. Mục tiêu :
- Đọc lưu loát,trôi chảy toàn bài .Biết đọc diễn cảm bài văn kể chuyện về trò chơi : Kéo co của dân tộc với giọng sôi nổi ,hào hứng .
- Hiểu được từ ngữ trong bài.
- Hiểu tục chơi kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta rất khác nhau . Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ nội dung bài đọc trong SGK.
III.Hoạt động dạy học:
1.Bài cũ : HS đọc nối tiếp nhau đọc bài : Tuổi ngựa.
HS nêu nội dung của bài thơ.
21 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1000 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tập đọc - Tuần 16: Kéo co, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số trường đại học , viện bảo tàng ở Hà Nội .
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận- nhận xét.
Nêu nội dung phần ghi nhớ ở SGK.
3.GV nhận xét ,dặn dò .Đọc thuộc lòng ghi nhớ SGk.
Thứ năm, ngày 25 tháng 12 năm 2008
Tập làm văn
Luyện tập giới thiệu địa phương
I.Mục tiêu :
Học xong bài này HS biết :
-Tập quán kéo co của hai địa phương Hữu Trấp và Tích Sơn.
- Biết giới thiệu một trò chơi hoặc một lễ hội ở quê em – Giới thiệu rõ ràng ai cũng hiểu được .
II.Hoạt động dạy- học:
1. Bài cũ :Một HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ trong tiết tập làm văn (quan sát đồ vật).
- Một HS đọc lại dàn ý tả 1 đồ chơi em thích.
2. Bài mới :
a.Giới thiệu bài:
b.HS làm bài tập:
Bài 1 : - Một HS đọc đề. Cả lớp đọc thầm bài : Kéo co.
? Bài Kéo co giới thiệu trò chơi của địa phương nào ?
- Một vài HS thi thuật lại trò chơi Kéo co.
Bài 2 : Xác định yêu cầu của bài.
- HS đọc yêu cầu của đề bài : Quan sát 6 tranh minh hoạ trong SGK nêu tên những trò chơi , lễ hội được vẽ trong tranh .
+ Trò chơi: Thả chim bồ câu, Đu bay, Ném còn .
+Lễ hội : Lễ hội bơi trải, hội cồng chiêng, hội hát quan họ.
Tự so sánh ở địa phương mình có những trò chơi, những lễ hội như trên không ?
- HS nối tếp nhau phát biểu:
- Giới thiệu những trò chơi hoặc lễ hội có ở quê hương mình.
c. Thực hành giới thiệu:
- HS từng cặp tự giới thiệu trò chơi , lễ hội của quê hương mình cho bạn nghe .
- HS thi giới thiệu trò chơi , lễ hội của quê hương mình trước lớp.
3 .Củng cố , dặn dò: GV nhận xét tiết học .
Khoa học
Không khí gồm những thành phần nào?
I. Mục tiêu :Sau bài học HS biết :
- Làm thí nghiệm xác định hai thành phần chính của không khí là khí ô - xi duy trì sự cháy và khí ni- tơ không duy trì sự cháy.
- Làm thí nghiệm để chứng minh không khí còn có những thành phần khác ngoài khí ô - xi và khí ni- tơ.
II.Hoạt động dạy- học:
1.Bài cũ:?Nêu tính chất của không khí?
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
b.Tìm hiểu bài:
HĐ1 :Xác định thành phần chính của không khí :
GV chia nhóm 4, HS làm thí nghiệm theo nhóm .
Cả nhóm thảo luận : không khí gồm hai thành phần chính là khí ô - xi duy trì sự cháy và khí ni- tơ không duy trì sự cháy .
- HS làm thí nghiệm như gợi ý SGK.
- GV đi tới các nhóm quan sát .
? Tại sao khi nến tắt , nước lại dâng vào trong cốc ?
? Phần không khí còn lại có duy trì sự cháy không ? Vì sao ?
? Thí nghiện trên cho thấy : Không khí gồm mấy thành phần chính ?
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét rút ra kết luận.
HĐ2: Tìm hiểu một số thành phần khác của không khí :
Bước 1 : GV cho HS bơm không khí vào lọ nước vôi xem nước vôi còn trong nữa không
Bước2 :Các nhóm trình bày.
-Kết luận : Không khí gồm hai thành phần chính là khí ô - xi và khí ni- tơ .Ngoài ra còn có chứa khí các – bô - níc , hơi nước , bụi ,vi khuẩn.
- GV tiểu kết bài.
- Cho HS đọc phần kiến thức cần biết( SGK)
3.GV nhận xét,dặn dò. Đọc thuộc lòng ghi nhớ SGK.
Luyện từ và câu
Câu kể
I.Mục tiêu :
Học xong bài này HS biết :
-Thế nào là câu kể, tác dụng của câu kể?
-Biết tìm câu kể trong đoạn văn, biết đặt một vài câu kể để HS tả hoặc trình bày ý kiến.
