đoạn.
-Người cha dặn dò: Ruộng nhà có một kho báu, các con hãy tự đào lên mà dùng.
-Họ đào bới cả đám ruộng để tìm kho báu mà không thấy. Vụ mùa đến họ đành trồng lúa.
- HS quan sát, nhận xét. - Vẽ cây dừa...
- Học sinh nghe.
- 2 em nhắc lại đề.
- H lắng nghe.
- Đọc nối tiếp dòng thơ.
- Em đọc sai luyện
- Luyện cả lớp.
- 3 em đọc 1 lần
Đoạn 1: Toả, tàu
Đoạn 3: Canh
- 3 em
- Hs đọc lại câu vừa hướng dẫn ngắt.
- Nhóm đôi.
- 2 nhóm
- Đồng thanh 1 lần
- Cá nhân đọc, trả lời.
+ Lá/ tàu dừa: như bàn tay dang ra đón gió, như chiếc lược chải vào mây xanh.
+ Ngọn dừa: như cái đầu của người, biết gật gật để gọi trăng.
+ Thân dừa: mặc tấm áo bạc phếch, đứng canh trời đất.
+ Quả dừa: như đàn lợn con, như những hũ rượu.
- HS nhận xét câu trả lời của bạn.
-HS thảo luận nhóm đôi trả lời.
+Với gió: dang tay đón gió, gọi gió đến cùng múa reo.
+ Với trăng: gật đầu gọi trăng.
+ Với mây: là chiếc lược chải vào mây xanh.
+ Với nắng: làm dịu mát nắng trưa.
+ Với đàn cò: hát rì rào cho đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS khá giỏi trả lời.
- Cây dừa giống như một con người gắn bó với đất trời, với thiên nhiên xung quanh.
- HS quan sát.
-HS liên hệ.
- Hs luyện đọc
- HS học thuộc.
-3-5 em đọc thuộc lòng.
- HS K-G đọc.
- 2HS nhắc lại nội dung của bài.
- Hs nghe.
File đính kèm:
- Giao an GVDG 0809 Bai Chuc Tram Nhin.doc