Giáo án Tập đọc - Tuần 19: Bốn anh tài (tiếp)

1.Rèn luyện kĩ năng đọc:

- Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài. Đọc liền mạch các tên riêng Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng.

- Biết đọc bài văn với giọng kể khá nhanh; nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi tài năng, sức khoẻ, nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn cậu bé.

2. Hiểu : - Các từ ngữ mới trong bài : Cẩu Khây, tinh thông, yêu tinh.

 - Hiểu nội dung truyện (phần đầu): Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.

 

doc33 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 765 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tập đọc - Tuần 19: Bốn anh tài (tiếp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cầu HS nêu qui tắc tính diện tích hình chữ nhật. - 2HS nêu qui tắc. Rút ra :- Diện tích hình chữ nhật bằng diện tích hình bình hành. - Yêu cầu HS lấy hình bình hành thứ 2 (bằng hình ban đầu) giới thiệu cạnh đáy của hình bình hành. - Hướng dẫn HS kẻ đường cao hình bình hành. - Yêu cầu HS đo chiều cao, cạnh đáy của hình bình hành rồi so sánh với chiều rộng, chiều dài của hình chữ nhật. - HS đo và báo cáo kết quả: +Chiều cao=chiều rộng + đáy = chiều dài - Hỏi: Vậy ngoài cách cắt ghép hình để tính diện tích của hình bình hành, chúng ta còn có thể tính theo cách nào khác?( Lấy chiều cao nhân với đáy.) - GV kết luận: Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với chiều cao. - GV: Gọi diện tích là S, chiều cao là h, đáy là a ta có công thức tính như thế nào? HS phát biểu qui tắc tính diện tích hình bình hành. HS nêu công thức: S = a x h Hoạt động 3: Luyện tập ( 15->17 phút ) Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - 1HS đọc, cả lớp đọc thầm. Tính diện tích hình bình hành Hỏi: Bài tập yêu cầu gì? GV: Vận dụng qui tắc tính diện tích hình bình hành vừa học để làm bài tập. - HS làm VBT; 3em lần lượt lên làm ở bảng phụ. - HS nhận xét, sửa sai (nếu có) - Nhận xét bài làm trên bảng Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 1em đọc, cả lớp theo dõi - 1em làm bảng phụ, lớp làm vào VBT. - Yêu cầu HS tự làm bài tập. - Theo dõi, giúp đỡ HS yếu. -Nhận xét bài làm ở bảng phụ. - Lớp nhận xét. Bài 3: -Gọi HS đọc yêu cầu bài tập- 1em đọc, cả lớp đọc thầm. - Hỏi: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? HS: Bài toán cho biết độ dài đáy 14cm, chiều cao 7cm.Tính diện tích. - 1em làm bảng phụ, cả lớp làm VBT - HS nhận xét bài ở bảng. - Yêu cầu HS tự làm bài; GV giúp đỡ HS yếu. - Chữa bài ở bảng phụ. Hoạt động 4: Củng cố,dặn dò ( 2 phút ) Gọi HS nhắc lại qui tắc, công thức tính diện tích hình bình hành. Dặn về nhà học thuộc qui tắc, công thức tính diện tích hình bình hành. Thể dục Đi vượt chướng ngại vật thấp –Trò chơi "thăng bằng" I/ Mục tiêu: - Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp - yêu cầu thực hiện thuần thục kĩ năng này ở tương đối chủ động. - Học trò chơi " thăng bằng" - yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động. II/ Địa điểm - phương tiện: - Sân trường sạch - đảm bảo an toàn tập luyện. - Còi - kẻ trước sân chơi, dụng cụ tập luyện. III/ Nội dung và phương pháp: 1. Phần mở đầu: - Phổ biến nội dung, yêu cầu. - HS chạy chậm thành 1 hàng dọc theo nhịp hô của GV - xung quanh sân tập - Trò chơi: Chui qua hầm. - Đứng tại chổ xoay các khớp. 2. Phần cơ bản: a. Đội hình đội ngũ và bài tập rèn luyện thân thể cơ bản: - Ôn tập hợp thành ngang, dóng hàng, quay sau. Lớp trưởng điều khiển - Gv sửa cho HS. + Cả lớp tập liên hoàn các động tác trên theo hiệu lệnh của