II.Hoạt động dạy- học:
1. Bài cũ :
- Một HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ trong bài: Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi.
2.Bài mới :
a.Giới thiệu bài:
b. HS làm bài tập:
Bài 1 :Một HS đọc đề. Cả lớp đọc thầm đoạn văn , suy nghĩ và phát biểu ý kiến .
- Câu đựơc in đậm trong doạn văn đã cho là câu hỏi về một điều chưa biết .Cuối câu có dấu chấm hỏi .
Bài 2 : Một HS đọc đề.
- HS đọc lần lượt từng câu xem những câu đó được dùng để làm gì ?
- HS suy nghĩ , phát biểu ý kiến.
- Những câu trong đoạn văn dùng để giới thiệu (Bu- ra –ti –nô là một chú bé bằng gỗ ), miêu tả ( chú có cái mũi rất dài )hoặc kể về một sự việc ( Chú người gỗ được bác rùa tốt bụng Tróc – ti – la tặng cho chiếc chìa khoá vàng để mở một kho báu ). Cuối các câu trên đều có dấu chấm . Đó là các câu kể .
Bài 3 : HS đọc đề yêu cầu đề suy nghĩ và phát biểu ý kiến :
Ba - ra- ba uống rượu đã say. Kể về Ba –ra- ba
Vừa hô bộ râu , lão vừa nói : Kể về Ba –ra- ba
- Bắt được thằng người gỗ , ta sẽ tống nó vào cái lò sưởi này .( Nêu suy nghĩ của Ba –ra- ba.)
c. Phần ghi nhớ : HS đọc SGK
d.Phần luyện tập :
Bài 1 : HS đọc yêu cầu đề rồi trao đổi theo cặp .
Đại diện các cặp trình bày kết quả :
+ Chiều chiều , trên bãi thả ,đám trẻ mục đồng ..... thả diều thi .( Kể về sự việc.)
+ Cánh diều mềm mại như cánh bướm .( Tả cánh diều.)
+ Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. (Kể về sự việc và nói lên tình cảm.)
+Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng . (Tả tiếng sáo diều. )
+Sáo đơn , sáo kép ....như gọi thấp xuống những vì sao sớm (Nêu ý kiến , nhận định)
Bài 2 : HS đọc yêu cầu bài - Một HS làm mẫu .
HS làm bài cá nhân.
HS tiếp nối nhau trình bày , cả lớp và GV nhận xét bổ sung .
3.GV nhận xét,dặn dò: Hoàn thành bài tập vào vở.
Toán
Luyện tập
I.Mục tiêu:
Giúp HS rèn luyện kĩ năng :
- Thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có ba chữ số .
- Giải bài toán có lời văn.
- Chia một số cho một tích.
II.Hoạt động dạy -- học
A/B ài cũ:GV chấm bài tập cho 3em
B . Bài mới;
Bài 1 : Đặt tính rồi tính.Gọi HS làm bảng phụ – cả lớp làm vào vở rồi chữa bài.
Bài 2 : HS đọc đề ra , tóm tắt rồi giải
Giải
Số gói kẹo có trong 24 hộp là:
120 x 24 = 2880 ( gói )
Nếu mỗi hộp chứa 160 gói thì đóng 2880 gói cần số hộp là:
: 160 = 18( hộp )
Đáp số :18 hộp
Bài 3 : HS ôn lại quy tắc một số chia cho một tích ,sau đó làm bài tập
a. 2205 :(35 x 7 )
Cách 1: Cách 2: Cách 3:
2205 :(35 x 7 ) 2205 :(35 x 7 ) 2205 :(35 x 7 )
=2205 : 245 =2205 : 35 : 7 = 2205 : 7 : 35
= 9 = 63 : 7 = 315 : 35
= 9 = 9
b. 3332 :( 4 x 49 )
Cách làm tương tự bài a.
GV chấm, chữa bài
C.Cũng cố,dặn dò.
Thể dục
Thể dục rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản .
Trò chơi: “nhảy lướt sóng”
I.Mục tiêu:
- Ôn đi theo vạch thẳng hai tay chống hông và đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dăng ngang . Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng.
-Trò chơi: Nhảy lướt sóng .Yêu cầu nắm được luật chơi .Khi chơi tập trung chú ý, bình tỉnh, khéo léo.
II.Địa điển , phương tiện:
Trên sân trường GV kẻ sẵn các vạch tập đi theo vạch kẻ thẳng; một cái cò
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1.Phần mở đầu:
- GV ổn định tổ chức lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học, chỉnh đốn đội ngũ trang phục luyện tập.
- Đứng tại chổ xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai.
2.Phần cơ bản:
a.Bài tập rèn luyện thân thể cơ bản:
Ôn đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chông hông và đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dăng ngang . Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng , dưới sự hướng dẫn của GV . - Ôn tập theo lớp dưới sự hướng dẫn của lớp trưởng.
