TOÁN +
LUYỆN TẬP VỀ PHÂN SỐ
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố cho HS khái niệm PSTP
- Chuyển hỗn số thành phân số
- Các phép tính trên phân số.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. GV giao bài tập cho HS . Giải đáp những băn khoăn
. - HS làm bài tập
Bài 1: Chuyển phân số thành phân số thập phân
7 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 510 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tăng buổi Lớp 5 - Tuần 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán +
Luyện tập về phân số
I. mục tiêu:
- Củng cố cho HS khái niệm PSTP
- Chuyển hỗn số thành phân số
- Các phép tính trên phân số.
II. Hoạt động dạy - học
GV giao bài tập cho HS . Giải đáp những băn khoăn
. - HS làm bài tập
Bài 1: Chuyển phân số thành phân số thập phân
; ’ ;
Bài 2: Chuyển hỗn số thành phân số
; ; ;
Bài 3: Tính
a. ; b.
Bài 4: Tìm X
a. ; b. ; c.
3. Chấm chữa bài
Bài 1: Củng cố cho HS cách chuyến phân số thànhphân số thập phân.
; ; ;
Bài 2:rèn kĩ năng chuỷen hỗn số thành phân số.
-Yêu cầu HS làm và nêu cách làm.
; ;
; ; ; ; ;
Bài 3:Rèn kĩ năng cộng phân số.
- Yêu cầu HS chữa bài
= ; =
= ; = ; =
Bài 4:Củng cố cách tìm thành phần chưa biết trong phép cộng và phép trừ phân số.
Yêu cầu HS làm và giải thích cách làm
a. ; b. ; c.
; ;
; ;
IV. Nhận xét và đánh giá tiết học
Tiếng việt +
Luyện tập về từ đồng nghĩa
I. mục tiêu:
- Giúp HS tìm được nhiều từ đồng nghĩa với những từ cho sẵn
- Vận dụng đặt câu và viết văn theo chủ đề cho sẵn.
Ii. Chuẩn bị: Hệ thống BT sau( Phô tô phiếu)
Bài 1: Viết tiếp từ đồng nghĩa vào mỗi nhóm từ dưới đây
a. cho, tặng, ...
b. to, lớn,...
c. nhìn, xem,...
Bài 2: Đặt câu với 3 từ em tìm được ở BT 1.
Bài 3: Điền từ đồng nghĩa thích hợp vào chỗ trống( chết, hi sinh, mất, thệt mạng, ra đi.)
a. Bác Hồ........... để lại niềm tiếc thương vô hạn cho đồng bào ta.
b. Anh Kim Đồng đã...........trong khi làm nhiệm vụ.
c. Trận lũ vừa qua đã làm 15 người...............
d. Mẹ của Tý ..............lúc Tý còn bé.
đ. Đứa em duy nhất của Tý thì ........ vì bệnh đậu mùa.
iii. luyện tập:
- GV giải đáp thắc mắc của HS
- Tổ chức cho HS làm bài
- GV tổ chức cho HS chữa bài tập và thống nhất KQ đúng.
Bài 1, 2: Rèn kĩ năng tìm từ đồng nghĩa và sử dụng từ đồng nghĩa vào đặt câu
- Cho HS nêu Y/C của bài rồi thi đua nêu miệng BT.
- Lớp nhận xét thống nhất.
* Đáp án:
a. cho, tặng, biếu, kính tặng.
b. to, lớn, to lớn, khổng lồ, vĩ đại, đồ sộ, ...
c. nhìn, xem, trông, ngóng.
Bài 3: Rèn kĩ năng sử dụng từ đồng nghĩa đúng sắc thái trong câu văn.
* Đáp án:Các từ cần điền là:
a. ra đi; b. thiệt mạng. C. chết d.hi sinh đ, mất
III. Tổng kết tiết học: Nhận xét chung giờ học
Tiếng việt +
Luyện tập chính tả: cấu tạo tiếng
Ôn luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Nhân dân
I. Mục tiêu:
- Rèn cho HS kĩ năng phân tích cấu tạo tiếng
- Mở rộng vốn từ “ Nhân dân” bằng cách tìm các từ thuộc các nhóm cho sẵn.; đặt câu với các tờ thuộc nhóm từ nhân dân
II.Chuẩn bị : GV chuẩn bị hệ thống BT và ghi sẵn lên bảng
Bài 1: Chép vần của từng tiếng trong hai dòng thơ sau vài mô hình cấu tạo vần dưới đây
Em yêu tất cả
Sắc màu Việt nam
Bài 2:Điền tiếp vào chỗ trống các từ ngữ thuộc nhóm sau đây
a. Bộ đội b. Thợ thủ công
c. Công nhân d. Trí thức.
