I - Mục tiêu:
-Đọc đúng,ràng toàn bài ,biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
-Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II - Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài tập đọc
Một chiếc kim khâu ,một thỏi sắt.
Bảng phụ ghi câu văn dài.
5 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1099 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tập đọc Lớp 2 Tuần 1 - Trương Thị Liễu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1. Thứ hai ngày 24 tháng 8 năm 2009
Tập đọc: CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM
I - Mục tiêu:
-Đọc đúng,ràng toàn bài ,biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
-Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II - Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài tập đọc
Một chiếc kim khâu ,một thỏi sắt.
Bảng phụ ghi câu văn dài.
III - Hoạt động dạy và học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định lớp
2. Bài mới: Giới thiệu bài bằng tranh
+Luyện đọc đoạn 1+2
a/ Giáo viên đọc mẫu:
-Gọi HS đọc lại đoạn 1, 2.
+Luyện đọc câu
-Yêu cầu HS nêu từ khó
-GV treo bảng phụ câu văn dài
+Luyện đọc đoạn: Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp kết hợp giải nghĩa các từ mới.
Luyện đọc đoạn theo nhóm.
-Thi đọc giữa các nhóm.
-Yêu cầu HS đọc đồng thanh đoạn 1, 2.
b/ Tìm hiểu bài:
-Yêu cầu HS đọc đoạn 1:
Hỏi: Lúc đầu cậu bé học hành như thế nào?
-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi: Cậu bé nhìn thấy bà cụ đang làm gì?
-Giáo viên cho HS xem thỏi sắt và cây kim
◦Chiếc kim so với thỏi sắt như thế nào? Để mài được thỏi sắt thành kim có tốn thời gian không?
◦Cậu bé có tin từ thỏi sắt to mài thành chiếc kim khâu không?
◦Vì sao em cho rằng cậu bé không tin?
-GV chuyển đoạn
- Quan sát nêu nội dung tranh.
-HS theo dõi
-1 HS đọc, lớp theo dõi
-Mỗi HS đọc từng câu nối tiêp.
-HS nêu từ khó
- Đọc câu văn dài
“Mỗi khi ... bỏ dỡ”.
-HS đọc đoạn 1, 2 kết hợp giải nghĩa từ. : ngáp ngắn ngáp dài, nắn nót, nguệch ngoạc mải miết.
-HS đọc theo nhóm 4.
-Đại diện các nhóm đọc
-HS đọc đồng thanh
-1 HS đọc
-Mỗi khi cầm sách…trông rất xấu.
-HS đọc thầm đoạn 2 trả lời câu hỏi.
-Bà cụ đang cầm thỏi sắt mải miết mài vào tảng đá.
-HS quan sát
-HS trả lời
-HS trả lời
-HS trả lời
TIẾT 2
+Luyện đọc đoạn 3+4:
a/ GV đọc mẫu:
-Yêu cầu HS đọc từng câu - kết hợp nêu từ khó đọc
-Gọi 2 HS đọc lại 2 đoạn (3+4)
-Yêu cầu HS nêu câu dài (câu cần luyện ngắt giọng).
+Đọc từng đoạn: Yêu cầu HS đọc từng đoạn kết hợp giải nghĩa từ khó.
-Đọc từng đoạn trong nhóm.
-Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
+Yêu cầu HS đọc đồng thanh đoạn 3, 4
b/ Tìm hiểu (bài) đoạn 3, 4:
-Gọi HS đọc đoạn 3.
Hỏi: Bà cụ giảng giải như thế nào?
◦Theo em, bây giờ cậu bé đã tin bà cụ chưa? Vì sao?
◦Từ một cậu bé lười biếng, sau khi trò chuyện với bà cụ, cậu bé sẽ hiểu ra được điều gì?
◦Câu chuyện này khuyên chúng ta điều gì?
c/ Luyện đọc lại:
-Tổ chức cho HS đọc theo nhóm
-Thi đọc theo nhóm
-Tuyên dương – Ghi điểm.
d/ Củng cố dặn dò:
◦Em thích nhân vật nào trong truyện? Vì sao?