GV. - Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp Mỗi em cách nhau 2m, đi xong quay về cuối hàng, chờ tập tiếp. b. Trò chơi vận động: - Học trò chơi " Thăng bằng". + GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi. + Cho HS khởi động kĩ các khớp cổ chân, đầu gối, khớp hông. + 2 HS chơi thử + Cho 4 đôi cùng chơi một lượt - hết cả lớp, chọn ra người giỏi nhất thi tiếp một số lần nữa để chọn bạn giỏi nhất. 3. Phần kết thúc: - Đi theo hàng dọc thành vòng tròn và hát. - Đứng tại chổ thả lỏng, hít thở sâu. - GV cùng HS hệ thống lại bài và nhận xét. __________________ Thứ 6 ngày tháng 1 năm 2009 Tập làm văn Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật. I. Mục tiêu: - Củng cố nhận thức về hai kiểu kết bài: Mở rộng và không mở rộng trong bài văn miêu tả đồ vật. - Thực hành viết đoạn kết bài mở rộng trong bài văn miêu tả đồ vật. II. Đồ dùng dạy - học: - Bảng phụ viết sẵn nội dung: + Kết bài mở rộng: Sau khi viết đoạn kết cho bài văn miêu tả, có thêm lời bình luận. + Kết bài không mở rộng: Kết thúc bài miêu tả, không có lời bình luận gì thêm. - Giấy khổ to và bút dạ. III. Hoạt động dạy - học: 1. Hoạt động1: Kiểm tra bài cũ (5 phút) . Gọi 2 HS đọc các đoạn mở bài theo cách trực tiếp,dán tiếp cho bài văn miêu tả cái bàn. - Nhận xét, ghi điểm. - Có mấy cách kết bài trong bài văn kể chuyện? đó là những cách nào? - Thế nào là kết bài mở rộng, thế nào là kết bài không mở rộng? - Treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc lại khái niệm về 2 kiểu kết bài. - 2HS đọc bài làm của mình. Mỗi HS lựa chọn một cách mở bài để đọc. - Trao đổi theo cặp và trả lời. - 2 HS đọc nội dung trên bảng 2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (1 phút) Muốn có một bài văn hay, sinh động không chỉ cần có mở bài hay, thân bài hay mà cần phải có một kết bài hấp dẫn. Tiết học hôm nay các em cùng thực hành viết đoạn kết bài mở rộng cho bài văn miêu tả đồ vật. GV ghi mục bài. HS đọc nối tiếp. 3. Hoạt động 3: Phần nhận xét (làm bài tập 1) (10 phút). - Bài văn miêu tả đồ vật nào? - Hãy tìm và đọc đoạn kết bài của bài văn miêu tả cái nón? - Theo em đó là kết bài theo cách nào?Vì sao? - GV nhận xét, chốt lại ý đúng - 1HS đọc yêu cầu bài1. - Bài văn miêu tả cái nón. - Đoạn kết bài là đoạn văn cuối cùng trong bài. - Đó là kiểu kết bài mở rộng ,vì tả cái nón xong còn nêu lời căn dặn của mẹ, ý thức giữ gìn cái nón của bạn nhỏ. 4. Hoạt động 4: Luyện tập (làm bài tập 2)(16 phút) - Bài tập yêu cầu em làm gì? - GV nhắc HS: Mỗi em chỉ viết một đoạn kết bài mở rộng cho một trong các đề trên. - GV giao việc. - Cho HS làm bài. - Cho HS trình bày - GV nhận xét + chốt lại + khen những HS viết hay và ghi điểm. - 1HS đọc yêu cầu bài 2 - Viết một kết bài mở rộng cho bài văn làm theo một trong các đề trên. - 6 HS làm vào giấy - HS còn lại làm vào vở. - HS dán bài lên bảng và đọc bài. HS cả lớp theo dõi,nhận xét, sửa lỗi về câu dùng từ. - 5 - 7 HS đọc bài làm của mình. 5. Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò (3 phút). - Nhận xét tiết học - Yêu cầu những học sinh viết bài chưa đạt về nhà viết lại và chuẩn bị bài sau. - Khuyến khích HS về nhà viết kết bài mở rộng cho cả 3 đề bài trên. Toán Luyện tập I. Mục tiêu: HS nắm vững: - Hình thành công thức tính chu vi hình bình hành. - Sử dụng công thức tính diện tích và chu vi hình bình hành để giải các bài toán có liên quan. II. Đồ dùng dạy- học: - Phiếu giấy khổ to - Bảng phụ III. Hoạt động dạy - học: A/ Kiểm tra: (3 phút) Gọi 2 HS lên bảng tính diện tích hình bình hành. a, Độ dài đáy là 70cm, chiều cao 3 dm. b, Độ dài đáy là 10 m, chiều cao là 200cm. - Đồng thời GV kiểm