Giáo án Tập đọc 5 kì II - Trường Tiểu học Phú Sơn A

TẬP ĐỌC

NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Biết đọc văn kịch, đọc phân biệt lời các nhân vật đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm phù hợp với tính cách tâm trạng từng nhân vật.

2. Kĩ năng:

 - Hiểu nội dung, ý nghĩa phần 1 của trích đoạn kịch: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở con đường cứu nước, cứu dân.

3. Thái độ:

- Yêu mến kính trọng Bác Hồ.

II. Chuẩn bị:

+ GV:

Tranh minh họa bài học ở SGK.

Ảnh chụp thành phố Sài Gòn những năm đầu TK 20, bến Nhà Rồng. Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch luyện đọc.

+ HS: SGK.

 

doc95 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 522 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tập đọc 5 kì II - Trường Tiểu học Phú Sơn A, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
/ Bằng một giọng cảm động, / thầy bảo tôi: // - Con thật là một đứa trẻ có tâm hồn. // Nhiều học sinh luyện đọc từng đoạn, cả bài. Truyện ca ngợi sự quan tâm giáo dục trẻ của cụ già nhân hậu Vi-ta-li và khao khát học tập, hiểu biết của cậu bé nghèo Rê-mi. Học sinh nhận xét. * RÚT KINH NGHIỆM TẬP ĐỌC NẾU TRÁI ĐẤT THIẾU TRẺ CON I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Đọc trôi chảy bài thơ thể tự do. - Hiểu các từ ngữ trong bài. 2. Kĩ năng: - Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng vui, hồn nhiên, cảm hứng ca ngợi trẻ em; lời của phi công vũ trụ Pô-pốp đọc với giọng ngạc nhiên, vui sướng; đọc trầm, nhịp chậm lại ở 3 dòng cuối. 3. Thái độ: - Tình cảm yêu mến và trân trọng của người lớn đối với thế giới tâm hồn ngộ nghĩnh của trẻ em. II. Chuẩn bị: + GV: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. - Bảng phụ viết những câu văn cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm. + HS: SGK III. Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 4’ 1’ 32’ 1’ 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Giáo viên kiểm tra 2 học sinh đọc bài Lớp học trên đường, trả lời các câu hỏi. Giáo viên nhận xét, cho điểm. 3. Giới thiệu bài mới: Hôm nay, các em sẽ học bài thơ “Nếu trái đất thiếu trẻ em”. Với bài thơ này, các em sẽ hiểu trẻ em thông minh, ngộ nghĩnh, đáng yêu như thế nào, trẻ em quan trọng như thế nào đối với người lớn, đối với sự tồn tại của trái đất? 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Luyện đọc. Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải. Yêu cầu 1 học sinh đọc toàn bài. Giáo viên ghi bảng tên phi công vũ trụ Pô-pốp. Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc vắt dòng, ngắt nhịp đúng – cho trọn ý một đoạn thơ. 2 nhóm, mỗi nhóm 3 học sinh tiếp nối nhau đọc 3 khổ thơ. Yêu cầu 1, 2 học sinh đọc toàn bài. Yêu cầu học sinh đọc phần chú giải từ mới. Giáo viên cùng các em giải nghĩa từ. Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ với giọng vui, hồn nhiên, cảm hứng ca ngợi trẻ em. v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. Phương pháp: Thảo luận, giảng giải, đàm thoại. Yêu cầu học sinh trao đổi, thảo luận, tìm hiểu nội dung bài theo các câu hỏi trong SGK. Yêu cầu 1 học sinh đọc thành tiếng các khổ thơ 1, 2. + Nhân vật “tôi” trong bài thơ là ai? Nhân vật “Anh” là ai? Vì sao viết hoa chữ “Anh”. + Nhà thơ và anh hùng Pô-pốt đi đâu? + Cảm giác thích thú của vị khác về phòng tranh được bộc lộ qua những chi tiết nào? + Tranh vẽ của các bạn nhỏ có gì ngộ nghĩnh? + Nét vẽ ngộ nghĩnh của các bạn chứa đựng những điều gì sâu sắc? Yêu cầu 1 học sinh đọc thành tiếng khổ thơ cuối. + Ba dòng thơ cuối là lời nói của ai? + Em hiểu ba dòng thơ này như thế nào? v Hoạt động 3: Đọc diễn cảm + Học thuộc lòng bài thơ. Giáo viên hướng dẫn học sinh biết