- Ôn tập theo tổ dưới sự hướng dẫn của lớp trưởng .
- Ôn tập theo nhóm dưới sự hướng dẫn của lớp trưởng .
b. Trò chơi vận động: “ Nhảy lướt sóng ”.
GV nêu luật chơi và cách chơi .Cho HS chơi thử một lần .Yêu cầu tham gia chơi một cách tự giác. GV cho HS chơi chính thức.
3. Phần kết thúc:
- Đứng tại chổ vỗ tay hát 1 bài.
- GV cùng HS hệ thống lại bài học.
Thứ sáu. ngày 26 tháng12 năm 2008
Tập làm văn
Luyện tập miêu tả đồ vật
I.Mục tiêu :Giúp HS biết :
- Dựa vào dàn ý đã lập trong bài văn tuần 15, HS viết được một bài văn miêu tả đồ chơi mà em thích với đủ ba phần : Mở bài , thân bài và kết luận.
II.Hoạt động dạy học
1.Bài cũ : Một HS giới thiệu trò chơi hoặc lễ hội ở quê hương mình .
2.Bài mới :
a.Giới thiệu bài :
b.HS chuẩn bị bài viết :
*HS nắm vững yêu cầu của bài : - Một HS đọc đề.
Bốn HS nối tiếp nhau đọc 4 gợi ý trong SGK.
- HS mở vở đọc thầm dàn ý của mình : Bài văn tả đồ chơi mà mình đã chuẩn bị .
- Gọi hai HS đọc dàn ý bài chuẩn bị của mình.
* HS xây dựng kết cấu ba phần của một bài:
- HS chọn cách mở bài trực tiếp hay gián tiếp.
- Viết đoạn thân bài.
- Viết đoạn kết bài .
c. HS làm vào vở.
3. Củng cố , dặn dò: GV thu bài, dặn chuẩn bị tiết sau
Toán
Chia cho số có ba chữ số ( tiếp )
I.Mục tiêu: Giúp HS biết :
-Thực hiện phép chia số có năm chữ số chia cho số có ba chữ số.
- Biết áp dụng kiến thức đã học vào tính toán.
II.Hoạt động dạy- học :
1.Bài cũ:
2.Bài mới:
a.Trường hợp chia hết :
41535 : 195 = ?
HS đặt tính rồi tính từ trái sang phải
41535 195
0253 213
0585
000
- GV gọi HS nhắc lại cách chia .
GV vậy 41535 : 195 = 213
b.Trường hợp chia có dư
80120:245 =?
HS đặt tính rồi tính từ trái sang phải
80120 245
0662 327
1720
0005
- GV gọi HS nhắc lại cách chia.
GV vậy : 80120:245 =327 ( dư 5)
c. Thực hành :
Bài 1: HS đặt tính rồi tính:
62321 : 307 = 203
81350 : 187 = 435 ( dư 5)
Bài 2 : Tìm x : HS nêu yêu cầu của bài – GV hướng dẫn cách làm- HS làm bảng phụ cả lớp làm vào vở.
Bài 3 : HS đọc đề, tóm tắt rồi giải
Tóm tắt : Giải
305 ngày :49410 sản phẩm Trung bình mỗi ngày nhà máy sản xuất được số SP là:
1 ngày : ? sản phẩm 49410 : 305 = 162 ( Sản phẩm)
Đáp số : 162 sản phẩm
- GV chấm, chữa bài.
3.GV nhận xét ,dặn dò: Làm BT ở VBT
Âm nhạc
( GV chuyên trách dạy )
Hoạt đông tập thể
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu: - Phát huy những ưu điểm của tuần trước.
- Khắc phục những nhược điểm còn mắc phải.
II. Các bước lên lớp;
- Cả lớp hát vổ tay một bài.
- Các tổ trưởng lên báo cáo tình hình của tổ mình.
- Lớp trưởng lên nhận xét tình hình của lớp .
- lấy danh sách HS tuyên dương phê bình do lớp bầu.
- GV nhận xét chung về các mặt : học tập , đạo đức, vệ sinh.....
- Tuyên dương học sinh tiến bộ , nhắc nhở học sinh yếu kém .
- Phổ biến kế hoạch tuần sau .
- Nhắc học sinh đóng nạp các khoản cho nhà trường.
_Nhắc các em tập trung học ôn bài để thi ĐKL2 đạt kết quả tốt.
III. Biện pháp khắc phục :
- Những HS vi phạm nội quy thì gv phê bình trước lớp.
- Trường hợp cá biệt mời phụ huynh đến trao đổi, tìm cách khắc phục
Tuần 15 – Buổi chiều
Ngỉ ôn thi giáo viên giỏi không soạn giáo án
Tiết chính đã soạn và dạy vào buổi sáng
Tuần 16 – Buổi chiều
Ngỉ ôn thi giáo viên giỏi không soạn giáo án
Tiết chính đã soạn và dạy vào buổi sáng
File đính kèm:
- tuan 16.doc