I. Mục tiêu
- Bước đầu kể lại được quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong một bức ảnh.
GDKNS: Qua bài HS biết yêu quý và có ý thức tham gia các lễ hội. Không làm ồn ào và xả rác trong lễ hội.
II. Đồ dùng dạy học
- Sgk.
- Tranh ảnh.
4 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 6056 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tập làm văn Bài: Kể về lễ hội (KNS), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường : Tiểu Học Hiệp Thành
GV : Nguyễn Thị Hồng Tươi
Lớp : 3/3
GIÁO ÁN TẬP LÀM VĂN
Bài: Kể về lễ hội (KNS).
Mục tiêu
Bước đầu kể lại được quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong một bức ảnh.
GDKNS: Qua bài HS biết yêu quý và có ý thức tham gia các lễ hội. Không làm ồn ào và xả rác trong lễ hội.
Đồ dùng dạy học
Sgk.
Tranh ảnh.
Hoạt động dạy và học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ổn định lớp.
Bài cũ.
Kể lại câu chuyện người bán quạt may mắn. Qua câu chuyện em biết ông Vương Hi Chi là người như thế nào ?
Nhận xét và cho điểm.
Bài mới.
Hoạt động 1
Khám phá:
Đưa tranh, yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi:
Thấy trong tranh có gì ?
Chốt lại, giới thiệu bài mới.
Kết nối:
Cho HS quan sát 2 bức tranh trong SGK/64.
Hướng dẫn cho HS quan sát cụ thể, chi tiết tranh 1:
Đây là cảnh gì ?
+ Lễ hội trong ảnh được tổ
chức vào dịp nào trong năm?
+ Lễ hội được tổ chức ở đâu?
+ Nơi diễn ra lễ hội được trang trí những gì?
+ Người đến lễ hội có đông
không ? Ăn mặc như thế nào ? Họ đang xem gì ?
+ Trò chơi trong ảnh là trò chơi
gì? Cây đu được làm bằng gì ? Có cao không ?
+ Hãy miêu tả lại hành động và tư thế của hai người đang hơi đu.
+ Em có thích trò chơi và lễ hội này không?
Hướng dẫn cho HS quan sát cụ thể từng chi tiết tranh 2:+ Ảnh chụp lễ hội gì ? Diễn ra ở đâu ?
+ Ở nơi diễn ra hội người ta
trang trí gì ?
+ Trên sông có nhiều thuyền đua không ? Mỗi thuyền có bao nhiêu người?
+ Hãy miêu tả tư thế hoạt động của từng nhóm người trên thuyền?
+ Quang cành hai bên bờ sông như thế nào ?
+ Em có thích xem lễ hội này không ?
Giới thiệu một số tranh lễ hội khác cho HS quan sát.
GV tả mẫu trước một lễ hội cho HS nghe.
Hoạt động 2:
Thực hành:
Cho HS thảo luận nhóm đôi kể cho nhau nghe về lễ hội.
GV cho HS lần lượt đứng lên tả trước lớp nội dung của lễ hội.
Nhận xét cách kể của HS. Bình chọn nhóm kể hay nhất.
Vận dụng:
GDKNS: Qua bài học này các con có yêu thích và muốn tham gia các lễ hội không?+ Khi tham gia lễ hội các con có được xả rác bừa bãi trong các lễ hội không ?
+ Khi tham gia lễ hội phải như thế nào ?
Nhận xét tiết học
Dặn dò.
Hát.
HS trả lời bài cũ.
HS kể chuyện và trả lời câu hỏi: “Vương Hi Chi là người có tài, nhân hậu và biết cách giúp đỡ người nghèo khổ”.
HS quan sát tranh.
HS trả lời.
HS lắng nghe, nhắc tên bài.
Đây là cảnh chơi đu.
+ Lễ hội được tổ chức vào dịp đầu xuân năm mới.
+ Lễ hội được tồ chức ở trước sân đình.
+ Trước cổng đình được trang trí băng chữ đỏ “Chúc Mừng Năm Mới” và lá cờ ngữ sắc.
+ Người đến lễ hội rất đông, chen chúc nhau, người nào ăn mặc cũng đẹp. Họ đang xem hai thanh niên chơi đánh đu.
