Giáo án Tập đọc Lớp 4 Học kì 2 - Đỗ Thị Ân

1.Đọc thành tiếng:

 -Đọc đúng các từ, ngữ, câu, đoạn bài. Đọc liền mạch các tên riêng Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tay Tát Nước, Móng Tay Đục Máng.

 -Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể khá nhanh; nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi tài năng sức khoẻ, nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn cậu bé.

2.Đọc – Hiểu:

 -Hiểu các từ ngữ mới trong bài: Cẩu Khây, yêu tinh, tinh thông.

 -Hiểu nội dung truyện (phần đầu): Ca ngợi sức khỏe, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.

 

doc82 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1776 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tập đọc Lớp 4 Học kì 2 - Đỗ Thị Ân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àn chiện tự do bay lượn, hát ca giữa không gian cao rộng, trong khung cảnh thiên nhiên thanh bình là hình ảnh của cuộc sống ấm no, hạnh phúc, gieo trong lòng người đọc, cảm giác yêu đời, yêu cuộc sống. 3. Học thuộc lòng bài thơ. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Tranh minh họa bài học trong SGK. III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. KTBC: -Kiểm tra 3 HS. -GV nhận xét và cho điểm. 2. Bài mới: a). Giới thiệu bài: -Hình ảnh cánh chim bay lượn giữa trời cao là hình ảnh luôn xuất hiện trong thơ ca. Tác giả Huy Cận với bài thơ Con chim chiền chiện hôm nay chúng ta học sẽ cho các em thấy vẻ đẹp của cuộc sống thanh bình, ấm no hạnh phúc. b). Luyện đọc: a/. Cho HS đọc nối tiếp -Cho HS luyện đọc từ ngữ khó: chiền chiện, khúc hát, trong veo … b/. Cho HS đọc chú giải và giải nghĩa từ -Cho HS đọc. c/. GV đọc cả bài một lần. +Cần đọc với giọng hồn nhiên, vui tươi. +Cần nhấn giọng ở các từ ngữ: ngọt ngào, cao hoài, cao vợi, long lanh, sương chói, chan chứa. c). Tìm hiểu bài: -Cho HS đọc thầm cả bài. +Con chim chiền chiện bay lượn giữa khung cảnh thiên nhiên như thế nào ? +Những từ ngữ và chi tiết nào vẽ lên hình ảnh co chim chiền chiện tự do bay lượn giữa không gian cao rộng ? +Tìm những câu thơ nói về tiếng hót của con chim chiền chiện. +Tiếng hót của con chim chiền chiện gợi cho em cảm giác như thế nào ? d). Đọc diễn cảm: -Cho HS đọc nối tiếp. -GV hướng dẫn HS luyện đọc 3 khổ thơ đầu. -Cho HS thi đọc diễn cảm. -Cho HS nhẩm HTL -Cho HS thi đọc thuộc lòng. -GV nhận xét và khen nhửng HS đọc thuộc, đọc hay. 3. Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét tiết học. -Yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL bài thơ. -3 HS đọc phân vai bài Vương quốc vắng nụ cười và nêu nội dung truyện. HS đọc nối tiếp từng khổ thơ (đọc 3 lượt) -1 HS đọc chú giải. -2 HS giải nghĩa từ. -Từng cặp HS luyện đọc. -2 HS đọc cả bài. -HS đọc thầm cả lượt. +Chim chiền chiện bay lượn trên cánh đồng lúa, giữa một không gian cao rộng. +Lúc chim sà xuống cánh đồng, lúc chim vút lên cao. “Chim bay, chim sà …” “bay vút”, “cao vút”, “bay cao”, “cao hoài”, “cao vợi” … +Những câu thơ là: ­ Khúc hát ngọt ngào ­ Tiếng hót long lanh ­ Chim ơi, chim nói ­ Tiếng ngọc, trong veo ­ Những lời chim ca ­ Chỉ còn tiếng hót … +HS có thể trả lời: -Gợi cho em về cuộc sống rất thanh bình, hạnh phúc. -Làm cho em thấy hạnh phúc tự do. -Làm cho em thấy yêu hơn cuộc sống, yêu hơn con người. -3 HS đọc nới tiếp. Mỗi em đọc 2 khổ. -HS luyện đọc. -3 HS thi đọc diễn cảm. -HS nhẩm HTL. -Một số HS thi đọc thuộc lòng. -Lớp nhận xét. CHỦ ĐIỂM NHỮNG NGƯỜI QUẢ CẢM TUẦN 34 Tiết 67: TIẾNG CƯỜI LÀ LIỀU THUỐC BỔ I.MỤC TIÊU: 1. Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc với giọng rõ ràng, rành mạch, phù hợp với một văn bản phổ biến khoa học. 2. hiểu điều bài báo muốn nói Tiếng cười làm cho con người khác động vật. Tiếng cười làm cho con người hạnh phúc, sốùng lâu. Từ đó, làm cho HS có ý thức tạo ra xung quanh cuộc sống của mình niềm vui, sự hài hước, tiếng cười. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Tranh minh họa bài đọc trong SGK. III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. KTBC: -Kiểm tra 2 HS. +Con chim chiền chiện bay lượn giữa khung cảnh thiên nhiên như thế nào ? +Tiếng hót của chiền chiện gợi cho thức ăn những cảm giác như thế nào ? -GV nhận xét và cho điểm. 2. Bài mới: a). Giới thiệu bài: -Trong cuộc sống, tiếng cười luôn đem đến cho chúng ta sự thoải mái sản khoái. Tiếng cười có tác dụng như thế nào ? Bài tập đọc Tiếng cười là liều thuốc bổ hôm nay chúng ta học sẽ cho các em biết điều đó. b). Luyện đọc: a/. Cho HS đọc nối tiếp. -GV chia đoạn: 3 đoạn. ­ Đoạn 1: Từ đầu … 400 lần. ­ Đoạn 2: Tiếp theo … hẹp mạch máu. ­ Đoạn 3: Còn lại -Cho HS đọc những từ ngữ dễ đọc sai tiếng cười, rút, sảng khoái. -Cho HS quan sát tranh. +Tranh vẽ gì ? b/. Cho HS đọc chú giải và giải nghĩa từ. -Cho HS đọc. c/. GV đọc cả bài một lượt. ­ Cần đọc với giọng rõ ràng, rành mạch. ­ Nhấn giọng ở những từ ngữ: động vật duy nhất, liều thuốc bổ, thư giãn, sảng khoái, thoả mãn, nổi giận, căm thù … c). Tìm hiểu bài: +Em hãy phân tích cấu tạo của bài báo trên. Nêu ý chính của từng đoạn. +Vì sao nói tiếng cười là liều thuốc bổ. +Người ta đã tìm cách tạo ra tiếng cười cho bệnh nhân để làm gì ? +Em rút ra điều gì qua bài học này ? d). Luyện đọc lại: -Cho HS đọc nối tiếp. -GV luyện cho cả lớp đọc đoạn 2. -Cho HS thi đọc. -GV nhận xét và khen những HS đọc hay. 3. Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét tiết học. -Yêu cầu HS về nhà kể lại tin trên cho người thân nghe. -Dặn HS về nhà chuẩn bị bài cho tiết tập đọc sau. -1 HS đọc thuộc lòng bài Con chim chiền chiện. +Chim bay lượn trên cánh đồng lúa, giữa một không gian cao rộng. +Gợi cho em về cuộc sống thanh bình hạnh phúc. -HS nối tiếp đọc đoạn (2 lần). -HS luyện đọc từ ngữ. +Vẽ 2 chú hề đang diễn trên sân khấu mọi người đang xem và cười. -1 HS đọc chú giải. 2 à 3 HS giải nghĩa từ. -Từng cặp HS luyện đọc. -1 HS đọc cả bài. +HS đọc thầm một lượt và trả lời câu hỏi sau: -Bài báo gồm 3 đoạn: ­ Đ 1: Tiếng cười là đặc điểm của con người, để phân biệt con người với các loài động vật khác. ­ Đ 2: Tiếng cười là liều thuốc bổ. ­ Đ 3: Người có tính hài hước sẽ sống lâu hơn. +Vì khi cười tốc độ thở của con người tăng lên đến 100km/1 giờ các cơ mặt thư giãn, não tiết ra một chất làm con người có cảm giác sảng khoái, thoả mãn. +Để rút ngắn thời gian điều trị bệnh nhân, tiết kiệm tiền cho nhà nước. +Bài học cho thấy chúng ta cần phải sống vui vẻ. -3 HS đọc nối tiếp. Mỗi em đọc một đoạn. -HS luyện đọc đoạn. -3 HS thi đọc. -Lớp nhận xét. Tiết 68: ĂN “MẦM ĐÁ” I.MỤC TIÊU: 1. Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể vui, hóm hỉnh. Đọc phân biệt lời các nhân vật trong truyện. 2. Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi Trạng Quỳnh thông minh, vừa biết cách làm cho chúa ăn ngon miệng, vừa khéo răng chúa. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Tranh minh họa bài học trong SGK. III.Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. KTBC: -Kiểm tra 2 HS. +Tại sao nói tiếng cười là liều thuốc bổ ? +Em rút ra điều gì qua bài vừa đọc ? 2. Bài mới: a). Giới thiệu bài: -Trạng Quỳnh là nhân vật nổi tiếng trong văn học dân gian Việt Nam. Bằng sự thông minh , sắc sảo, hóm hỉnh, Trạng Quỳnh đã cho bọn quan lại những bài học nhớ đời. Bài TĐ Ăn “mầm đá” hôm nay chúng ta học sẽ giúp các em hiểu được một phần điều đó. b). Luyện đọc: a/. Cho HS đọc nối tiếp -GV chia đoạn: 4 đoạn. ­ Đoạn 1: 3 dòng đầu: Giới thiệu về Trạng Quỳnh. ­ Đoạn 2: Tiếp theo … “đại phong”: Câu chuyện giữa chúa Trịnh với Trạng Quỳnh. ­ Đoạn 3 : Tiếp theo … “khó tiêu chúa đói” ­ Đoạn 4: Còn lại: Bài học dành cho chúa. -Cho HS luyện đọc những từ dễ đọc sai: tương truyền, Trạng Quỳnh, túc trực … b/. Cho HS đọc chú giải và giải nghĩa từ. -Cho HS luyện đọc. c/. GV đọc toàn bài một lần. -Cần đọc với giọng vui, hóm hỉnh, đọc ohân biệt với các nhân vật trong truyện. c). Tìm hiểu bài: ­ Đoạn 1 + 2 -Cho HS đọc. +Vì sao chúa Trịnh muốn ăn món “mầm đá” ? +Trạng Quỳnh chuẩn bị món ăn cho chúa như thế nào ? +Cuối cùng chúa có được ăn “mầm đá” không ? Vì sao ? +Vì sao chúa ăn tương vẫn thấy ngon miệng ? +Em có nhận xét gì về nhân vật Trạng Quỳnh ? d). Đọc diễn cảm: -Cho HS đọc theo cách phân vai. -GV luyện cho cả lớp đọc đoạn 3 + 4. -Cho HS thi đọc phân vai đoạn 3 + 4. -GV nhận xét và khen nhóm đọc hay. 3. Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét tiết học. -Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn và kể lại truyện cười cho người thân nghe. -1 HS đọc đoan 1 bài Tiếng cười là liều thuốc bổ. +Vì khi cười, tốc độ thổi của con người lên đến 100km/1 giờ. Các cơ mặt được thư giãn, thoải mái và não tiết ra một chất làm cho người ta có cảm giác thoả mãn, sảng khoái. -1 HS đọc đoạn 3 của bài. +Trong cuộc sống, con người cần sống vui vẻ thoải mái. -HS đọc nối tiếp. -Cho HS đọc thầm chú giải. -3 HS giải nghĩa từ. -Từng cặp HS luyện đọc. 1 HS đọc cả bài. -HS đọc thầm đoạn 1 + 2. +Vì chúa ăn gì cũng không ngon miệng. Chúa thấy “mầm đá” lạ nên muốn ăn. +Trạng cho người đi lấy đá về ninh, còn mình thì chuẩn bị một lọ tương đề bên ngoài hai chữ “đại phong”. Trạng bắt chúa phải chờ cho đến lúc đói mèm. +Chúa không được ăn món “mầm đá” vì thực ra không có món đó. +Vì đói quá nên chúa ăn gì cũng thấy ngon. +HS có thể trả lời: ­ Trạng Quỳnh là người rất thông minh. ­ Trạng Quỳnh rất hóm hỉnh. ­ Trạng Quỳnh vừa giúp được chúa vừa khéo chê chúa. -3 HS đọc theo cách phân vai: người dẫn chuyện, Trạng Quỳnh, chúa Trịnh. -HS đọc đoạn theo hướng dẫn của GV. -Các nhóm thi đọc. -Lớp nhận xét. TUẦN 35 ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II

File đính kèm:

  • docTAP DOC.doc