tra vở bài tập HS cả lớp và hỏi: + Nêu quy tắc, công thức tính diện tích hình bình hành? - Nhận xét B/Bài mới: 1. Giới thiệu: (1 phút) Các em đã biết cách tính diện tích hình bình hành. Hôm nay cô trò mình sẽ luyện tập tính diện tích hình bình hành và tìm hiểu về cách tính chu vi hình bình hành. - GV ghi mục bài. 2:Hướng dẫn luyện tập: Bài 1. Một học sinh đọc to yêu cầu bài tập 1. Lớp đọc thầm. - GV hỏi HS: Muốn biết hình nào có diện tích lớn nhất ta phải làm gì? - Một số học sinh lên bảng chỉ đâu là hình bình hành. - Tính diện tích hình 1 và hình 3 rồi so sánh diện tích 3 hình. - Học sinh làm bài, 1 em khoanh vào hình lớn nhất ở bảng. Bài 2. Muốn tính chu vi của một hình ta phải làm thế nào? Tính tổng độ dài các cạnh của hình đó. - Em hãy tính chu vi của hình bình hành ABCD? - Học sinh nêu: a + b + a + b = (a+ b) x 2 - Nhận xét các cạnh của hình bình hành? Có hai cặp cạnh bằng nhau. GV ta kí hiệu: Độ dài cạnh AB là: a Độ dài cạnh BC là: b - Gọi chu vi của hình bình hành là P, bạn nào có thể nêu công thức tính chu vi của hình bình hành? P = (a+ b) x 2 (a và b cùng đơn vị đo) - Một số em dựa vào công thức nêu bằng lời. Nhận xét. Bài 3 :1 học sinh đọc to yêu cầu bài tập 3. GV yêu cầu HS - Nhắc lại cách tính chu vi hình bình hành - Nêu cách làm bài tập 3? Gợi ý: Muốn tính chiều cao của hình bình hành khi biết diện tích và cạnh đáy ta làm như thế nào? - Muốn tính cạnh đáy của hình bình hành khi biết diện tích và chiều cao ta làm như thế nào? - Học sinh làm bài tập ở vở. - 1 em làm ở phiếu. Dán phiếu nhận xét. S = a x h -> h = S : a ( Lấy diện tích chia cho cạnh đáy) S = a x h -> a = S : h ( Lấy diện tích chia cho chiều cao) - Học sinh nhắc lại cách tính chiều cao và cạnh đáy hình bình hành. Bài 4. - 1 học sinh đọc to đề. Lớp đọc thầm. GV vẽ hình (H) lên bảng. - Muốn tính diện tích hình (H) ta làm như thế nào? - Ta lấy diện tích hình chữ nhật ABCD cộng với diện tích hình bình hành BEFC. - Muốn tính diện tích hình chữ nhật ABCD ta làm như thế nào? - Chiều cao nhân với chiều rộng. - Muốn tính diện tích hình bình hành BEFC ta làm như thế nào? - Cạnh đáy nhân với chiều cao. - Học sinh làm ở vở bài tập. - 1 em làm ở bảng phụ. - Treo bảng nhận xét. 3, Củng cố, dặn dò: (2 phút). Nhắc lại quy tắc tính chu vi, diện tích hình bình hành. ___________________________ Mĩ thuật Thầy Đức dạy Hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp I/ Mục tiêu: - Thông qua đánh giá hoạt động của lớp trong tuần rút ra kinh nghiệm để phát huy mặt mạnh và khăc phục mặt tồn tại. - Lên kế hoạch tuần tới để học sinh có hướng chuẩn bị. II/ Hoạt động dạy- học: HĐ1: Đánh giá hoạt động lớp trong tuần 19. - GV nêu nhiệm vụ các tổ. - Các tổ tự sinh hoạt dưới sự điều khiển của tổ trưởng. + Tổ trưởng nhận xét các thành viên trong tổ. + Đọc điểm thi đua các thành viên trong tổ, xếp loại. + Bình luận cá nhân xuất sắc tất cả các mặt và xuất sắc 1, 2 mặt. + Nộp kết quả cho lớp trưởng. - Lớp trưởng nhận xét chung cả lớp - Đọc tên các bạn xuất sắc trong lớp, các bạn còn yếu. - GV nhận xét. + Tuyên dương những bạn học sinh xuất sắc. + Phê bình học sinh yếu, giúp các em nhận ra thiếu sót và tuyên thề khắc phục. HĐ 2: Kế hoạch tuần 20 * Lớp trưởng nêu: - Tiếp tục ổn định nề nếp. - Thi đua học tốt, dành nhiều điểm giỏi - Thực hiện tốt phong trào của Đội, trường. - Giữ gìn vệ sinh cá nhân, lớp sạch sẽ. - GV tiểu kết bổ sung đưa ra kế hoạch cụ thể cho lớp HĐ 3: Dặn dò ; Về nhà hoàn thánh các bài tập các môn học, HS khá giỏi làm thêm ở bài tập nâng cao.Nộp tiền các khoản cho nhà trường

File đính kèm:

  • doctuan 19.doc
Giáo án liên quan