Mục tiêu: . Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi;Bước dầu biết đọc diễn cảm đoạn văn
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt
khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới mười ba tuổi (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II.Các hoạt động dạy-học:
1.Mở đầu: GV giới thiệu chủ điểm Có chí thì nên.
13 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 886 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tập đọc: Ông Trạng thả diều (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học:
1.Kiểm tra bài cũ: Hai em làm lại BT2; 3 tiết trước.
2.Dạy bài mới:
a.Giới thiệu bài:
b.Phần nhận xét:
Bài tập 1; 2: Hai em tiếp nối nhau đọc nội dung bài tập 1 và 2.
- HS đọc thầm truyện Cậu HS ở ác-boa, trao đổi theo cặp và viết vào nháp.
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng: Chăm chỉ, giỏi, trắng phau, xám, nhỏ, con con, nhỏ
bé, cổ kính, hiền hoà, nhăn nheo.
Bài tập 3: HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, HS làm vào phiếu, khoanh tròn từ nhanh
nhẹn- bổ sung ý nghĩa cho từ :đi lại.
c.Phần ghi nhớ: vài em đọc ghi nhớ và nêu ví dụ minh hoạ.
d.Phần luyện tập:
Bài tập 1: Hai em tiếp nối nhau đọc nội dung bài tập.
HS làm bài ở VBT- một số em làm ở phiếu.
GV chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu của bài, HS làm việc cá nhân, viết vào vở câu văn mình đặt.
3.Củng cố- dặn dò: GV nhận xét tiết học, về nhà học thuộc ghi nhớ của bài.
Kĩ thuật
Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột( tiết2).
I.Mục tiêu: - Biết cáh khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa.
Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa.các mũi khâu tương đối đều nhau.đường khâu có thể bị dúm.
-Với học sinh khéo tay;khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa.các mũi khâu tương đối đều nhau.,đường khâu ít bị đúm.
II.Đồ dùng dạy- học: Một mảnh vải trắng, kim khâu, kéo cắt chỉ, thước.
III.Hoạt động dạy- học:
A / Bài cũ; Gọi 2 em đọc ghi nhớ tiết 1
B /Bài mới ;.HS thực hành khâu viền đường gấp mép vải:
- Một em nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác gấp mép vải.
- GV nhận xét, củng cố cách khâu đường gấp mép vải theo các bước:
+Gấp mép vải.
+Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
- GVkiểm tra vật liệu, dụng cụ thực hành, nêu yêu cầu, thời gian hoàn thành sản phẩm.
- HS thực hành gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.GV quan sát, uốn nắn thao tác chưa đúng hoặc chỉ dẫn thêm cho những HS còn lúng túng.
C/.Nhận xét – dặn dò: GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập của HS.
Thứ sáu, ngày 6 tháng 11 năm 2009.
Tập làm văn
Mở bài trong bài văn kể chuyện.
I.Mục tiêu:
- HS nắm được 2 cách mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp trong bài văn kể chuyện(NDGN )
- Nhận biết được mở bài theo cách đã học(BT1,2 mụcIII) ,bước đầu viết được đoạn mở bài theo cách gián tiếp-BT3 mục III
II.Đồ dùng dạy- học: Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ của bài học kèm ví dụ cho
mỗi cách mở bài.
III. Hoạt động dạy- học:
1.Kiểm tra bài cũ: Hai em thực hành trao đổi ý kiến với người thân về một người có
nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống.
2.Dạy bài mới:
a.Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.
b.Phần nhận xét:
Bài tập 1;2: hai em tiếp nối nhau đọc nội dung bài tập 1;2. Cả lớp theo dõi, tìm đoạn
mở bài trong truyện, phát biểu.
Bài tập 3: -HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, so sánh cách mở bài thứ hai với cách mở
bài trước, phát biểu.
- GV chốt lại: Đó là hai cách mở bài cho bài văn kể chuyện: trực tiếp và gián tiếp.
c.Phần ghi nhớ: vài em đọc lại nội dung cần ghi nhớ trong SGK.
d.Phần luyện tập:
Bài tập 1:- 4 em tiếp nối nhau đọc 4 cách mở bàicủa truyện Rùa và Thỏ.
- Cả lớp đọc thầm lại, suy nghĩ, phát biểu ý kiến.GV chốt lại lời giải đúng.
- Hai em kể chuyện theo hai cách.
Bài tập 2:-Một em đọc nội dung, cả lớp đọc thầm phần mở bài của truyện Hai bàn tay,
trả lời câu hỏi.
Bài tập 3:- GV nêu yêu cầu của bài, nhắc HS : có thể mở đầu câu chuyện theo cách mở bài gián tiếp bằng lời của người kể chuyện hoặc lời Bác Lê.