cách đọc diễn cảm bài thơ. Chú ý đọc nhấn giọng, ngắt giọng trong đoạn thơ sau: Giáo viên đọc mẫu đoạn thơ. Yêu cầu nhiều học sinh luyện đọc. Giáo viên hướng dẫn học sinh học thuộc lòng. v Hoạt động 4: Củng cố Giáo viên hỏi học sinh về ý nghĩa của bài thơ. Giáo viên nhận xét, chốt ý. 5. Tổng kết - dặn dò: Yêu cầu học sinh về nhà học thuộc lòng bài thơ. Nhận xét tiết học. Hát Học sinh lắng nghe. Học sinh trả lời. Hoạt động lớp, cá nhân. Cả lớp đọc đồng thanh. + Pô-pốt, sáng suốt, lặng người, vô nghĩa. Hoạt động nhóm, lớp. Cả lớp đọc thầm theo. + Nhân vật “tôi” là tác giả – nhà thơ Đỗ Trung Lai. “Anh” là phi công vũ trụ Pô-pốt. Chữ “Anh” được viết hoa để bày tỏ lòng kính trọng phi công vũ trụ Pô-pốt đã hai lần được phong tặng Anh hùng Liên Xo. + Vào cung thiếu nhi ở thành phố Hồ Chí Minh để xem trẻ em vẽ tranh thao chủ đề con người chinh phụ vũ trụ. + Qua lời mời xem tranh rất nhiệt thành của khách được nhắc lại vội vàng, háo hức: Anh hãy nhìn xem, Anh hãy nhìn xem! + Qua các từ ngữ biểu lộ thái độ ngạc nhiên, vui sướng: Có ở đâu đầu tôi to được thế? Và thế này thì “ghê gớm” thật : Trong đôi mắt chiếm nửa già khuôn mặt – Các em tô lên một nửa số sao trời! + Qua vẻ mặt: vừa xem vừa sung sướng mỉm cười. Đọc thầm khổ thơ 2 + Đầu phi công vũ trụ Pô-pốp rất to. + Đôi mắt to chiếm nửa già khuôn mặt, trong đó có rất nhiều sao. + Ngựa xanh nằm trên cỏ, ngựa hồng phi trong lửa. + Mọi người đều quàng khăn đỏ. + Các anh hùng trông như những đứa trẻ lớn. + Vẽ nhà du hành vũ trụ đầu rất to, các bạn có ý nói trí tuệ của anh rất lớn, anh rất thông minh. + Vẽ đôi mắt to chiếm nửa già khuôn mặt, trong đôi mắt chứa một nửa số sao trời, các bạn muốn nói mơ ước của anh rất lớn. Đó là mơ ước chinh phục các vì sao> + Vẽ cả thế giới quàng khăn đỏ, các anh hùng chỉ là những đứa trẻ lớn hơn, các bạn thể hiện mong muốn người lớn gần gũi với trẻ em, hoặc người lớn hồn nhiên như trẻ em; cũng có tâm hồn trẻ trung như trẻ em; hiểu được trẻ em; cùng vui chơi với trẻ em; người lớn giống như trẻ em, chỉ lớn hơn mà thôi. + Lời anh hùng Pô-pốp nói với nhà thơ Đỗ Trung Lai. + Nếu không có trẻ em, mọi hoạt động trên thế giới sẽ vô nghĩa. + Người lớn làm mọi việc vì trẻ em. + Trẻ em là tương lai của thế giới. + Trẻ em là tương lai của loài người. + Vì trẻ em, mọi hoạt động của người lớn trở nên có ý nghĩa. + Vì trẻ em, người lớn tiếp tục vươn lên, chinh phục những đỉnh cao. Pô-pốp bảo tôi: “- Anh hãy nhìn xem: Có ở đâu đầu tôi to được thế? // Anh hãy nhìn xem! Và thế này thì “ghê gớm” thật : Trong đôi mắt chiếm nửa già khuôn mặt Các em tô lên một nửa số sao trời!” // Pô-pốp vừa xem vừa sung sướng mỉm cười Nụ cười trẻ nhỏ. // Lời Pô-pốp đọc với giọng nhanh, ngạc nhiên, hồn nhiên, vui sướng; lời nhận xét của tác giả đọc chậm lại. Học sinh thi đọc diễn cảm từng đoạn, cả bài thơ. Học sinh thi đọc thuộc lòng từng đoạn, cả bài thơ. ¨ Bài thơ ca ngợi trẻ em ngộ nghĩnh, sáng suốt, là tương lai của đất nước, của nhân loại. Vì trẻ em, mọi hoạt động của người lớn trở nên có ý nghĩa. Vì trẻ em, người lớn tiếp tục vươn lên, chinh phục những đỉnh cao. * RÚT KINH NGHIỆM TẬP ĐỌC: TIẾT 5 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu bài thơ “Trẻ con ở Sơn Mĩ.” 2. Kĩ năng: - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm khả năng học thuộc lòng của học sinh. 3. Thái độ: - Cảm nhận được vẻ đẹp của những chi tiết, hình ảnh sống động; tìm và cảm nhận được cái hay của các hình ảnh so sánh và nhân hoá II. Chuẩn bị: + GV: Bút dạ + 3, 4 tờ giấy khổ to cho 3, 4 học sinh làm BT2. + HS: Xem trước bài. III. Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động: 2. Bài cũ: 3. Giới thiệu bài mới: 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Kiểm tra học thuộc lòng (khoảng 10 ® 15 phút) Phương pháp: Thực hành, luyện tập. Giáo viên chọn những bài thơ thuộc chủ điểm đã học từ đầu năm để kiểm tra học sinh; nhận xét, tính điểm theo các tiêu chí: phát âm đúng/ sai; thuộc bài hay không thuộc, thể hiện bài có diễn cảm không. v Hoạt động 2: Đọc bài thơ “Trẻ con ở Sơn Mĩ”. Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại. 1/ Bài thơ gợi ra những hình ảnh rất sống động về trẻ em. Đó là những hình ảnh nào? Giáo viên chốt: + Sóng biển vỗ bờ ồn ào, bỗng nhiên có những phút giây nín bặt. + Trẻ em ở biển nước da cháy nắng, tót bết đầy nước mặn vì suốt ngày bơi lội trong nước biển. Bãi biển rộng mênh mong, các bạn ùa chạy thoải mái mà chẳng cần tới đích. 2a/ Buổi chiều tối ở vùng quê ven biển được tả như thế nào? 2b/ Ban đêm ở vùng quê ven biển được tả như thế nào? Giáo viên chốt: Tác giả tả buổi chiều tối và ban đêm ở vùng quê ven biển bằng cảm nhận của nhiều giác quan: + Của mắt để thấy hoa xương rồng chói đỏi; những đứa bé da nâu, tóc khét nắng màu râu bắp, thả bò, ăn cơm khoai với cá chuồn; thấy chim bay phía vần mây như đám cháy; võng dừa đưa sóng; những ngọn đèn tắt vội dưới màn sao; những con bò nhai cỏ. + Của tai để nghe thấy tiếng hát của những đứa bé thả bò, nghe thấy lời ru, tiếng đập đuôi của những con bò đang nhai lại cỏ. + Của mũi: để ngửi thấy mùi rơm nồng len lỏi giữa cơn mơ. Giáo viên nhận xét, chẩm điểm kết quả bài làm của một số em. Một hình ảnh hoặc chi tiết mà em thích trong bức tranh phong cảnh ấy? v Hoạt động 4: Củng cố Giáo viên nhận xét tiết học, biểu dương những học sinh đạt điểm cao khi kiểm tra học thuộc lòng, những học sinh thể hiện tốt khả năng đọc – hiểu bài thơ Trẻ con ở Sơn Mĩ. 5. Tổng kết - dặn dò: Yêu cầu học sinh về nhà học thuộc lòng những hình ảnh thơ em thích trong bài Trẻ con ở Sơn Mĩ; đọc các đề văn của tiết 6, chọn trước 1 đề thích hợp với mình. Nhận xét tiết học. Hát Hoạt động lớp, cá nhân. Học sinh lắng nghe yêu cầu giáo viên. Học sinh xung phong kiểm tra học thuộc lòng. Hoạt động lớp, cá nhân . 2 học sinh tiếp nối nhau đọc yêu cầu của bài. 1 học sinh đọc lại bài thơ. Cả lớp đọc thầm. · Sóng ồn ào phút giây nín bặt, biển thèm hoá được trở thành trẻ thơ. · Những đứa trẻ tóc bết đầy nước mặn, tay cầm cành củi khô ùa chạy không cần tới đích trên bãi biển. · Bọn trẻ vớt từ biển những vỏ ốc âm thanh. · Ánh nắng mặt trời chảy trên bàn tay nhỏ xíu. · Gió thổi à à u u như ngàn cối xay xay lúa, trong cối xay ấy, những đứa trẻ đang chạy chơi trên cát giống như những hạt gạo của trời. · Hoa xương rồng đỏ chói./ Những đứa bé da nâu tóc khét nắng màu râu bắp, thả bò trên những ngọn đồi vòng quanh tiếng hát, nắm cơm khoai ăn với cá chuồn./ Chim bay phía vầng mây như đám cháy./ Bầu trời tím lại phía lời ru./ Võng dừa đưa sóng thở. · Những ngọn đèn dầu tắc vội dưới màn sao./ Đêm trong trẻo rộ lên hàng tràng tiếng chó sủa./ Những con bò đập đuôi nhai lại cỏ./ Mùi rơm nồng len lỏi giữa cơn mơ. Học sinh phát biểu ý kiến, các em trả lời lần lượt từng câu hỏi. Các hình ảnh so sánh và nhân hoá trong bài thơ. + Hình ảnh so sánh: Gió à à u u như ngàn cối xay xay lúa và Trẻ con là hạt gạo của trời. + Hình ảnh nhân hoá: Biển thàm hoá được trẻ thơ; sóng thở. Các hình ảnh so sánh torng hai câu thơ Gió à à u u như ngàn cối xay xay lúa và Trẻ con là hạt gạo của trời liên quan với nhau: gió trời thổi à à ù ù trên bãi biển có những đứa trẻ đang nô đùa chẳng khác gì chiếc cối xay khổng lồ đang xay lúa mà những hạt gạo quý đang chạy vòng quanh là trẻ em. Vổ tay. Học sinh tuyên dương các bạn đạt điểm cao. * RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docgiao an lop 5 HKII da phan mon.doc
Giáo án liên quan