Giáo án Tập đọc Lớp 2A Tuần 1 Năm học 2009- 2010 Bùi Thị Tâm Thư

I - Mục tiêu:

Đọc đúng, rõ ràng toàn bài; biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.

Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: Làm việc gì cũng kiên trì, nhẫn nại mới thành công.( trả lời được các câu hỏi SGK)

Hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim (HS khá, giỏi)

II - Đồ dùng dạy học:

Tranh minh hoạ bài tập đọc

Một chiếc kim khâu

Bảng phụ ghi câu văn dài.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1145 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tập đọc Lớp 2A Tuần 1 Năm học 2009- 2010 Bùi Thị Tâm Thư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1. Từ ngày 24 đến ngày 28/08/2009 Thứ hai ngày 24 tháng 8 năm 2009 Tập đọc: CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM I - Mục tiêu: Đọc đúng, rõ ràng toàn bài; biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: Làm việc gì cũng kiên trì, nhẫn nại mới thành công.( trả lời được các câu hỏi SGK) Hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim (HS khá, giỏi) II - Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài tập đọc Một chiếc kim khâu Bảng phụ ghi câu văn dài. III - Hoạt động dạy và học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Ổn định lớp 2. Bài mới: Giới thiệu bài bằng tranh @ Hoạt động 1: Luyện đọc Giáo viên đọc mẫu (Đoạn 1&2) -Gọi HS đọc lại đoạn 1, 2. * Luyện đọc câu -Yêu cầu HS nêu từ khó -GV treo bảng phụ câu văn dài * Luyện đọc đoạn: Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp kết hợp giải nghĩa các từ mới. * Luyện đọc đoạn theo nhóm. -Thi đọc giữa các nhóm. -Yêu cầu HS đọc đồng thanh đoạn 1, 2. @ Hoạt động 2: Tìm hiểu bài: -Yêu cầu HS đọc đoạn 1: Hỏi: Lúc đầu cậu bé học hành như thế nào? -Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi: Cậu bé nhìn thấy bà cụ đang làm gì? -Giáo viên cho HS xem thỏi sắt và cây kim Chiếc kim so với thỏi sắt như thế nào? Để mài được thỏi sắt thành kim có tốn thời gian không? Cậu bé có tin từ thỏi sắt to mài thành chiếc kim khâu không? Vì sao em cho rằng cậu bé không tin? - Quan sát nêu nội dung tranh. -HS theo dõi -1 HS đọc, lớp theo dõi -Mỗi HS đọc từng câu nối tiếp. -HS nêu từ khó, đọc từ khó cá nhân - Đọc câu văn dài “Mỗi khi ... bỏ dỡ”. -HS đọc đoạn 1, 2 kết hợp giải nghĩa từ: ngáp ngắn ngáp dài, nắn nót, nguệch ngoạc, mải miết. -HS đọc theo nhóm 4. -Đại diện các nhóm đọc -HS đọc đồng thanh -1 HS đọc -HS trả lời -HS đọc thầm đoạn 2 trả lời câu hỏi. -HS quan sát -HS trả lời -HS trả lời -HS trả lời TIẾT 2 @ Hoạt động 3: Luyện đọc đoạn 3+4: GV đọc mẫu: -Yêu cầu HS đọc từng câu - kết hợp nêu từ khó đọc -Gọi 2 HS đọc lại 2 đoạn (3+4) -Yêu cầu HS nêu câu dài (câu cần luyện ngắt giọng). +Đọc từng