Bước 1:Giới thiệu chủ điểm bài học:
- Học sinh xem tranh minh hoạ chủ điểm: “ Sông biển “
- Ở nước ta, vào giữa mùa mưa thường xảy ra nạn lụt nước sông dâng lên nhanh, nhà cửa, ruộng đồng ngập trong nước. Nhân dân ta luôn phải chống lụt và bảo vệ nhà cửa, mùa màng. Câu chuyện về hai vị thần Sơn Tinh , Thuỷ Tinh các em học hôm nay là một cách giải thích của người xưa về nạn lụt và việc chống lụt. - Hướng dẫn học sinh quan sát tranh nói về cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh.
4 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1364 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tập đọc Lớp 2 Tuần 25 Trường tiểu học Số 1 Triệu Phước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 26/3
Thứ hai ngày tháng năm 200 9
TẬP ĐỌC: SƠN TINH THUỶ TINH
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1, Bài cũ: 5’
TIẾT 1
Hát
KT: Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh lên đọc từng đoạn bài: “ Voi nhà “ và trả lời câu hỏi SGK.
* Nhận xét
2, Bài mới:
Hoạt động 1:30’
Luyện đọc
Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
MT: Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trôi chảy toàn bài: Ngắt nghỉ hơi đúng
- Biết đọc phân biệt lời người kể với lời nhân vật.
ĐD:-Tranh minh hoạ bài đọc.
Bảng phụ viết các câu hỏi nhỏTranh - thẻ từ
PP:Nhóm,cá nhân
Bước 1:Giới thiệu chủ điểm bài học:
- Học sinh xem tranh minh hoạ chủ điểm: “ Sông biển “
- Ở nước ta, vào giữa mùa mưa thường xảy ra nạn lụt nước sông dâng lên nhanh, nhà cửa, ruộng đồng ngập trong nước. Nhân dân ta luôn phải chống lụt và bảo vệ nhà cửa, mùa màng. Câu chuyện về hai vị thần Sơn Tinh , Thuỷ Tinh các em học hôm nay là một cách giải thích của người xưa về nạn lụt và việc chống lụt. - Hướng dẫn học sinh quan sát tranh nói về cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh.
Bước 2:Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
+ Giáo viên đọc mẩu
+ Đọc từng câu
+ Luyện phát âm: Tuyệt trần, cuồn cuộn, đuối sức, ván, dâng, dãy, chặn, lũ.
Bước 3: Đọc từng đoạn trước lớp
- Gọi học sinh đọc chú giải SGK
GV: Dán thẻ từ cho HS nêu
- Hướng dẫn cách đọc một số câu dài
+ Một người là Sơn Tinh,/ chúa miền núi cao,/ còn người kia là Thuỷ Tinh,/ vua vùng nước thẳm.//
+ Hãy đem đủ một trăm ván cơm nếp,/ hai trăm nệp bánh chưng,/ voi chín ngà,/ gà chín cựa,/ ngựa chín hồng mao.//
+ Thuỷ Tinh đến sau,/ không lấy được Mị Nương,/ đùng đùng tức giận,/ cho quân đuổi đánh Sơn Tinh.//
+ Từ đó,/ năm nào Thuỷ Tinh cũng dâng nước lên đánh Sơn Tinh,/ gây lũ lụt khắp nơi / nhưnglần nào Thuỷ Tinh cũng chịu thua.//
+ Đọc từng đoạn trong nhóm
+Thi đọc giữa các nhóm
+Cả lớp đồng thanh
Hoạt động 2: 17’
Hoạt động đọc hiểu
MT: - Hiểu nghĩa các từ ngữ khó được chú giải cuối bài đọc: Cầu hôn, lễ vật, ván, nệp,….
Hiểu nội dung truyện: Truyện giải thích nạn lụt ở nước ta là do Thuỷ Tinh ghen tức Sơn Tinh gây ra. Đồng thời phản ánh việc nhân dân ta đắp đê chống lụt.
ĐD: Bảng phụ
PP: Thảo luận nhóm và hỏi đáp
TIẾT 2:
Bước 1:Hướng dẫn tìm hiểu bài
* Câu 1: Những ai đến cầu hôn Mị Nương ? - Sơn Tinh chúa miền non ca và Thuỷ Tinh vua vùng nước thẳm.
- 4 học sinhh thi đọc lại truyện.
* Câu 2: Hùng Vương phân xử việc hai vị thần cùng cầu hôn như thế nào ? - Vua giao hẹn: Ai mang đủ lễ vật đến trước thì được lấy Mị Nương.
* Câu 3: Kể lại cuộc chiến đấu giữa hai vị thần.
- Học sinh kể dựa theo những câu hỏi phụ trên bảng.
