I. Mục tiêu:
- Nắm được định nghĩa ước và bội của một số , ký hiệu tập hợp các ước , các bội của một số .
- Có kỹ năng kiểm tra một số có hay không là ước của một số cho trước, có kỹ năng tìm được ước và bội của một số trong trường hợp đơn giản .
- Biết xác định được ước và bội trong các bài toán thực tế đơn giản .
II. Chuẩn bị.
GV:Bảng phụ
HS: Bảng nhóm
III. Các bước lên lớp
1. Ổn định lớp
Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
Tìm các số nhỏ hơn 30 và chia hết cho 9
HS tìm 9; 18; 27
GV nhận xét và thới giới thiệu ước và bội
3. Bài mới
5 trang |
Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1109 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Số học 6 - Tuần 9, Tiết 25-27, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày: 9/10/2013
Tuần 9, tiết 25: Bài 13: ƯỚC VÀ BỘI
I. Mục tiêu:
Nắm được định nghĩa ước và bội của một số , ký hiệu tập hợp các ước , các bội của một số .
Có kỹ năng kiểm tra một số có hay không là ước của một số cho trước, có kỹ năng tìm được ước và bội của một số trong trường hợp đơn giản .
Biết xác định được ước và bội trong các bài toán thực tế đơn giản .
II. Chuẩn bị.
GV:Bảng phụ
HS: Bảng nhóm
III. Các bước lên lớp
1. Ổn định lớp
Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
Tìm các số nhỏ hơn 30 và chia hết cho 9
HS tìm 9; 18; 27
GV nhận xét và thới giới thiệu ước và bội
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1. Khái niệm ước và bội
GV dựa và phấn kiểm tra bài cũ thới thiệu các số 9; 18; 27 là bội của 9 còn 9 là ước của 9; 18; 27
HS chú ý quan sát và lắng nghe
GV nếu có số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b thì số nào là ước số nào là bộ
HS tra lời theo SGK
GV yêu cầu HS làm ?1
HS lên bảng làm.
GV nhận xét
Hoạt động 2. Cách tìm ước và bội
GV: Giới thiệu:
Tập hợp các ước của a là Ư(a) , tập hợp các bội của a là B(a)
VD1: Tìm các bội nhỏ hơn 30 của 7
? Để tìm bội của 7 em làm thế nào.
? Tìm các bội của 7 nhỏ hơn 30?
?. Hãy rút ra kết luận
GV: Đưa KL lên bảng phụ
?2. Tìm các số tự nhiên x mà x B(8) và x < 40
VD2: Tìm tập hợp Ư(8)
?. Để tìm tập hợp ước 8 em làm thế nào
? Em hãy rút ra kết luận
?3. Viết các phần tử của tập hợp Ư(12)
?4. Tìm ước của 1 và bội của 1
1. Ước và bội
Nếu có số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b thì ta nói a là bôin của b, còn b là ước của a
2. Cách tìm ước và bội
1 HS làm
HS hoạt động nhóm
B(7) = {0; 7; 14; 21; 28 }
Kết luận: Ta có thể tìm bội của một số khác 0 bằng cách nhân số đó lần lượt với 0, 1, 2, 3 ...
HS:
x {0; 8; 16; 24; 32}
HS: Ư(8) = {1; 2; 4; 8}
Kết luận: Ta có thể tìm các ước của a (a > 1) bằng cách lần lượt chia a cho các số tự nhiên từ 1 đến a để xét xem a chia hết cho những số nào, khi đó các số đó là ước của a
HS: Ư(12) = {1; 2; 3; 4; 6; 12}
Ư(1) = {1} ; B(1) = {0; 1; 2; 3; ...}
4. Cũng cố.
Nhắc lại cách tìm ước và bội của một số
Làm bài tập 111; 112
5. Hướng dẫn
Bài tập : 113; 114 SGK
Học thược các kết luận và khái niệm xem trước bài 14 tiết sau học
IV. Rút kinh nghiệm
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tuần 9, Tiết: 25 § 26 SỐ NGUYÊN TỐ . HỢP SỐ BẢNG SỐ NGUYÊN TỐ
I. Mục tiêu:
Nắm được định nghĩa số nguyên tố , hợp số .
Biết nhận ra một số nguyên tố hay hợp số trong trường hợp đơn giản, thuộc lòng 10 số nguyên tố đầu tiên, hiểu được cách lập bảng số nguyên tố ( Sàng Ơ-ra-to-xlen)
Biếtvận dụng các dấu hiệu chia hết để nhận biết hợp số .
-Phát triển óc quan sát so sánh.
II. Chuẩn bị.
GV:Bảng phụ
HS: Bảng nhóm
III. Các bước lên lớp.
1. Ổn định lớp
Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
HS1: ? Thế nào là ước là bội của một số
Tìm các ước của a trong bảng sau
Số a
2
3
4
5
Các ước
của a
HS2: Nêu cách tìm bội , tìm ước của một số?
2 HS lên bảng
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: khái niệm số nguyên tố
GV: Dựa vào kết quả trên. Mỗi số 2, 3, 5 có bao nhiêu ước?
Số 4 có mấy ước?
GV: Các số 2, 3, 5 gọi là số nguyên tố. Số 4 gọi là hợp số
? Vậy thé nào là số nguyên tố, hợp số
?1. Trong các số 7. 8, 9 số nào là số nguyên tố ? Số nào là hợp số? Vì sao?
? Số 0 và số 1 có là số nguyên tố không? vì sao?