- HS làm bài cá nhân-viết lời mở bài gián tiếp.
- HS tiếp nối nhau đọc đoạn mở bài của mình. Cả lớp và GV nhận xét, cho điểm.
3.Củng cố-dặn dò: GV nhận xét tiết học, về nhà xem lại bài.
Toán
Mét vuông.
I.Mục tiêu: Giúp HS:Biết mét vuông là đơn vị đo diện tích mét vuông Đọc, viết được mét vuông. m2 .
- Biết 1 m2 = 100 dm2 và ngược lại. Bước đầu biết chuyển đổitừ mét vuông sang dm2, cm2,
đến cm2, dm2, m2.
II.Đồ dùng dạy-học: Hình vuông cạnh 1m đã chia thành 100 ô vuông, mỗi ô có diện tích 1 dm2.
III Hoạt động dạy- học:
1.Kiểm tra bài cũ: Vài em nhắc lại đề-xi-mét vuông là gì? cách viết tắt?
2.Dạy bài mới:
a.Giới thiệu mét vuông:cùng với cm2; dm2; để đo diện tích người ta còn dùng đơn vị
mét vuông.
- HS quan sát hình vuông cạnh 1 m. GV nói: mét vuông là diện tích của hình vuông có
cạnh dài 1m.
- GV giới thiệu cách đọc, viết mét vuông: mét vuông viết tắt là m2.
- HS quan sát hình vuông, đếm số ô vuông 1 dm2 có trong hình vuôngvà phát hiện mối
quan hệ: 1m2= 100dm2 và ngược lại.
bThực hành:
Bài 1: HS đọc đề và tự làm. GV chữa bài và kết luận chung.
Bài 2.Cột 1; HS đọc đề và tự làm. GV chữa bài và kết luận chung
Bài 3: HS đọc đề để tìm lời giải.
- GV chấm - Chữa bài:
3.Củng cố-dặn dò: GV nhận xét giờ học, về nhà xem lại bài.
Âm nhạc
Giáo viên chuyên trách dạy
Thứ 3 ngày 25 tháng 11 năm 2008
Thể dục
Học động tác thăng bằng , trò chơi : mèo đuổi chuột
I.Mục tiêu:
- Học động tác thăng bằng . Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác chính xác.
- Trò chơi: Mèo đuổi chuột . Yêu cầu nắm được luật chơi .Khi chơi tập trung chú ý, bình tỉnh, khéo léo.
II. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Phần mở đầu:
- GV ổn định tổ chức lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học, chỉnh đốn đội ngũ trang phục luyện tập.
Đứng tại chổ xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai.
2. Phần cơ bản:
a. Bài thể dục phát triển chung
- Ôn 5 động tác đã học dưới sự điều khiển của lớp trưởng ( Mỗi động tác 2 lần x 8 nhịp).
- Học động tác thăng bằng . (Mỗi động tác 4-5 lần)
- Tập phối hợp cả 6động tác
b. Trò chơi vận động: “Mèo đuổi chuột ”.
- GV nêu luật chơi , cách chơi . HS chơi thử một lần .Yêu cầu HS chơi một cách tự giác.
- GV cho HS chơi chính thức .
3. Phần kết thúc:- Tập một số động tác thả lỏng.
- Đứng tại chổ vỗ tay hát 1 bài.
- GV cùng HS hệ thống lại bài học.
Toán
Nhân một số với một hiệu
Thứ 5 ngày27 tháng 11 năm 2008
Thể dục
Học động tác nhảy . trò chơi :”mèo đuổi chuột ”
I.Mục tiêu:
- Ôn 6 động tác của bài thể dục phát triển chung .
- Học động tác nhảy . Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác chính xác.
- Trò chơi: Mèo đuổi chuột . Yêu cầu nắm được luật chơi .Khi chơi tập trung chú ý, bình tỉnh, khéo léo.
II. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1.Phần mở đầu:
- GV ổn định tổ chức lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học, chỉnh đốn đội ngũ trang phục luyện tập.
Đứng tại chổ xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai.
2. Phần cơ bản:
a. Bài thể dục phát triển chung
- Ôn 6 động tác đã học ( Mỗi động tác 2 lầnx 8 nhịp)
- Học động tác nhảy . (Mỗi động tác 4lầĩ 8 nhịp.)
- Tập phối hợp cả 7 động tác
b. Trò chơi vận động: “Mèo đuổi chuột ”.
GV nêu luật chơi và cách chơi .HS chơi thử một lần .Yêu cầu tham gia chơi một cách tự giác. GV cho HS chơi .
