Giáo án Tập đọc Lớp 2 Tuần 21 Trường tiểu học Số 1 Triệu Phước

Bước 1: Giới thiệu chủ điểm mới và bài đọc

- Trong các tuần 21 và 22 các em sẽ học các bài gắn với chủ điểm mới Chim chóc. Truyện đọc mở đầu chủ điểm có tên gọi: “ Chim sơn ca và bông hoa cúc trắng “. Các em đều biết chim và hoa cho cuộc sống thêm phần tươi đẹp. Trái đất chúng ta sẽ rất buồn nếu vắng những bông hoa, nếu thiếu tiếng hót của các loài chim. Thế mà chim sơn ca và bông hoa cúc trắng trong truyện lại có số phận rất buồn thảm. Các em hãy đọc truyện và xem câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì ?

 

doc5 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1236 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tập đọc Lớp 2 Tuần 21 Trường tiểu học Số 1 Triệu Phước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề : THI ĐUA LẬP THÀNH TÍCH CÀO MỪNG PHỤ NỮ VIỆT NAM Thứ hai ngày 6 tháng 2 năm 200 9 TẬP ĐỌC: CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG. Các hoạt động Hoạt động cụ thể 1.Kiểm tra bài cũ Tiết 1 Hát : Tiếng chim trong vườn Bác KT: Kiểm tra 3 học sinh đọc bài: “ Mùa nước nổi “ 2 em đọc đoạn - 1 em đọc cả bài * Giáo viên nhận xét ghi điểm 2. Bài mới : Hoạt động 1: 30’ Luyện đọc MT:Rèn kĩ năng đọc thành tiếng - Đọc trôi chảy được toàn bài: Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, đúng mức. - Biết thay đổi giọng đọc phù hợp với nội dung bài ( vui tươi ở đoạn 1; ngạc nhiên, buồn thảm ở đoạn 2, 3 thương tiếc, trách móc ở đoạn 4 ). ĐD: Tranh SGK PP: Cá nhân , động não , nhóm Bước 1: Giới thiệu chủ điểm mới và bài đọc - Trong các tuần 21 và 22 các em sẽ học các bài gắn với chủ điểm mới Chim chóc. Truyện đọc mở đầu chủ điểm có tên gọi: “ Chim sơn ca và bông hoa cúc trắng “. Các em đều biết chim và hoa cho cuộc sống thêm phần tươi đẹp. Trái đất chúng ta sẽ rất buồn nếu vắng những bông hoa, nếu thiếu tiếng hót của các loài chim. Thế mà chim sơn ca và bông hoa cúc trắng trong truyện lại có số phận rất buồn thảm. Các em hãy đọc truyện và xem câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì ? Bước 2 : Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ * GVđọc mẫu a, Luyện phát âm: Xoè cánh, xinh xắn, ẩm ướt, an ủi, ngào ngạt, vặt,…. b,Đọc nối tiếp câu : HS đọc nối tiếp từng câu c , Đọc từng đoạn trước lớp: nhiều em đọc d, Gọi học sinh đọc chú giải Khôn tả : không tả nổi Véo von : Âm thanh cao và trong Bình minh : Lúc mặt trời mới mọc e, Thi đọc đoạn - Gọi 4 học sinh đọc 4 đoạn Luyện đọc câu khó - Luyện đọc nhấn giọng, ngắt nghỉ hơi + Chim véo von mãi / rồi mới bay về bầu trời xanh thẳm.// + Tội nghiệp con chim ! / Khi nó còn sống và ca hát, / các cậu đã để mặc nó chết vì đói khát // Còn bông hoa / giá các cậu đừng ngắt nó / thì hôm nay / chắc nó vẫn đang tắm nắng mặt trời. // g , Đọc từng đoạn trong nhóm h , Thi đọc giữa các nhóm , Lớp đồng thanh đoạn 4 Hoạt động 2:17’ Rèn kĩ năng đọc hiểu - Hiểu nghĩa các từ: khôn tả, véo von, long trọng ) - Hiểu điều câu chuyện muốn nói: Hãy để cho chim được tự do ca hát, bay lượn. Hãy để cho hoa được tự do tắm nắng mặt trời. ĐD: Phiếu học tập bảng phụ ghi câu hỏi Tiết 2: Giáo viên