? Em hãy liệt kê các sô nguyên tố nhỏ hơn 10
1. Số nguyên tố. hợp số
Định nghĩa:
Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ có hai ước số là 1 và chính nó .
Hợp số là số tự nhiên lớn hơn 1, có nhiều hơn 2 ước số .
HS: 7 là số nguyên tố vì có 2 ước là 1 và 7
9 là hợp số vì 9 > 1 và có nhiều hơn 2 ước
8 là hợp số vì 8 > 1 và có nhiều hơn 2 ước
HS: Sos 0 và số 1 không là số nguyên tố, không là hợp số vì không thoả mãn định nghĩa.
Hoạt động 2: Lập bảng số nguyên tố nhỏ hơn 100
GV: Treo bảng phụ ghi các số tự nhiên từ 2 đến 100
Các số nguyên tố nhỏ hơn 10 là: 2, 3, 5, 7
GV: Hướng dẫn:
- Giữ lại số 2, loại các số là B(2) mà lớn hơn 2
- Giữ lại số 3, loại các số là B(3) mà lớn hơn 3
- Giữ lại số 5, loại các số là B(5) mà lớn hơn 5
- Giữ lại số 7, loại các số là B(7) mà lớn hơn 7
GV: các số còn lại là số nguyên tố nhỏ hơn 100
Số nguyên tố chẵn là số 2 đó là số nguyên tố chẵn duy nhất
HS: Làm theo GV vào bảng cá nhân
4. Cũng cố.
Làm các bài tập 116; 118
Hướng đẫn.
Học bài và làm các bài tập 115; 119 SGK
Xem trước các bài tập phần luyện tập tiết sau luyện tập
IV. Rút kinh nghiệm
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Tuần 9, tiết 27: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
Nắm được định nghĩa số nguyên tố , hợp số .
Biết nhận ra một số nguyên tố hay hợp số trong trường hợp đơn giản, thuộc lòng 10 số nguyên tố đầu tiên, hiểu được cách lập bảng số nguyên tố
- Rèn luyện kỷ năng vận dụng các dấu hiệu chia hết để nhận biết hợp số .
- Giáo dục lòng say mê tìm tòi và khát vọng chinh phục trí tuệ.
II. Chuẩn bị
GV:Bảng phụ
HS: Bảng nhóm
III. Các bước lên lớp
1. Ổn định lớp.
Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
? Định nghĩa số nguyên tố, hợp số
Bài 119 SGK
Thay chữ số vào dấu * để được hợp số:
1 HS lên bảng
3. BÀI MỚI
Bài 115 SGK: Các số sau là số nguyên tố hay hợp số:
312; 213; 435; 417; 3311; 67
Bài 116: Gọi P là tập hợp các số nguyên tố . Điền kí hiệu vào ô vuông cho đúng:
83 P ; 91 P ; 15 N
P N ;
Bài 149 SBT: Tổng (hiệu) sau là số nguyên tố hay hợp số?
a) 5.6.7 + 8.9
b) 5.7.9.11 – 2.3.7
c) 5.7.11 + 13.17.19
d) 4253 + 1422
HS:
Số nguyên tố : 67
Hợp số: 312; 213; 435; 417; 3311;
1 HS lên bảng
Bài 149 HS hoạt động nhóm
a) 5.6.7 + 8.9 = 2( 5.3.7 + 4.9) 2
Vậy tổng trên là hợp số
b) 5.7.9.11 – 2.3.7 = 7(5.9.11 + 2.3) 7
Vậy tổng trên là hợp số
c) Tổng hai số hạng lẻ = tổng chẵn
d) Tổng có tận cùng là 5
Bài 117 SGK
Dùng bảng số nguyên tố ở cuối sách tìm các số nguyên tố trong các số sau:
117; 131; 313; 469; 647
Bài 120 SGK:
Thay chữ số vào dấu * để được số nguyên tố: ; *
Bài 121: a) Tìm số tự nhiên k để 3k là số nguyên tố
b) Tìm số tự nhiên k để 7k là số nguyên tố
Bài 122: Điền dấu (x) Vào ô thích hợp:
Câu
Đúng
Sai
a) Có hai số tự nhiên liên tiếp đều là số nguyên tố
b) Có 3 số lẻ liên tiếp đều là số nguyên tố
c) Mọi số nguyên tố đều là số lẻ
d) Mọi số nguyên tố đều có chữ số tận cùng là 1, 3, 7, 9
HS: Các số nguyên tố: 131; 313; 647
Bài 120
Để là số nguyên tố => * = 3; 7; 9
Để * là số nguyên tố
=> * = 0; 2; 4; 5; 6; 7; 8; 9
2 HS lên bảng
a) Lần lượt thay k = 0; 1; 2; ...
k = 0 => 3k = 0 không là số nguyên tố
k = 1=> 3k = 3 là số nguyên tố
k ≥ 2 => 3k là hợp số
b) Lần lượt thay k = 0; 1; 2; ...
k = 0 => 7k = 0 không là số nguyên tố
k = 1=> 7k = 7 là số nguyên tố
k ≥ 2 => 7k là hợp số
Bài 122: HS lên bảng làm
a) Đ
b) S
c)S
d) Đ
4. Cũng cố
5. Hướng dẫn
Đọc mục “ Có thể em chưa biết “ SGK tr 48
Xem trước bài 15 tiết sau học
IV. Rút kinh nghiệm
Ký duyệt tuần 9, tiết 25,26,27
Ngày tháng năm 2013
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
File đính kèm:
- sh.docx