Giáo án Tập đọc lớp 5 - Nghìn năm văn hiến

 I,MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.

 1.Biết đọc đúng văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê

 2.Hiểu nội dung: Việt Nam có truyền thống khoa cử, thể hiện nền văn hiến lâu đời.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 -Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, tranh ảnh về Văn Miếu- Quốc Tử Giám.

 -Viết sẵn một đoạn của bảng thống kê để hướng dẫn HS luyện đọc.

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 2043 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tập đọc lớp 5 - Nghìn năm văn hiến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án chuyên đề lớp 5 Môn: Tiếng việt TậP ĐọC Tuần 2 Nghìn năm văn hiến I,Mục đích, yêu cầu. 1.Biết đọc đúng văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê 2.Hiểu nội dung: Việt Nam có truyền thống khoa cử, thể hiện nền văn hiến lâu đời.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK) II. Đồ DùNG DạY HọC -Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, tranh ảnh về Văn Miếu- Quốc Tử Giám. -Viết sẵn một đoạn của bảng thống kê để hướng dẫn HS luyện đọc. III. Các hoạt động dạy- học. Hoạt động GV Hoạt động HS Kiểm tra bài cũ. (3 phút) -Gọi một HS lên bảng đọc đoạn 1 bài: “Quang cảnh làng mạc ngày mùa” và trả lời câu hỏi: - Trong đoạn em vừa đọc, những sự vật nào có màu vàng và từ màu vàng đó. - GV nhận xét và có thể cho điểm HS trả lời tốt B. Dạy bài mới.(37 phút). 1.Giới thiệu bài(1 phút). -Cho HS quan sát ảnh minh hoạ và hỏi: +ảnh chụp cảnh ở đâu? Em biết gì về di tích lịch sử này? -Giới thiệu: Đây là ảnh chụp Khuê Văn Các trong Văn Miếu – Quốc Tử Giám-một di tích lịch sử nổi tiếng ở Thủ đô Hà Nội. Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của Việt Nam, một chứng tích về nền văn hiến lâu đời của dân tộc ta. Chúng ta cùng tìm hiểu nền văn hiến của đất nước ta qua bài tập đọc “Nghìn năm văn hiến” -Ghi bảng tên bài. 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài. a, Luyện đọc (10 phút). -GV đọc mẫu bài văn – giọng đọc thể hiện tình cảm trân trọng, tự hào;đọc rõ ràng rành mạch bảng thống kê. -Hỏi: +Có thể chia bài văn làm máy đoạn?Cụ thể như thế nào? -GVnhận xét câu trả lời của HS rồi nói tiếp: Bây giờ các em sẽ luyện đọc từng đoạn tiếp nối nhau, kết hợp tìm hiểu nghĩa của các từ ngữ được chú giảI trong SGK .Các em chú ý: bài văn có 3 đoạn vì vậy mỗi lượt đọc sẽ gồm 3 em. -GV gọi 3 HS đọc nối tiếp các đoạn của bài lần 1 - GVlắng nghe và dừng lại gợi ý sửa khi HS phát âm sai , ngắt nghỉ hơi khi đọc bảng thống kê chưa đúng.( viết sẵn một đoạn của bảng thống kê để hướng dẫn Hs luyện đọc: Triều đại/ Lý/ Số khoa thi/ 6/ Số tiến sĩ/ 11/ Số trạng nguyên/ 0/..) -Gvgọi 3 Hs đọc nối tiếp các đoạn của bài lần 2. GV kết hợp yêu cầu HS nêu nghĩa từ (SGK) Gọi HS đọc đoạn 1. Hỏi: +Văn hiến có nghĩa là gì? +Văn Miếu là nơi thờ ai? +Quốc Tử Giám là trường học như thế nào thời xưa? -Gọi HS đọc đoạn 2 -Gọi HSđọc đoạn 3, hỏi: +Tiến sĩ là chỉ người đỗ trong kỳ thi nào thời xưa? +Chứng tích có nghĩa là gì? -Gv cho Hs luyện đọc theo cặp. -Gọi 2 em đọc cả bài. b.Tìm hiểu bài (12 phút) -Nói: Cô mời cả lớp đọc thầm câu hỏi 1 trong SGK sau đó các em đọc thầm đoạn số 1để trả lời cho câu hỏi này. -Hỏi: đến thăm Văn Miếu, khách nước ngoài ngạc nhiên vì điều gì? -Hỏi: đoạn 1 cho chúng ta biết điều gì? -GV ghi bảng:Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời. -Nói: bây giờ các em đọc lướt bảng thống kê và hãy trao đổi theo nhóm bàn để tìm xem: +Triều đại nào tổ chức nhiều khoa thi nhất? +Triều đại nào có nhiều tiến sĩ nhất? -Giảng: ở triều đại nhà Lê đã cho dựng lại Quốc Tử Giám, dựng nhà Thái Học (giới thiệu ảnh nhà Thái Học) ở kinh thành Thăng Long, ngoài ra còn mở trường học ở các lộ, mở khoa thi và cho phép người nào có học đều được dự thi. Đa số dân đều có thể đi học, đi thi trừ những kẻ phạm tội và làm nghề ca