nêu từng câu hỏi cho HS trả lời Trước khi trả lời GV cho HS thảo luận và ghi vào phiếu Câu 1: Trước khi bị bỏ vào lồng, chim và hoa sống thế nào ? - Chim tự do bay nhảy, hót véo von sống trong một thế giới rất rộng lớn. Cả bầu trời xanh thẳm. - Cúc sống tự do bên bờ rào, giữa đám cỏ dại. Nó tươi tắn và xinh xắn, xoè bộ cánh trắng đóm nắng mặt trời, sung sướng khôn tả khi nghe sơn ca hót, ca ngợi vẻ đẹp của mình. Yêu cầu học sinh quan sát tranh minh họa để thấy cuộc sống hạnh phúc những ngày còn tự do của sơn ca và bông cúc trắng. Câu 2: Vì sao tiếng hót của chim trở nên buồn thảm ? - Vì chim bị bắt, cầm tù trong lồng. * Buồn thảm # hớn hở, sướng vui Câu 3: Điều gì cho thấy cậu bé rất vô tình đối với chim ? Đối với hoa ?- Đối với chim: Hai cậu bé bắt chim nhốt vào lồng nhưng lại không nhớ cho chim ăn uống, để chim chết vì đói và khát. - Đối với hoa: Hai cậu bé chẳng cần thấy bông cúc đang nở rất đẹp, cầm dao cắt cả đám cỏ lẫn bông cúc bỏ vào lồng sơn ca. Câu 4: Hành động của các cậu bé gây ra chuyện gì đau lòng ?- Sơn ca chết, bông cúc héo tàn. Câu 5: Em muốn nói gì với các cậu bé? - Đừng bắt chim, đừng hái hoa ! Các bạn thật vô tình ! (?) Nội dung của bài nói gì? ...Tình cảm của Bông Cúc trắng với chim Sơn Ca GDHS: Không bắt chim .....bảo vệ thiên nhiên . Hoạt động 3 : 13’ Luyện đọc lại MT: Rèn đọc diễn cảm hay ĐD: SGK PP: Rèn đọc cá nhân - 4 học sinh thi đọc toàn bộ bài HS , GV Nhận xét bổ sung 3 Củng cố - dặn dò:5’ * Nhận xét tiết học * Hãy nhớ bảo vệ chim chóc, bảo vệ các loài hoa vì chúng làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp. Đừng đối xử với chúng vô tình như cậu bé trong truyện này. * Đọc trước nội dung của tiết kể chuyện. * Bài sau : Thông báo của thư viện vườn chim TẬP ĐỌC: LUYỆN TẬP CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG. Các hoạt động Hoạt động cụ thể 1.Kiểm tra bài cũ 2 em đọc đoạn - 1 em đọc cả bài * Giáo viên nhận xét ghi điểm 2. Bài mới : Hoạt động 1: 15’ Luyện đọc MT:Rèn kĩ năng đọc thành tiếng - Đọc trôi chảy được toàn bài: Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, đúng mức. - Biết thay đổi giọng đọc phù hợp với nội dung bài ( vui tươi ở đoạn 1; ngạc nhiên, buồn thảm ở đoạn 2, 3 thương tiếc, trách móc ở đoạn 4 ). ĐD: Tranh SGK PP: Cá nhân , động não , nhóm Bước 1: Giới thiệu chủ điểm mới và bài đọc Bước 2 : Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ * GVđọc mẫu a, Luyện phát âm: Xoè cánh, xinh xắn, ẩm ướt, an ủi, ngào ngạt, vặt,…. b,Đọc nối tiếp câu : HS đọc nối tiếp từng câu c , Đọc từng đoạn trước lớp: nhiều em đọc d, Gọi học sinh đọc chú giải Khôn tả : không tả nổi Véo von : Âm thanh cao và trong Bình minh : Lúc mặt trời mới mọc e, Thi đọc đoạn - Gọi 4 học sinh đọc 4 đoạn Luyện đọc câu khó - Luyện đọc nhấn giọng, ngắt nghỉ hơi g , Đọc từng đoạn trong nhóm h , Thi đọc giữa các nhóm , Lớp đồng thanh đoạn 4 Hoạtđộng 2: 10’ Rèn kĩ năng đọc hiểu - Hiểu nghĩa các từ: khôn tả, véo von, long trọng ) - Hiểu điều câu chuyện muốn nói: Hãy để cho chim được tự do ca hát, bay lượn. Hãy để cho hoa được tự do tắm nắng mặt trời. ĐD: Phiếu học tập bảng phụ ghi câu hỏi Giáo viên nêu từng câu hỏi cho HS trả lời Trước khi trả lời GV cho HS thảo luận và ghi vào phiếu Câu 1: Trước khi bị bỏ vào lồng, chim và hoa sống thế nào ? Câu 2: Vì sao tiếng hót của chim trở nên buồn thảm ? * Buồn thảm # hớn hở, sướng vui Câu 3: Điều gì cho thấy cậu bé rất vô tình đối với chim ? Đối với hoa Câu 4: Hành động của các cậu bé gây ra chuyện gì đau lòng ?