3. Phần kết thúc: - Tập một số động tác thả lỏng.
- Đứng tại chổ vỗ tay hát 1 bài.
- GV cùng HS hệ thống lại bài học.
Đạo đức
Hiếu thảo với ông bà ,cha mẹ ( Tiết 1)
I.Mục tiêu: Học xong bài này HS có khả năng :
- Hiểu công lao sinh thành , dạy dỗ của ông bà , cha mẹ và bổn phận của con cháu đối với ông bà , cha mẹ.
- Biết thực hiện những hành vi , những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà ,cha mẹ trong cuộc sống.
- Kính yêu ông bà , cha mẹ.
II. Hoạt động dạy học :
1.Bài cũ: 2 em đọc ghi nhớ bài trước
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài : Hát tập thể bài cho con
? Bài hát nói về điều gì ?
? Em có cảm nghĩ gì về tình yêu thương ,che chở của cha mẹ đối với mình ?
? Là người con trong gia đình em có thể làm gì ?
HĐ1: Thảo luận tiểu phẩm : Phần thưởng
* HS xem tiểu phẩm do một số bạn trong lớp đóng .
* GV phỏng vấn HS vừa đóng tiểu phẩm đó .
- Đối với HS đóng vai Hưng :? Vì sao em lại mời bà ăn những chiếc bánh mà em mới được thưởng ?
- Đối với HS đóng vai bà của Hưng :? Bà cảm thấy thế nào trước việc làm của cháu đối với mình ?
* Lớp thảoluận ,nhận xét về cách ứng xử:
*GV kết luận : Hưng yêu kính bà , chăm sóc bà .Hưng là một đứa cháu hiếu thảo.
HĐ2: Thảo luận theo nhóm bài tập 1 SGK
- GV nêu yêu cầu - HS trao đổi nhóm 4 - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận
Kết luận; +Tình huống b,d,đ thể hiện lòng hiếu thảo đối với ông bà , cha mẹ .
+Tình huống a ,c chưa hiếu thảo đối với ông bà , cha mẹ.
HĐ3: Thảo luận theo nhóm2 bài tập 2 SGK. - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- Các nhóm thảo luận
- GV kết luận về nội dung của bức tranh và khen các nhóm HS đã đặt tên tranh phù hợp.
Một -2 em đọc lại phần ghi nhớ SGK.
3.GV nhận xét giờ học – dặn dò:
Hoạt đông tập thể
Sinh hoạt lớp
I/ Mục tiêu:
- Thông qua đánh giá hoạt động của lớp trong tuần rút ra kinh nghiệm để phát huy mặt mạnh và khăc phục mặt tồn tại.
- Lên kế hoạch tuần tới để học sinh có hướng chuẩn bị.
II/ Hoạt động chủ yếu
HD1;Kiểm tra sách vở ,đồ dùng học tập của HS.
HĐ2: Đánh giá hoạt động lớp trong tuần 8
- GV nêu nhiệm vụ các tổ.
- Các tổ tự sinh hoạt dưới sự điều khiển của tổ trưởng.
+ Tổ trưởng nhận xét các thành viên trong tổ.
-Học tập ,vệ sinh ,trực nhật.
-Đồng phục
-Thể dục giữa giờ
+ Đọc điểm thi đua các thành viên trong tổ, xếp loại.
+ Bình luận cá nhân xuất sắc tất cả các mặt và xuất sắc 1, 2 mặt.
+ Nộp kết quả cho lớp trưởng.
- Lớp trưởng nhận xét chung cả lớp - Đọc tên các bạn xuất sắc trong lớp, các bạn còn yếu.
- GV nhận xét.
+ Tuyên dương những bạn học sinh xuất sắc.
+ Phê bình học sinh yếu, giúp các em nhận ra thiếu sót và tuyên thề khắc phục.
HĐ 3: Kế hoạch tuần 12
* Lớp trưởng nêu:
- Tiếp tục ổn định nề nếp.
- Thi đua học tốt, dành nhiều điểm giỏi
- Thực hiện tốt phong trào của Đội, trường.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, lớp sạch sẽ.
- GV tiểu kết bổ sung đưa ra kế hoạch cụ thể cho lớp
_Nhận xét bài thi các môn tiếng việt, toán ,Lịch sử ,Địa lí ,Khoa học
HĐ4: Dặn dò ; Về nhà hoàn thánh các bài tập các môn học, HS khá giỏi làm thêm ở bài tập nâng cao.
HĐ5; Biện pháp thực hiện
_Tuyên dương những học sinh học tập tốt ,gương mẫu trong các công việc của lớp.
- Nhắc nhở những em còn mắc khuyết điểm trong nội quy của lớp.
File đính kèm:
- tuan 11.doc