đoạn: Yêu cầu HS đọc từng đoạn kết hợp giải nghĩa từ khó. -Đọc từng đoạn trong nhóm. -Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. +Yêu cầu HS đọc đồng thanh đoạn 3, 4 @ Hoạt động 4: Tìm hiểu bài (đoạn 3, 4) -Gọi HS đọc đoạn 3. Hỏi: Bà cụ giảng giải như thế nào? Theo em, bây giờ cậu bé đã tin bà cụ chưa? Vì sao? Từ một cậu bé lười biếng, sau khi trò chuyện với bà cụ, cậu bé sẽ hiểu ra được điều gì? Câu chuyện này khuyên chúng ta điều gì? @ Hoạt động 5: Luyện đọc lại -Tổ chức cho HS đọc theo nhóm -Thi đọc theo nhóm -Tuyên dương – Ghi điểm. @ Hoạt động nối tiếp: Củng cố dặn dò. Em thích nhân vật nào trong truyện? Vì sao? @ Em hiểu câu tục ngữ “ Có công mài sắt, có ngày nên kim” nghĩa là gì? -Giáo dục – Liên hệ. -Nhận xét tiết học - dặn dò. -HS theo dõi -HS đọc từng câu. Nêu từ khó -2 HS đọc -Nêu câu dài - Luyện đọc Mỗi ngày mài/... -2 HS đọc trước lớp, giải nghĩa từ: ôn tồn, thành tài. -HS đọc theo nhóm đôi. -Thi đọc ở các nhóm -HS đọc đồng thanh. -1 HS đọc, lớp theo dõi -Mỗi ngày mài ... thành tài. -HS trả lời -HS trả lời -Nhẫn nại, kiên trì, không được ngại khó. -HS đọc theo nhóm 4, mỗi em 1 đoạn. -2 nhóm đọc. -HS tự trả lời. Dành cho HS khá, giỏi Thứ tư ngày 27 tháng 8 năm 2008 Tập đọc: TỰ THUẬT I /Mục tiêu: Đọc đúng, rõ ràng toàn bài; biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các dòng, giữa phần yêu cầu và phần trả lời ở mỗi dòng. Nắm được những thông tin chính về bạn học sinh trong bài. Bước đầu có khái niệm về bản tự thuật (lí lịch) (trả lời được các câu hỏi SGK) II/ Chuẩn bị: -Bảng phụ ghi nội dung tự thuật. III/ Hoạt động dạy và học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Bài cũ: Có công mài sắt, có ngày nên kim (3HS). 2. Bài mới: Giới thiệu @ Hoạt động 1: Luyện đọc -GV đọc mẫu, nêu cách đọc +Luyện đọc từng câu -Yêu cầu học sinh nêu từ khó +Luyện đọc đoạn: Chia đoạn. Đoạn 1: Từ đầu ... ngày sinh. Hỏi: Tự thuật nghĩa là thế nào? Đoạn 2: Phần còn lại. Hỏi: Quê quán có nghĩa là gì? +Luyện đọc theo nhóm: -Thi đọc theo nhóm. @ Hoạt động 2: Tìm hiểu bài -Em biết những gì về bạn Thanh Hà? -Gọi 1 HS đọc đoạn 2. Nhờ đâu em biết rõ về bạn Thanh Hà như vậy? Em hãy cho biết họ và tên em? Hãy cho biết tên địa phương em ở? -GV giảng thêm về cách tự thuật. @ Hoạt động 3: Hoạt động nối tiếp -Thi đọc lại toàn bài. Củng cố dặn dò -Nhận xét tiết học -Dặn dò. 3 HS đọc và trả lời câu hỏi SGK -Mỗi HS đọc 1 câu ... hết -HS nêu từ khó HS đọc từ khó cá nhân, ĐT. - 1 HS đọc, lớp theo dõi. -Tự thuật: Kể về mình -1 HS đọc -Nơi gia đình đã sống nhiều đời. -Đọc theo nhóm 4. -Đại diện các nhóm đọc. -1 HS đọc đoạn 1 -HS trả lời. - 1 HS đọc -Nhờ bản tự thuật của Hà -HS tự nêu -HS trả lời Mỗi đội một em thi đọc toàn bài

File đính kèm:

  • docTuan 1a.doc
Giáo án liên quan