Giáo án Tập đọc 5 - Tên bài dạy: Cao Bằng

A. Mục đích yêu cầu :

- Đọc lưu loát bài thơ. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm,thể hiện lòng yêu mến của tác giả với đất đai và người dân cao bằng đôn hậu.

 – Hiểu ý nghĩâ bài thơ: Ca ngợi Cao Bằng- mảnh đất có địa thế đặc biệt, có những người dân mến khách, đôn hậu đang giữ gìn biên cương của Tổ Quốc.

 - Học thuộc lòng bài thơ.

B. Đồ dùng dạy học :

-Tranh SGK.

-Tranh ảnh sưu tầm.

-Giáo án điện tử.

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 582 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tập đọc 5 - Tên bài dạy: Cao Bằng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài dạy Phòng Giáo dục & Đào tạo Q.HBT Trường Tiểu học Vĩnh Tuy ***** Môn : Tập đọc Tiết số : Tuần : 22 Lớp : 5 Người dạy : Vũ Thuý Hường Tên bài dạy : Cao Bằng A. Mục đích yêu cầu : - Đọc lưu loát bài thơ. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm,thể hiện lòng yêu mến của tác giả với đất đai và người dân cao bằng đôn hậu. – Hiểu ý nghĩâ bài thơ: Ca ngợi Cao Bằng- mảnh đất có địa thế đặc biệt, có những người dân mến khách, đôn hậu đang giữ gìn biên cương của Tổ Quốc. - Học thuộc lòng bài thơ. B. Đồ dùng dạy học : -Tranh SGK. -Tranh ảnh sưu tầm. -Giáo án điện tử. C. Hoạt động dạy học chủ yếu : Thời gian Nội dung - Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Đồ dùng 3’ I. Kiểm tra bài cũ: Đọc đoạn 2 bài Lập làng giữ biển và trả lời câu hỏi : - Việc lập làng mới ngoài đảo có lợi gì? 1 HS đọc và trả lời câu hỏi. HS khác nhận xét GV nhận xét, cho điểm II. Bài mới: 1’ * Giới thiệu bài. Bài học lập làng giữ biển ca ngợi những người dân chài quả cảm, xây dựng cuộc sống mới nơi hòn đảo khơi xa,gìn giữ một vùng biển trời của Tổ Quốc.Bài học hôm nay sẽ đưa ta đến Cao Bằng, vùng đất có địa thế đặc biệt ở Đông bắc Tổ Quốc, nơi có những con người đôn hậu đang gìn giữ dải dài biên cương của đất nước. Cho học sinh xem bản đồ Việt Nam, chỉ vị trí của Cao Bằng trên bản đồ. Học sinh theo dõi. 10’ 1, Luyện đọc Yêu cầu 1 HS giỏi đọc cả bài, cả lớp theo dõi, cho biết bài thơ có mấy khổ *Đọc nối tiếp lần 1 GV sửa lỗi phát âm cho HS (nếu có) -Luyện đọc từ khó: núi non, lặng thầm, suối khuất. 1 HSG đọc, cả lớp theo dõi 1 HS nêu số khổ thơ trong bài 5 HS đọc nối tiếp 3-4 HS đọc *Đọc nối tiếp lần 2 Khổ 1:Yêu cầu HS kết hợp tìm hiểu nghĩa các từ trong chú giải. Khổ 2:Giảng tranh ” Cao Bằng” Khổ 3: Giải nghĩa : Dải dài biên cương. 5 HS đọc nối tiếp Tranh ảnh. Bản đồ *Đọc nối tiếp lần 3 GV đọc mẫu cả bài 5 HS đọc nối tiếp HS theo dõi 10’ 2, Tìm hiểu bài ? Đọc khổ thơ 1, em có nhận xét gì về địa thế của Cao Bằng? ?Những từ ngữ chi tiết nào cho thấy Cao Bằng rất cao, rất xa? Trong khổ thơ 1 có sử dụng điệp từ nào? ?Điệp từ đó có tác dụng gì? Chốt: Đường đến Cao Bằng thật xa xôi và hiểm trở. Đèo là con đường đi giữa hai trái núi. Muốn đến Cao Bằng phải vượt qua bao đèo mà những cái tên đã thể hiện địa thế cheo leo: Đềo Gió, đèo Giàng, đèo Cao Bắc...Những từ ngữ “Sau khi qua...lại vượt...lại vượt...thể hiện mức độ tăng tiến, càngnhấn mạnh sự xa xôi hiểm trở của vùng đất Cao Bằng ? ý đoạn 1 là gì? HS đọc thầm khổ thơ 1, trả lời (...rất cao, rất xa) 1-2 HS nêu (Vượt đèo Gió, đèo Giàng, đèo Cao Bắc thì mới tới Cao Bằng) HS trả lời(...lại vượt...) HS trả lời(Nhấn mạnh về địa thế hiểm trở, xa xôi của Cao Bằng) Tranh ảnh. Tranh