Bài 3: Ghi lại các thành ngữ tục ngữ nói về phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam: chăm chỉ, đoàn kết.
Bài 4: Đặt câu với 2 thành ngữ em vừa tìm được.
II. Luyện tập thực hành:
1 Hoạt động 1: Rèn kĩ năng phân tích cấu tạo tiếng
- GV giao BT 1.
- Y/C HS làm việc theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày KQ.
- Cả lớp cùng GV nhận nxét đánh giá.
* Đáp án:
Tiếng
âm đệm
âm chính
âm cuối
Tiếng
âm đệm
âm chính
âm cuối
Em
/
E
m
Sắc
/
ắ
C
Yêu
/
Yê
u
Màu
/
à
u
Tất
/
ấ
T
Việt
/
iệ
t
Cả
/
ả
/
Nam
/
a
m
2. Hoạt động 2: Mở rộng vốn từ nhân dân
- Tổ chức cho HS làm BT 2,3.
- Tổ chức cho HS chữa bài
- Nhận xét đánh giá KQ
Bài 2. * Gợi ý đáp án:
a. Bộ đội: công binh, pháo binh, bộ binh, thuỷ quân.
b.Công nhân: thợ hàn, thợ nguội, thợ máy,...
c. Thợ thủ công: thợ gốm, thợ mộc, thợ đan mây tre,...
d. Trí thức: bác sĩ , kĩ sư, giáo viên, sinh viên,...
Bài3: * Gợi ý đáp án
Thành ngữ nói về phẩm chất:
a. Chăm chỉ: hai sương một nắng, chân lấm tay bùn, thức khuya dậy sớm, ...
b. Đoàn kết: chung sức chung lòng, muôn người như một, chung tay góp sức.
3. Hoạt động 3: Rèn kĩ năng dùng từ đặt câu thuộc chủ đề nông dân
- Tổ chức cho HS làm BT 4
- Nêu miệng kết quả, lớp nhận xét
- Gv chốt lại phương án đúng
VI. Nhận xét đánh giá chung tiết học
Toán +
ôn tập các phép tính trên phân số
I. mục tiêu:
- Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính cộng trừ trên phân số
- Rèn kĩ năng tìm thành phần chưa biết và giải toán trên phân số
II. Chuẩn bị: Hệ thống bài tập và ghi bảng sẵn.
Bài 1: Tính.
a. 3 + b. 2
Bài 2: Tìm x:
a. X - b. X +
Bài 3: Một cửa hàng có 150 kg gạo . Buổi sáng bán được 2/ 5 số gạo, buổi chiều bán được 5/6 số gạo còn lại . Hỏi cửa hàng bán được bao nhiêu ki- lô- gam gạo
III. Luyện tập thực hành
- Tổ chức cho HS làm bài các nhân.
- HS lên bảng chữa bài tập
- Lớp nhận xét thống nhất KQ.
Bài 1: Củng cố và rèn kĩ năng cộng trừ P/S
* Đáp số : a= ; b=
Bài 2: Rèn kĩ năng tìm thành phần chưa biết trong phép tính công trừ phân số.
* Đáp án: a.; b.
Bài 3: Giải toán có liên quan đến cộng trừ phân số
Giải
Số gạo buổi sáng bán là:
150 x =60( kg)
Số gạo còn lại sau buổi sáng là:
150- 60 = 90( kg)
Số gạo bán buổi chiều là:
90 x =75( kg)
Cửa hàng còn lại số gạo là:
150 - ( 60 + 75) = 15 ( kg)
Đáp số : 15 kg
IV. Củng cố, tổng kết: Nhận xét chung tiết học.
Toán +
Luyện tập chung
I. mục tiêu:
- Củng cố cho HS khái niệm hỗn số:
- So sánh hỗn số.