- Câu 5: Em muốn nói gì với các cậu bé? (?) Nội dung của bài nói gì? ...Tình cảm của Bông Cúc trắng với chim Sơn Ca GDHS: Không bắt chim .....bảo vệ thiên nhiên 3 Củng cố - dặn dò:5’ * Nhận xét tiết học * Hãy nhớ bảo vệ chim chóc, bảo vệ các loài hoa vì chúng làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp. Đừng đối xử với chúng vô tình như cậu bé trong truyện này. Thứ Tư ngày tháng năm 2009 TẬP ĐỌC VÈ CHIM Các hoạt động Hoạt động cụ thể Hoạt động 1: 5’ Khởi động kiểm tra bài cũ Hát : Em yêu trường em 3 học sinh nối tiếp nhau đọc truyện: “ Chim sơn ca và bông cúc trắng “ và trả lời các câu hỏi SGK GV: Nhận xét Hoạt động 2:12’ Luyện đọc MT:Rèn kĩ năng đọc thành tiếng - Đọc trôi chảy được toàn bài: Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, đúng mức. - Biết thay đổi giọng đọc phù hợp với nội dungbàithay đổi giọng cho phù hợp với từng loại chim ĐD: Tranh SGK một số loại chim khác PP: Cá nhân , động não , nhóm Bước 1: GV đọc mẫu đúng giọng điệu - HS nhìn SGK Bước 2: Đọc từng câu - Gọi học sinh đọc nối tiếp từng câu - Luyện đọc từ khó - Luyện phát âm: lon xon, sáo xinh, linh tinh, liếu điếu, mách lẻo, lân la, buồn ngủ,…. Bước 3: Đọc từng đoạn trước lớp Tìm hiểu từ chú thích - Bài này có 5 đoạn mỗi đoạn 4 dòng. - Lưu ý học sinh đọc nhấn giọng các từ: lon xon , gà mới nở, nhảy, sáo xinh, linh tinh, liếu điếu, nghịch, tếu, chìa vôi, chèo bẻo,…. Bước 4: thi đọc từng đoạn nối tiếp trong nhóm - Các nhóm thi đua nhau đọc GV: Chú ý chữa sai cho học sinh Luyện đọc câu dài - đọc đúng các dòng thơ theo kiểu vè Hoạt động3: 16’ Đọc hiểu MT:- Hiểu nghĩa các từ ngữ, nhận biết các loài chim trong bài Hiểu nội dung bài: Đặc điểm, tính nét giống như con người của một số loài chim. ĐD: Bảng phụ ghi câu hỏi PP: Thảo luận nhóm Nêu vấn đề Bước 1: Tìm hiểu nội dung Câu 1: Tìm tên các loài chim được kể trong bài ?....chìa vôi , liếu điếu , chèo bẻo .... Câu 2: Tìm những từ ngữ được dùng: a. Để gọi các loài chim ?...chị , chú , thím .... b. Để tả đặc điểm của các loài chim. - em sáo, cậu chìa vôi, thím khách, bà chim sẻ, mẹ chim sâu, cô tu hú, bác cú mèo. - Chạy lon xon, vừa đi vừa nhảy nói linh tinh, hay nghịch hay chao đớp mồi, mách lẻo, nhặt lân la, có tình có nghĩa, giục hè đến mau, nhấp nhem buồn ngủ.... Câu 3: Em thích con chim nào trong bài ? Vì sao ? - Học sinh nói theo ý riêng của mình Bước 2:GDHS:HS tự liên hệ và nêuYêu thương các loài chim... Hoạt động 4: 5’ Học thuộc bài văn Học thuộc bài vè - kiểm tra 8 em Củng cố - dặn dò:Cho học sinh tập đặt một số câu vè nói về một con vật thân quen. Lấy đuôi làm chổi Là anh chó xồm Hay ăn vụng cơm Là anh chó cún -Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài vè, sưu tầm 1 bài vè dân gian.

File đính kèm:

  • docTAPDOC.doc
Giáo án liên quan