- 4 học sinhh thi đọc lại truyện.
* Câu 4: Câu chuyện này nói lên điều gì có thật ?
a. Mị Nương rất xinh đẹp
b. Sơn Tinh rất tài giỏi
c. Nhân dân ta chống lũ lụt rất kiên cường.
- Nhân dân ta chống lũ lụt rất kiên cường đó là điều có thật.
- 3 học sinhh thi đọc lại truyện.
Bước 2: Tập kể lại câu chuyện theo vai
Bước 3 : Nêu nội dung bài :Truyện giải thích nạn lụt ở nước ta là do Thuỷ Tinh gen tức Sơn Tinh gây ra. Đồng thời phản ánh việc nhân dân ta đắp đê chống lụt.
Hoạt động 4: 16’
Luyện đọc lại
MT: HS đọc phân vai
của nhân vật đúng
ĐD: Tranh mô hình các con vật
PP: Đọc phân vai
Đọc phân vai : Nhiều nhóm đọc đoạn
đọc cả bài
GDHS: Bảo vệ môi trường phòng tránh bảo lụt
Củng cố - dặn dò:2’
* Yêu cầu học sinh về nhà đọc lại truỵên
* Bài sau: Dự báo thời tiết
Thứ 5 ngày tháng năm 200 9
TẬP ĐỌC: BÉ NHÌN BIỂN
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1, Bài cũ: 5’
Hát
KT: Kiểm tra bài cũ: 2 học sinh nói bản tin dự báo thời tiết
Dự báo thời tiết h ôm qua nghe
* Giáo viên nhận xét ghi điểm
2, Bài mới:
Hoạt động 1: 15’
Luyện đọc:
MT: - Đọc trôi chảy toàn bài
- Biết đọc bài thơ với giọng vui tươi, hồn nhiên
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
ĐD:Tranh
PP: Đọc mẫu, Cá nhân nhóm
Bước 1:Giới thiệu bài: Trong lớp chúng ta, em nào cũng được bố mẹ dắt đi tắm biển. Khi được tắm biển các em có suy nghĩ và nhận xét gì về cảnh đẹp của biển ? Hãy kể lại những điều em nhìn thấy ở biển ? Trong bài tập đọc hôm nay chúng ta sẽ được nhìn biển qua con mắt của một bạn nhỏ lần đầu được bố cho ra biển bạn nhỏ có những tình cảm, suy nghĩ gì ? Chúng ta sẽ cùng học bài hôm nay để biết được điều đó.
Bước 2: Hướng dẫn đọc
+Đọc mẫu :
+ĐọcNối tiếp dòng thơ
+ Luyện phát âm từ khó: sóng lừng, tưởng rằng, bễ, khiêng khoẻ, vẫn là.
Đọc từng khổ thơ trước lớp
- Gọi học sinh đọc chú giải ở SGK
Đọc từng khổ thơ trong nhóm
Thi đọc từng khổ thơ trước lớp
Hoạt động 2: 12’
Đọc hiểu
MT: - Hiểu các từ ngữ khó: bễ, còng, sóng lừng.
Hiểu bài thơ: Bé rất yêu biển, bé thấy biển to, rộng mà ngộ nghĩnh như trẻ em.
ĐD: Tranh
PP: Trực quan - thảo luận nhóm - Hỏi đáp
Bước 1: Hướng dẫn tìm hiểu bài
* Câu 1: Tìm những câu thơ cho thấy biển rất rộng.
- Tưởng rằng biển nhỏ
Mà to bằng trời
Như con sống lớn / Chỉ có một bờ
Biển to lớn thế
* Câu 2: Những hình ảnh nào cho thấy biển giống như trẻ con ? - Bãi giằng với sóng / chơi trò kéo co
Nghìn con sóng khoẻ / lon ta lon ton
Biển to lớn thế / vẫn là trẻ con
+ Lon ta lon ton: Dáng đi của trẻ em nhanh nhẹn và vui vẻ.
Câu 3: Em thích khổ thơ nào nhất ? Vì sao ? - Học sinh trả lời theo ý mình
Tìm nội dung bài : Bé rất yêu biển, bé thấy biển to, rộng mà ngộ nghĩnh như trẻ em.
Bước 2: Tìm hiểu nội dung bài
+Học thuộc lòng bài thơ
3Củng cố - dặn dò:3’
Luyện đọc thuộc bài thơ
MT: Đọc hay bài thơ
- 1 học sinh đọc bài thơ
- Em có thích biển trong bài thơ này không ? Vì sao ?
- Về nhà tiếp tục học thuộc cả bài thơ
File đính kèm:
- TAPDOC.doc