- Chuyển hỗn số thành phân số và ngược lại.
II. chuẩn bị:
Hệ thống bài tập
III. Hoạt động trên lớp
1. Hoạt động 1: Học sinh thực hành làm bài tập:
+ Bài 1: Chuyển các hỗn số sau thành phân số:
+ Bài 2: So sánh các hỗn số sau:
a. 3 và 3; 6 và 6; b. 3 và 3; 6 và 6
+ Bài 3: Chuyển các phân số sau thành hỗn số:
+ Bài 4: Tính giá trị biểu thức: ( Dành cho HS khá, giỏi )
a. b.
2. Hoạt động 2: Chấm chữa bài (18’)
Bài 1: HS nêu yêu cầu rồi lên bảng làm.
; ;
Bài 2: Củng cố cách so sánh các hỗn số:
; ; ; ;
Bài 3: - Giúp HS biết cách chuyển phân số thành hỗn số
- GV hướng dẫn mẫu rồi yêu cầu HS thực hành.
; ;
+ Bài 4: Dành cho HS khá, giỏi.
- Củng cố cho HS cách tính giá trị biểu thức phân số có tử số, mẫu số là các phép tính về phân số: Thực hiện các phép tính ở tử số và mẫu số, sau đó thực hiện chia tử số cho mẫu số.
- GV chốt lại kết quả đúng: ( a. 2; b. 1 ).
IV. Tổng kết dặn dò (2):
- Nhận xét chung tiết học.
- Hoàn thành BT ở nhà.
Tiếng việt +
ôn tập: luyện từ và câu
mở rộng vốn từ: Tổ quốc
I. mục tiêu:
- Giúp HS hệ thống, mở rộng vốn từ “Tổ quốc” thông qua các BT.
- Củng cố kiến thức về từ đồng nghĩa, vận dụng viết câu, tạo đoạn.
- Luyện tập Tả cảnh (BT3 không bắt buộc HS yếu)
II. Đề bài: - Bài 1,2,3,4a (trang 9 - Vở BT Luyện từ và câu lớp 5)
- Đề số 3 trang 142 (Vở tiếng việt nâng cao 5)
III. Hoạt động dạy - học
1. Hoạt động 1: (35’) Củng cố các kiến thức về vốn từ “Tổ quốc”; từ đồng nghĩa.
- GV yêu cầu HS làm các BT 1,2,3,4a.
- Chữa bài, chấm 5đ7 bài
Bài 1: Từ không cùng nghĩa với dãy từ còn lại là:
a. Dân tộc; b. quê nhà.
Bài 2: Thứ tự các từ cần điền là: đất nước, giang sơn, quê hương, xứ sở, tổ quốc.
Bài 3: HS điền đúng như sau:
- Quốc ca là bài hát của một nước.
- Quốc kì là lá cờ của một nước.
- Quốc ngữ là tiếng nói của một nước.
- Quốc sách là chính sách của một nước.
- Quốc lộ là đường lớn liên tỉnh.
Bài 4: Một số câu thành ngữ nói về vẻ đẹp của đất nước là:
- Non xanh nước biếc. - Non nước hữu tình
- Giang sơn gấm vóc - Non cao biển rộng
2. Hoạt động 2. (35’) Củng cố các kiến thức về văn tả cảnh.
GV hướng dẫn HS thực hành theo các bước sau.
Bước 1: Tìm hiểu yêu cầu của đề
- Viết đoạn văn tả mưa xuân.
+ Thể loại: Tả cảnh; đối tượng tả; mưa xuân.
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý.
- Tìm những từ ngữ nói về mưa xuân: xôn xao, bé nhỏ, mềm mại, ấm áp, sức sống, chồi non, hoa thơm,...
Bước 3: Viết câu, tạo câu.
Ví dụ: “Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống lá cây ổi cong mọc lả xuống ao. Mùa đông xám xịt mà khô héo đã qua. Mặt đất kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón những hạt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã đem lại cho chúng cái sức sống ứ đầy tràn trề lên các nhánh lá, mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt”.
IV. Củng cố, tổng kết: (2’) HS nghe nhận xét chung giờ học.
File đính kèm:
- Giao an lop 5Buoi 2Tuan 3.doc