hát. Việc học được đề cao và phát triển nên đã tổ chức được nhiều khoa thi nhất, 104 khoa, lấy đỗ 1780 tiến sĩ và 27 trạng nguyên. Triều đại này có nhiều nhân tài của đất nước như: Ngô Sĩ Liên, Lương Thế Vinh, Lê Quý Đôn, Ngô Thời Nhậm, Theo dõi tiếp đoạn 3, các em cho cô biết đoạn văn cho em biết điều gì? -GV gọi 1 HS đọc đoạn 3 và nói: các bạn khác đọc thầm đoạn 3 và tìm câu trả lời. -Viết bảng: Chứng tích về một nền văn hiến lâu đời ở Việt Nam. -Hỏi: Bài văn Nghìn năm văn hiến nói lên điều gì? -GV ghi bảng nội dung chính của bài: Việt Nam có truyền thống khoa cử, thể hiện nền văn hiến lâu đời. -GV gọi HS đọc lại nội dung bài c. Đọc diễn cảm (12 phút) -nói: Các em đã được luyện đọc và tìm hiểu bài văn. Bây giờ, cô muốn nghe 3 bạn tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. Cả lớp theo dõi và tìm giọng đọc bài văn. -hỏi:+ Nêu cách đọc diễn cảm bài văn? +Trong 3 đoạn của bài, em thích đoạn văn nào nhất? -GV đọc đoạn văn 3. -Hỏi: +Để đọc tốt được đoạn này, chúng ta cần nhấn giọng ở những từ ngữ nào? +Em có biêt vì sao phải nhấn giọng ở những từ ngữ ấy không? -Gạch chân: muỗm già cổ kính, 1306 vị tiến sĩ, chứng tích, văn hiến. -Gọi 2 HS đọc đoạn văn. -Cho HS đọc theo cặp -Nhận xét các nhóm đọc -Nói: Bây giờ cô sẽ tổ chức cho cả lớp mình cùng thi đọc diễn cảm trước lớp. -Gọi 3 HS đọc đoạn 3 -Cho HS nhận xét và bình chọn bạn đọc hay để biểu dương và cho điểm tốt. 3. Củng cố, dặn dò.(2 phút) -Gọi một HS đọc nội dung bài -Nói: Qua bài tập đọc ngày hôm nay các em đã biết được cách đọc bài thế nào cho đúng cho hay đã hiểu: Đất nước Việt Nam ta có một truyền thống khoa cử, thể hiện nền văn hiến lâu đời. Ngày nay , tiếp bước ông cha, lớp lớp con cháu vẫn đang phát huy truyền thống đó, coi “nhân tài là nguyên khí quốc gia”. Còn các em những chủ nhân tương lai của đất nước, chúng mình sẽ làm gì để phát huy truyền thống tốt đẹp đó. -Dặn dò: Về nhà các em luyện đọc bài văn này và chuẩn bị bài tập đọc tiếp theo “ Sắc màu em yêu” - Cho HS lấy vở ghi nội dung bài . -1 HS lên bảng thực hiện yêu cầu -Trả lời: Lúa – vàng xuộm Nắng – vàng hoe -Quan sát và tiếp nối nhau trả lời: + ảnh chụp Khuê Văn Các ở Quốc Tử Giám +Văn miếu – Quốc Tử Giám là di tích lịch sử nổi tiếng ở Thủ đô Hà Nội.. -Lắng nghe -Mở SGK trang 15. -Hs theo dõi SGK và tìm cách chia đoạn bài văn. -Trả lời:+Có thể chia bài văn làm 3 đoạn cụ thể như sau: Đoạn 1: Từ đầu đến “lấy đỗ gần 3000 tiến sĩ, cụ thể như sau:” Đoạn 2: Bảng thống kê. Đoạn 3: Phần còn lại. -3 HS đọc bài -3 HS đọc bài HS trả lời: +Văn hiến là truyền thống văn hoálâu đời và tốt đẹp. +Văn Miếu là nơi thờ Khổng Tử và những người có công mở mang giáo dục. +Quốc Tử Giám là trường nho học cao cấp ngày xưa đặt ở khu vực Văn Miếu. +Tiến sĩ, ở đây chỉ người đỗ trong kỳ thi quốc gia về Nho học thời xưa +Chứng tích là vết tích hay hiện vật còn lưu lại làm chứng cho một sự việc đã qua. HS đọc theo cặp nới tiếp. -2 em đọc, lớp đọc thầm -HS đọc. TL: Đến thăm Văn Miếu, khách nước ngoài ngạc nhiên khi biết rằng từ năm 1075,..lấy đỗ gần 3000 tiến sĩ. -TL: đoạn 1 cho biết: Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời. HSđọc và trao đổi sau đó trả lời:+Triều Lê tổ chức nhiều khoa thi nhất. +Triều Lê có nhiều tiến sĩ nhất, 1780 tiến sĩ. -HS đọc và trả lời: đoạn 3 cho biết chứng tích về một nền văn hiến lâu đời. -TL: Bài văn nói lên VN có truyền thống khoa cử lâu đời. Văn Miếu – Quốc Tử Giám là một bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta. -HS đọc -3 HS đọc -nêu: Đọc rõ ràng, rành mạch, thể hiện niềm tự hào. -Nêu: muỗm già cổ kính, 1306 vị tiến sĩ , chứng tích, văn hiến. -Nêu: để nói lên chứng tích về một nền văn hiến lâu đời ở Việt Nam. -HS đọc -Nhận xét. -HS đọc -phát biểu: ngoan ngoãn, chịu khó, miệt mài học tập. -Ghi bài Yên Đồng, ngày 17 tháng 8 năm 2009 Người thực hiện Phạm Thị Hiền GV trường Tiểu học Yên Đồng

File đính kèm:

  • docBAI 3 Nghin nam van hien.doc