Bước 1:Giới thiệu bài: Học sinh xem tranh minh hoạ: “ Giáo viên giới thiệu: Truyện Tôm Càng và Cá Con kết bạn với nhau là một câu chuyện rất thú vị. Chúng ta hãy đọc truyện xem tình bạn của chúng được bắt đầu và trở nên thắm thiết như thế nào ?
Bước 2: Hướng dẫn cách đọc
- Giáo viên đọc mẫu, cách đọc. HS nhẩm thầm theo ở SGK
- Hướng dẫn luyện đọc từ khó : tràn tràn, lượn, nắc nơm, ngoắt quẹo, uốn đuôi, phục lăn.
Nhiều em yếu được đọc :
- Đọc từng câu
- Đọc từng đoạn trước lớp
5 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1274 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tập đọc Lớp 2 Tuần 26 Trường tiểu học Số 1 Triệu Phước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ : Thi đua lập thành tích chào mừng ngày thành lập đoàn 26 / 3
Thứ Hai, ngày tháng năm 2009
TẬP ĐỌC: TÔM CÀNG VÀ CÁ CON
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1 .KT bài cũ : 5’
Tiết 1:
Hát : Chơi trò chơi
Kiểm tra :
3 học sinh đọc bài: “ Bé nhìn biển “ trả lời các câu hỏi SGK.
* Giáo viên nhận xét ghi điểm
2 Bài mới :
Hoạt động 1: 30’
Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
MT:
-Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài: Ngắt nghỉ hơi đúng
-Biết đọc phân biệt giọng người kể với giọng các nhân vật
ĐD: Tranh - thẻ từ
PP: Luyện đọc – Quan sát nhận xét
Bước 1:Giới thiệu bài: Học sinh xem tranh minh hoạ: “ Giáo viên giới thiệu: Truyện Tôm Càng và Cá Con kết bạn với nhau là một câu chuyện rất thú vị. Chúng ta hãy đọc truyện xem tình bạn của chúng được bắt đầu và trở nên thắm thiết như thế nào ?
Bước 2: Hướng dẫn cách đọc
- Giáo viên đọc mẫu, cách đọc. HS nhẩm thầm theo ở SGK
- Hướng dẫn luyện đọc từ khó : tràn tràn, lượn, nắc nơm, ngoắt quẹo, uốn đuôi, phục lăn.
Nhiều em yếu được đọc :
- Đọc từng câu
- Đọc từng đoạn trước lớp
* Yêu cầu học sinh đọc câu dài
- Hướng dẫn học sinh đọc nhấn giọng
+ Cá Con lao về phía trước, đuôi ngoắt sang trái. Vút cái, nó đã quẹo phải. Bơi một lát, Cá Con lại uốn đuôi sang phải. Thoắt cái, nói lại quẹo trái. Tôm Càng thấy vậy phục lăn.
Đọc từ chú giải : SGK
GV đính thẻ từ cho HS nêu
Bước 3: đọc đoạn
- Đọc từng đoạn trong nhóm: HS đọc 4 đoạn
- Thi đọc giữa các nhóm: Các nhóm thi đua đọc
- GV chú ý đến em còn yếu
Bước 4:Củng cố tiết 1: Nhận xét HS đọc
Hoạt động 2 : 20’
Rèn kĩ năng đọc hiểu:
MT:Tiểu nghĩa các từ ngữ: Búng càng (
nhìn ) trân trân, nắc nơm, mài chèo, bánh lái, quẹo,….
-Hiểu nội dung truyện: Cá Con và Tôm Càng đều có tài riêng Tôm Càng cứu được bạn qua khỏi hiểm nguy. Tình bạn của họ vì vậy càng khăn khít.
Tiết 2:
Bước 1:Hướng dẫn tìm hiểu bài
* Câu 1: Khi đang tập dưới đáy sông, Tôm Càng gặp chuyện gì ? - Tôm Càng gặp một con vật lạ thân đẹp, hai mắt tròn xoe, khắp người phủ một lớp vẩy bạc óng ánh.
* Câu 2: Cá Con làm quen với Tôm Càng như thế nào ? - Bằng lời chào và lời tự giới thiệu tên, nơi ở.
Câu 3: Đuôi và vẩy Cá Con có lợi ích gì ?
+ Đuôi: Vừa là mái chèo, vừa là bánh lái.
+ Vẩy: Là bộ áo giáp bảo vệ cơ thể nên Cá Con bị va vào đá cũng không biết đau.
* Phục lăn: Rất khâm phục
* Áo giáp: Bộ đồ được làm bằng vật liệu cứng, bảo vệ cơ thể.
* Câu 4: Kể lại việc làm Tôm Càng cứu Cá Con.
* Câu 5: Em thấy Tôm Càng có gì đáng khen ?
