Giáo án Tập đọc - Tuần 1: Dế mèn bênh vực kẻ yếu

. Đọc lưu loát toàn bài:

 - Đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn.

 - Biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn).

2. Hiểu các từ ngữ trong bài:

 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp- bênh vực người yếu, xoá bỏ áp bức bất công.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc.

 

doc35 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1042 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tập đọc - Tuần 1: Dế mèn bênh vực kẻ yếu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
êu cầu HS viết dấu thích hợp vào chỗ chấm rồi giải thích vì sao? (So sánh các chữ số cùng hàng với nhau). - GV cho HS nêu nhận xét chung: Khi so sánh hai số có cùng chữ số, bao giờ cũng bắt đầu từ cặp chữ số đầu tiên ở bên trái, nếu chữ số nào lớn hơn thì số tương ứng sẽ lớn hơn, nếu chúng bằng nhau thì ta so sánh đến cặp chữ số ở hàng tiếp theo 2. Thực hành: Bài 1:- GV hướng dẫn cách so sánh hai số bất kì. - GV cho HS tự làm bài, GV yêu cầu HS giải thích tại sao lại chọn dấu đó. Bài 2: GV cho HS tự làm bài, sau đó chữa bài. Bài 3: GV cho HS nêu cách làm, HS tự làm bài, sau đó thống nhất kết quả. Bài 4: GV cho HS tự làm, HS phát hiện số lớn nhất, số bé nhất bằng cách nêu số cụ thể, không giải thích lí luận. 3. Củng cố- dặn dò: GV nhận xét giờ học, về nhà xem lại bài. Địa lí: Dãy Hoàng Liên Sơn. I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết: - Chỉ vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn trên lược đồ và bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. - Trình bày một số đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn. - Mô tả đỉnh núi Phan- xi- păng. - Dựa vào lược đồ(bản đồ), tranh, ảnh, bảng số liệu để tìm ra kiến thức. - Tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước Việt Nam. II. Đồ dùng dạy- học: -Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. -Tranh, ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn và đỉnh núi Phan- xi- păng. III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu: 1. Kiểm tra bài cũ: Nêu các bước sử dụng bản đồ? 2. Dạy bài mới: a. Hoàng Liên Sơn- dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam: HĐ1: Làm việc cá nhân. +GV chỉ vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam treo tường. HS dựa vào kí hiệu, tìm vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn ở hình 1 trong SGK. Kể tên những dãy núi chính ở phía bắc của nước ta( Bắc Bộ), trong những dãy núi đó, dãy núi nào dài nhất? Dãy núi Hoàng Liên Sơn nằm ở phía nào của sông Hồng và sông Đà? Dãy núi Hoàng Liên Sơn dài bao nhiêu km? rộng bao nhiêu km? Dỉnh núi, sườn núi và thung lũng ở dãy núi Hoàng Liên Sơn như thế nào? +HS trình bày kết quả làm việc trước lớp. HS chỉ vị trí và mô tả dãy núi Hoàng Liên Sơn trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam treo tường. HĐ2: Thảo luận nhóm. Chỉ đỉnh núi Phan- xi- păng trên hình 1 và cho biết độ cao của nó. Tại sao đỉnh núi Phan- xi-păng được gọi là “nóc nhà” của Tổ quốc? b. Khí hậu lạnh quanh năm: HĐ3: Làm việc cả lớp. HS đọc thầm mục 2 trong SGK và cho biết khí hậu ở những nơi cao của Hoàng Liên Sơn như thế nào? -Vài em trả lời-GV nhận xét và hoàn thiện phần trả lời của HS. -GV gọi 1 em chỉ vị trí của Sa Pa trên bản đồ Địa lí Việt Nam treo tường. -HS trả lời câu hỏi ở mục 2 trong SGK. GV sửa chữa. 3. Củng cố- dặn dò: -Trình bày lại những đặc điểm tiêu biểu về vị trí, địa hình và khí hậu của dãy núi Hoàng Liên Sơn. -GV cho HS xem một số tranh, ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn và giới thiệu thêm. Thứ sáu, ngày 14 tháng 9 năm 2007. Tập làm văn Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện. I. Mục tiêu: +HS hiểu: Trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách nhân vật. +Biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật và ý nghĩa của truyện khi đọc truyện, tìm hiểu truyện. Bước đầu biết lựa chọn chi tiết tiêu biểu để tả ngoại hình nhân vật trong bài văn kể chuyện. II. Đồ dùng dạy- học: Vài tờ giấy khổ to viết yêu cầu của BT1( phần nhận xét) để trống chỗ . 