+ Trò chơi trong ảnh là trò chơi đu. Cây đu được làm bằng những cây tre già cao và chắc.
+ Hai người chơi đu nắm chắc tay đu và đu rất bổng. Khi đu, một người thì dớn người về phía trước, người kia lại ngả người về phía sau.
+ Em rất thích trò chơi đánh đu và lễ hội làng vào đầu năm mới
HS quan sát và trả lời tranh số 2.
+ Ảnh chụp hội đua thuyền. Hội được tổ chức trên sông.
+ Ở nơi diễn ra hội người ta trang trí từng chùm bóng bay trên mặt sông trông thật thích mắt.
+ Trên sông có hơn chục thuyền đua. Mỗi thuyền có khoảng hai chục người.
+ Các tay đua đều nắm chắc tay chèo, họ gò lưng, dồn sức vào đôi tay để chèo thuyền.
+ Trên bờ sông đông nghịt người đứng xem và cổ vũ náo nhiệt, xa xa có các làng xóm xanh mướt.
+ Em rất thích xem hội đua thuyền.
HS quan sát tranh.
HS lắng nghe.
HS thảo luận nhóm đôi kể cho nhau nghe về lễ hội.
HS tả về lễ hội.
HS bình chọn nhóm kể hay nhất.
HS yêu thích và có ý thức muốn tham gia các lễ hội.
+ Khi tham gia các lễ hội không được xả rác bừa bãi.
+ Khi tham gia lễ hội không được đùa giỡn, làm ồn ào.
HS lắng nghe.
Đề bài: Kể về lễ hội chọi trâu
Ở quê em có một lễ hội rất lớn. Đó là lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn - Hải phòng, nổi tiếng trên khắp các vùng miền cả nước. Vào ngày hội này du khách khắp nơi đổ về xem rất đông. Trước khi bắt đầu chọi trâu có một màn múa cờ truyền thống rất đặc sắc. Sau đó các thanh niên dắt trâu ra để bắt đầu một ngày hội chọi trâu. Hai con trâu của hai làng rất to và khoẻ chúng hùng hổ đánh nhau dữ dội và theo sau đó là những tiếng reo hò cổ vũ của khán giả, trận đấu diễn ra càng quyết liệt hơn. Và sau một hồi đấu căng thẳng, kịch liệt, 2 chú trâu đã phân định thắng bại. Những tiếng hoan hô và vô tay khen ngợi đội thắng cuộc vang lên rung trời khiến cho lễ hội càng thêm phần náo nhiệt. Kết thúc lễ hội mọi người đi về với 1 niềm hân hoan và tràn ngập tiếng cười. Em rất thích hội chọi trâu bởi hội chọi trâu mang lại một cuộc đấu đầy kì thú và nhiều niềm vui cho mọi người.
Đề bài: Kể về một lễ hội đua thuyền
Hằng năm, cứ đến mùa xuân, quê em lại tưng bứng mở hội đua thuyền trên sông Hồng. Sáng hôm ấy, hai bên bờ sông suốt đường đua dài 1000m, kẻ khua trống, người thổi kèn tàu, đông vui và náo nhiệt. Đường đua bắt đầu ở một khúc đầu làng em. Dưới sông năm con thuyền đua đã xếp thành hàng ngang ở vạch xuất phát. Trên thuyền, các tay đua là những thanh niên khoẻ mạnh ngồi thành hàng, tay lăm lăm mái chèo. Mỗi đội có một màu áo khác nhau. Đến giờ xuất phát, kèn trống nôi lên thì các chiếc thuyền lao nhanh vun vút về đích. Hai bên bờ sông tiếng hò reo, cổ vũ của người xem làm náo động cả một khúc sông. Đội làng em đã về đích trước tiên. Cuối hội là phần trao giải thưởng, ai cũng có mặt đông đủ để chúc mừng các tay đua.Hội đua thuyền là nét văn hoá truyền thống của quê hương em. Em sẽ học giỏi, tập thể thao cho cơ thể mạnh để được tham gia hội đua thuyền.
File đính kèm:
- Tap Lam Van Lop 3 Bai Ke Ve Le Hoi.docx