- Nhắc học sinh đọc lướt các đoạn 2,3,4 để tìm cho đủ các phẩm chất đáng quý của Tôm Càng.
- Học sinh thảo luận nhóm đôi
- Tôm Càng thông minh, nhanh nhẹn. Nó dũng cảm cứu bạn thoát nạn, xuýt xia, lo lắng, hỏi han khi bạn bị đau. Tôm Càng là người bạn rất đáng tin cậy.
Bước 2: Tìm nội dung bài
* Thảo luận nhóm :
Nêu trước lớp : Cá Con và Tôm Càng đều có tài riêng Tôm Càng cứu được bạn qua khỏi hiểm nguy. Tình bạn của họ vì vậy càng khăn khít.
. Ho ạt đ ộng 3:1O’
Luyện đọc lại
HS thi đua đọc phân vai diển đạt được lời non nớt của nhân vật cá con
Đọc thi đua giữa các nhóm
3Củng cố - dặn dò:5’
Củng cố - dặn dò
- Em học được ở nhân vật Tôm Càng điều gì ?
- Yêu quý bạn, thông minh, dám dũng cảm cứu bạn
* Nhận xét tiết học
* Yêu cầu học sinh về nhà đọc kĩ bài chuẩn bị cho tiết kể chuyện
* Bài sau: Sông Hương.
Thứ 5 ngày 12 tháng 3 năm 2009
TẬP ĐỌC: SÔNG HƯƠNG
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1 .KT bài cũ : 5’
Kiểm tra:2 HS nối tiếp nhau đọc bài: “ Tôm Càng và Cá Con “
.* Giáo viên nhận xét ghi điểm
2 Bài mới :
Hoạt động 1: 15’
Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
MT: - Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi ở chữ có dấu câu và chỗ cần tách ý, gây ấn tượng trong những câu dài.
-Biết đọc bài với giọng tả thong thả, nhẹ nhàng.
ĐD: Tranh
PP: Cá nhân - rèn đọc
.Bước 1: Giới thiệu bài: Thành Phố Huế là kinh đô cũ của nước ta, có rất nhiều cảnh đẹp. Bài tập đọc hôm nay ssẽ giới thiệu một trong những cảnh đẹp độc đáo và nổi tiếng của Huế. Cảnh Sông Hương.
Bước 2: - Hướng dẫn đọc
GV đọc mẫu
a. Đọc từng câu: HS đọc nối tiếp
* Luyện phát âm: phong cảnh, phượng vĩ, bãi ngô, thảm cỏ, đỏ rực, dải lụa, ửng hồng.- nhiều em đọc
b. Đọc từng đoạn trước lớp
Đ1: Từ đầu...in trên mặt nước.
Đ2: Tiếp theo……..lung linh dát vàng
Đ3: Phần còn lại
* Đọc từ chú thích : SGK- GV tập cho HS tiêu từ
- Học sinh theo dõi đọc đúng theo hướng dẫn của giáo viên.
* Hướng dẫn đọcc âu dài
+ Bao trùm lên cả bức tranh,/ là một màu xanh/ có nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau:/ màu xanh thẳm của da trời,/ màu xanh biếc của lá cây,/ màu xanh non của những bãi ngô/ thảm cỏ in trên mặt nước.//
c. Đọc từng đoạn trong nhóm
d. Thi đọc giữa các nhóm
Hoạt động 2: 10’
Rèn kĩ năng đọc hiểu:
MT:- Hiểu nghĩa các từ ngữ khó: sắc độ, đặc ân, êm đềm.
Cảm nhận được vẻ đẹp thơ mộng, luôn biến đổi của Sông Hương qua cách miêu tả của tác giả.GDHS: Yêu Huế
ĐD: Phiếu
PP: Động não . nhóm
Bước 1: Thảo luận nhóm 2 các câu hỏi :
* Câu 1: Tìm những từ chỉ màu xanh của Sông Hương ? - Xanh non, xanh thẳm, xanh biếc.
* Câu 2: Vào mùa hè, vào những đêm trăng, Sông Hương đổi màu như thế nào ?
- Vào những đêm trăng sáng, Sông Hương đổi màu như thế nào ? - Sông Hương thay chiếc áo xanh .....- Dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.
+ Lung linh dát vàng: Ánh trắng vàng chiếu xuống Sông Hương ...màu vàng, như được dát một lớp vàng lóng lánh.
* Câu 3: Vì sao nói Sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho thành phố Huế ?làm cho TP Huế thêm đẹp, .....
Bước2:Tìm nội dung bài:Nhóm 2 ghi vào phiếu- nêu trước lớp
H Đ3
Luyện đọc lại
MT: Đọc diễn cảm
Bước 1: Đọc diển cãm
- Đọc nhiều em
.
3Củng cố - dặn dò:5’
* Về nhà ôn lại bài * Bài sau: Ôn tập.
5
File đính kèm:
- TAPDOC.doc