1 tờ viết đoạn văn của Vũ Cao(phần luyện tập). III. Hoạt động dạy- học: 1. Kiểm tra bài cũ: Vài em nhắc lại phần ghi nhớ của tiết trước. 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Phần nhận xét: - 3 em tiếp nối nhau đọc các bài tập 1,2,3. - Cả lớp đọc thầm đoạn văn, từng em ghi vắn tắt vào vở. +Đặc điểm ngoại hình của chị Nhà Trò. +Ngoại hình của chị Nhà Trò nói lên điều gì về tính cách và thân phận của nhân vật này? -GV phát phiếu cho 3 em làm ý 1, trả lời miệng ý 2. c. Phần ghi nhớ: Vài em đọc phần ghi nhớ, cả lớp đọc thầm lại. d. Phần luyện tập: BT1: - 1 em đọc nội dung BT1. - Cả lớp đọc thầm, dùng bút chì gạch dưới những chi tiết miêu tả hình dáng chú bé liên lạc. Các chi tiết ấy nói lên điều gì về chú bé? - GV dán phiếu, 1 em lên gạch chân. BT2: - GV nêu yêu cầu của bài, nhắc HS: Có thể kể 1 đoạn+ tả ngoại hình bà lão hoặc nàng tiênquan sát tranh minh hoạ để tả. -Từng cặp HS trao đổi. -Vài em thi kể. Cả lớp và GV nhận xét cách kể của bạn. 3. Củng cố- dặn dò : - Muốn tả ngoại hình của nhân vật, cần chú ý tả những gì? -( Cần chú ý tả hình dáng, vóc người, khuôn mặt, đầu tóc, trang phục - Khi tả chú ý tả những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu Kĩ thuật Cắt vải theo đường vạch dấu. I. Mục tiêu : - HS biết cách vạch dấu trên vải và cắt vải theo đường vạch dấu. - Vạch được đường dấu trên vải theo đường vạch dấu, dúng quy định. - GD ý thức an toàn lao động. II. Đồ dùng dạy học: - Một mảnh vải đã được vạch dấu đường thẳng, đường cong bằng phấn may và đã cắt một đoạn 7-8 cm theo đường vạch dấu thẳng. - Vật liệu và dụng cụ cần thiết : 1 mảnh vải có kích cỡ 20cmx30cm kéo cắt nhỏ .Phấn vạch trên vải, thước. III.Hoạt động dạy, học: 1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài và nêu mục đích của bài học . 2. Các hoạt động: HĐ1: Hướng dẫn HS quan sát , nhận xét theo mẫu . - GV giới thiệu mẫu: hướng dẫn hs quan sát, nhận xét hình dạng các đường vạch dấu. - Gợi ý để hs nêu tác dụng của việc vạch dấu trên vải và các cắt vải theo đường vạch dấu. - Nhận xét, bổ sung câu trả lời của học sinh và kết luận. HĐ2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật. 1. Vạch dấu trên vải: - HS quan sát hình 1a, 1b (sgk) để nêu cách vạch dấu đường thẳng , đường cong trên vải. - GV đính vải lên bảng –HS lên bảng thực hiên thao tác đánh dấu hai điểm cách 15cm và vạch dấu nối- đường thẳng, đường cong lên mảnh vải 2. Cắt vải theo đường vạch dấu : - HS quan sát hình 2a, 2b (sgk) để nêu cách cắt vải theo đường vạch dấu. - GV nhận xét, bổ sung và hướng dẫn thực hiện 1 số điểm cần lưu ý -1 em đọc phần ghi nhớ. HĐ3: HS thực hành vạch dấu và cắt vải theo đường vạch dấu. - GV kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu của HS. -Nêu thời gian và yêu cầu thực hành. - HS thực hành vạch dấu và cắt vải theo đường vạch dấu. HĐ4: Đánh giá kết quả học tập. - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành. - GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm thực hành của HS. - HS dựa vào các tiêu chuẩn trên tự đánh giá sản phẩm thực hành. GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS theo hai mức. 3. Nhân xét, dặn dò: Nhận xét sự chuẩn bị của HS. Toán Triệu và lớp triệu. I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết về hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu và lớp triệu. - Nhận biết được thứ tự các số có nhiều chữ số đến lớp triệu. - Củng cố thêm về lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu. II. Hoạt động dạy- học: 1. Ôn bài cũ: -GV viết số: 653 720, 1 em nêu rõ từng chữ số thuộc hàng nào, lớp nào? - HS nêu tổng quát: Lớp đơn vị gồm những hàng nào? lớp nghìn gồm những hàng nào? 