-Giáo dục – Liên hệ.
-Nhận xét tiết học - dặn dò.
-HS theo dõi
-HS đọc từng câu. Nêu từ khó
-2 HS đọc
-Nêu câu dài - Luyện đọc
◦Mỗi ngày mài/...
-2 HS đọc trước lớp, giải nghĩa từ:
ôn tồn, thành tài.
-HS đọc theo nhóm đôi.
-Thi đọc ở các nhóm
-HS đọc đồng thanh.
-1 HS đọc, lớp theo dõi
-Mỗi ngày mài ... thành tài.
-HS trả lời
-HS trả lời
-Nhẫn nại, kiên trì, không được ngại khó.
-HS đọc theo nhóm 4, mỗi em 1 đoạn.
-2 nhóm đọc.
-HS tự trả lời.
Thứ ngày tháng năm
TỰ THUẬT
I /Mục tiêu:
-Đọc đúng và rõ ràng toàn bài Biết ngắt, nghỉ hơi sau các dấu câu giữa các dòng giữa phần yêu cầu và phần trả lời ở mỗi dòng.
- Nắm được những thông tin chính về bạn ở trong bài.
-Bước đầu có khái niệm về một bản tự thuật.(trả lời được các câu hỏi SGK).
II/ Chuẩn bị:
-Bảng phụ ghi nội dung tự thuật.
III/ Hoạt động dạy và học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Bài cũ: Có công mài sắt, có ngày nên kim (3HS).
B. Bài mới: Giới thiệu
a. Luyện đọc:
-GV đọc mẫu, nêu cách đọc
+Luyện đọc từng câu
-Yêu cầu học sinh nêu từ khó
+Luyện đọc đoạn:
Chia đoạn.
Đoạn 1: Từ đầu ... ngày sinh.
Hỏi: Tự thuật nghĩa là thế nào?
Đoạn 2: Phần còn lại.
Hỏi: Quê quán có nghĩa là gì?
+Luyện đọc theo nhóm:
-Thi đọc theo nhóm.
b. Tìm hiểu bài:
-Em biết những gì về bạn Thanh Hà?
-Gọi 1 HS đọc đoạn 2.
◦Nhờ đâu em biết rõ về bạn Thanh Hà như vậy?
◦Em hãy cho biết họ và tên em?
◦Hãy cho biết tên địa phương em ở?
-GV giảng thêm về cách tự thuật.
3.Củng cố dặn dò:
-Thi đọc lại toàn bài.
-Nhận xét tiết học
-Dặn dò.
3 HS đọc và trả lời câu hỏi SGK
-Mỗi HS đọc 1 câu ... hết
-HS nêu từ khó
HS đọc từ khó cá nhân, ĐT.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi.
-Tự thuật: Kể về mình
-1 HS đọc
-Nơi gia đình đã sống nhiều đời.
-Đọc theo nhóm 4.
-Đại diện các nhóm đọc.
-1 HS đọc đoạn 1
-HS trả lời.
- 1 HS đọc
-Nhờ bản tự thuật của Hà
-HS tự nêu
-HS trả lời nối tiếp.
-Vài HS thi đọc.
Luyện Tiếng Việt: Đọc và viết bài: Có công mài sắt có ngày nên kim
-GV cho HS luyện đọc , đọc trôi chảy, rõ ràng cả bài, ngắt ,nghỉ hơi đúng
-GV đọc cho HS viết chính tả đoạn 1.
-HS nghe, viết đúng chính tả.
-GV chấm, chữa lỗi.
-Nhận xét, dặn dò.
Luyện Tiếng Việt: Đọc và viết bài: Ngày hôm qua đâu rồi?
-HS đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ.
-HS hiểu được nội dung bài:
-HS nhìn sách chép lại cả bài thơ.Chép đúng chính tả, trình bày sạch đẹp.
-GV chấm một số bài, HS đổi vở chấm chéo.
-GV nhận xét, sửa chữa.
File đính kèm:
- Tuan 1a.doc