ảnh. ? Đọc khổ thơ thứ 2,3 cho biết tác giả đã dùng những từ ngữ và hình ảnh nào nói lên sự mến khách và đôn hậu của người Cao Bằng? Chốt:Khách đến Cao Bằng được chào đón nồng hậu, chân thành. Người Cao Bằng đôn hậu, hiền hoà, mộc mạc, mến khách. Cách xưng hô thân mật: chị em, ông bà...thân thiết như người trong một nhà, tình cảm chân thành, mộc mạc. ? ý khổ thơ 2, 3 là gì? Đọc khổ thơ 4, 5 ?Tình yêu đất nước của người Cao Bằng được ví với hình ảnh nào? Chốt: Bằng cách sử dụng những hình ảnh so sánh giản dị, mộc mạc , tác giả cho ta thấy tình yêu quê hương, yêu tổ quốc của người Cao Bằng cao như núi non hùng vĩ, trong trẻo và thầm lặng như dòng suối bất tận. ?ở khổ thơ cuối cùng, tác giả muốn nói điều gì? HS đọc thầm khổ thơ 2,3 1-2 HS trả lời (Khách đến Cao Bằng được ăn mận ngọt, đặc sản của Cao Bằng. Chị rất thương, em rất thảo, ông lành như hạt gạo, bà hiền như suối trong...) HS trả lời:(Người Cao Bằng mến khách, hiền hoà) HS trả lời (So sánh với núi, suối. Núi Cao Bằng rất cao, không đo hết được như lòng người Cao Bằng yêu đất nước sâu sắc. Tình yêu đất nước của người Cao Bằng trong trẻo, thầm lặng như dòng suối.) HS trả lời (Cao Bằng có vị trí rất quan trọng.Người Cao Bằng vì cả nước mà giữ lấy biên cương.Tình cảm yêu thương, biết ơn đối với con người và vùng đất Cao Bằng..) Tranh ảnh. Chốt:Cao Bằng có vị trí rất quan trọng, là vùng đất biên cương của Tổ Quốc, địa thế hiểm trở và xa xôi.Người Cao Bằng gắn bó với quê hương, mang nặng nhiệm vụ bảo vệ biên cương, bảo vệ Tổ Quốc, bảo vệ cuộc sống thanh bình cho mọi người,trong đó có chúng ta.Người Cao Bằng đôn hậu,mộc mạc xứng đáng được nhận tình cảm yêu thương, khâm phục, biết ơn của mọi người. Nội dung của bài học là gì? HS trả lời 3,Luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng: a,Đọc diễn cảm: Yêu cầu HSG đọc cả bài, cả lớp theo dõi, nhận xét cách đọc HS thực hiện 13’ ? Nêu cách đọc toàn bài HS trả lời (Giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảmthể hiện tình yêu của tác giả với con người và vùng đất Cao Bằng) Hướng dẫn cách đọc từng khổ Khổ thơ thứ 1 HS đọc HS khác nhận xét cách đọc (Địa thế hiểm trở, xa xôi của Cao Bằng) 1-2 HS đọc lại Khổ thơ thứ 2,3 HS đọc HS khác nhận xét cách đọc HS trả lời (Thể hiện sự đôn hậu ,mến khách của người Cao Bằng) 1-2 HS đọc lại Khổ thơ thứ 4, 5 Khổ thơ thứ 6 1 HS đọc HS khác nhận xét cách đọc (thể hiện tình yêu đất nước của người Cao Bằng) 1-2 HS đọc lại 1 HS đọc HS khác nhận xét cách đọc (tự hào yêu mến con người và vùng đất Cao Bằng) 1-2 HS đọc lại Luyện đọc theo nhóm đôi HS chia nhóm luyện đọc Kiểm tra 1-2 nhóm 1-2 nhóm đọc. Cả lớp nhận xét. b, Đọc thuộc lòng Yêu cầu HS nhẩm đọc khổ 1, 2,3 HS thực hiện Thi đọc thuộc lòng 2-3 HS dự thi. Cả lớp nhận xét, bình chọn. 1 HS đọc thuộc lòng cả bài 3 III. Củng cố – Tổng kết: ? Qua bài thơ, tác giả muốn ca ngợi điều gì? HS trả lời GV chốt: Bài thơ Cao Bằng đã đưa ta tới thăm vùng đất biên cương xa xôi phía Đông bắc Tổ Quốc, đến với những người dân đôn hậu, hiền lành, yêu đất nước sâu sắc, thiết tha. Cao Bằng là vùng đất căn cứ địa Cách mạng với những di tích lịch sử nổi tiếng: hang Pắc Bó, suối Lê-nin... Cao Bằng vững vàng nơi tuyến đầu Tổ Quốc, đang từng ngày thay da đổi thịt, hoà vào công cuộc đổi mới của đất nước. Dặn dò: học thuộc lòng bài thơ Chuẩn bị bài sau

File đính kèm:

  • docCao Bang.doc
Giáo án liên quan