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu lớp triệu gồm các hàng: triệu, chục triệu, trăm triệu: - 1 em lên bảng lần lượt viết số: một nghìn, mười nghìn, một trăm nghìn, mười trăm nghìn. - GV giới thiệu: Mười trăm nghìn gọi là một triệu, một triệu viết là 1000 000, HS thử đếm xem 1 triệu có tất cả mấy chữ số 0. - GV giới thiệu: Mười triệu còn gọi là một chục triệu, HS viết số mười triệu ở bảng: 10 000 000, GV nêu: mười chục triệu còn gọi là một trăm triệu, HS ghi số một trăm triệu ở bảng: 100 000 000. - GV giới thiệu: Hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu hợp thành lớp triệu, HS nêu lại lớp triệu gồm các hàng: hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu. - GV cho HS nêu lại các hàng, các lớp từ bé đến lớn. b. Thực hành: Bài 1: - HS đếm thêm 1 triệu từ 1 triệu đến 10 triệu: một triệu, hai triệu, ba triệu,, mười triệu. - Mở rộng cho HS làm thêm: + Đếm thêm mười triệu từ mười triệu đến 100 triệu. + Đếm thêm 100 triệu từ 100 triệu đến 900 triệu. Bài2: HS quan sát mẫu, sau đó tự làm bài. Bài3: HS lên bảng làm 1 ý: Đọc rồi viết số đó, đếm số chữ số 0. HS làm tiếp các ý còn lại. Bài4: HS phân tích mẫu, sau đó tự làm các bài còn lại. 3. Củng cố- dặn dò: GV nhận xét giờ học, về nhà xem lại bài. Khoa học Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Vai trò của chất bột đường. I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có thể: -Sắp xếp các thức ăn hằng ngày vào nhóm thức ăn có nguồn gốc động vật hoặc nhóm thức ăn có nguồn gốc thực vật. - Phân loại thức ăn dựa vào những chất dinh dưõng có nhiều trong thức ăn đó. - Nói tên và vai trò của những thức ăn chứa chất bột đường.Nhận ra nguồn gốc của những thức ăn chất bột đường. II.Đồ dùng dạy- học: Hình trang 10,11 sgk + phiếu học tập. III.Hoạt động dạy-học: 1. Kiểm tra bài cũ: ? Kể tên những biểu hiện bên ngoài của quá trình trao đổi chất và những cơ quan thực hiện quá trình đó. 2.Dạy bài mới : a.Giới thiệu bài: b.Tìm hiểu bài: HĐ1: Phân loại thức ăn và đồ uống. -Quan sát hình minh hoạ ở trang 10 SGK+ hỏi: Thức ăn, đồ uống nào có nguồn gốc động vật, thức ăn, đồ uống nào có nguồn gốc thực vật? -HS lên bảng gắn thẻ và ghi bổ sung tên các loại thức ăn đồ uống. HĐ2: Hoạt động cả lớp: 2 em đọc to mục bạn cần biết+ hỏi: Người ta còn có cách phân loại thức ăn nào khác?( Dựa vào chất dinh dưỡng có trong thức ăn đó). Vậy có mấy cách phân loại thức ăn? dựa vào đâu để phân loại như vậy? ( 2 cách: dựa vào nguồn gốc và dựa vào các chất dinh dưỡng có trong các thức ăn đó). HĐ3: Các loại thức ăn chứa nhiều chất bột đường và vai trò của chúng. + GV phát phiếu học tập-HS làm việc với phiếu học tập. +Các loại thức ăn chứa nhiều chất bột đường có nguồn gốc từ đâu? chúng có vai trò gì? 3. Củng cố- dặn dò: Về nhà trong các bữa ăn cần ăn nhiều loaị thức ăn để có đủ chất dinh dưỡng. Sinh hoạt Sơ kết tuần 2. I. Mục tiêu:- Qua giờ học, giúp HS thấy được những ưu, khuyết điểm trong tuần. -Biết kế hoạch tuần tới. II. Nội dung: +GV nhận xét chung về ưu, khuyết điểm trong tuần. +Phổ biến kế hoạch tuần tới. + Đọc xếp loại qua sổ theo dõi của lớp. Khoa học: Trao đổi chất ở người ( Tiếp theo). Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Nhân hậu- đoàn kết. Toán: Luyện tập. Lịch sử: Làm quen với bản đồ.

File đính kèm:

  • docTuan I.doc