I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS nắm được định nghĩa ước và bội của một số. Kí hiệu tập hợp các ước, các bội của một số .
2. Kỹ năng:
- Học sinh biết kiểm tra một số có hay không là ước hoặc bội của một số cho trước, biết tìm ước và bội của một số cho trước trong các trường hợp đơn giản.
3. Thái độ: - Học sinh biết xác định ước và bội trong các bài toán thực tế đơn giản.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Bảng phụ, sách tham khảo.
HS: Nghiên cứu bài.
III. PHƯƠNG PHÁP: Phương pháp đặt vấn đề, đàm thoại gợi mở, tư duy.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
HS1 : Tìm xem 12 chia hết cho những số tự nhiên nào ?
Viết tập hợp A các số tự nhiên vừa tìm được.
HS2: Tìm xem những số tự nhiên nào chia hết cho 3 ?
Viết tập hợp B các số tự nhiên vừa tìm được.
9 trang |
Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1396 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Số học 6 - Tuần 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
8 ta làm thế nào?
GV: Hướng dẫn cách tìm như ví dụ 2 SGK.
HS: Đọc phần in đậm SGK – tr 44.
♦ Củng cố: Làm?3; ?4. Làm bài 113c/44 SGK.
1. Ước và bội
* Định nghĩa: Nếu có số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b thì ta nói a là bội của b, còn b gọi là ước của a.
a là bội của b
b là ước của a
a b
- Làm ?1 SGK
2. Cách tìm ước và bội
a/ Cách tìm các bội của 1 số:
+ Tập hợp các bội của a
Ký hiệu: B(a)
Ví dụ 1: SGK
* Cách tìm các bội của 1 số: Ta lấy số đó nhân lần lượt với 0; 1; 2; 3...
- Làm ?2
b/ Cách tìm ước của 1 số:
+ Tập hợp các ước của b
Ký hiệu: Ư(b)
Ví dụ 2: SGK
* Cách tìm các ước của 1 số:
Ta lấy số đó chia lần lượt từ 1 đến chính nó. Mỗi phép chia hết cho ta 1 ước.
- Làm ?3; ?4
4. Củng cố: (2 phút)
Cho biết: a . b = 40 (a, b Î N*)
x = 8 y (x, y Î N*)
Điền vào chỗ trống cho đúng :
a là .......... của . ..........
b là .......... của ...........
x là .......... của ..........
y là .......... của ..........
5. Hướng dẫn về nhà: (1 phút)
- Làm bài tập 111; 112; 113b,c; 114/45 SGK
- Làm bài 142; 143; 144; 145; 146; 147/20 SBT.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KÝ DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG
Tiết 24 (11/ 10 /2013)
Dương Văn Điệp
Ngày soạn: 07 /10/ 2013
Ngày dạy: ......./...../.......
Tuần 09- Tiết thứ: *
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
HS hiểu sâu hơn về các tính chất chia hết của một tổng, các dấu hiệu chia hết của 2, 5, 3, 9; ước và bội của một số. Kí hiệu tập hợp các ước, các bội của một số .
2. Kỹ năng:
Vận dụng kiến thức về các tính chất chia hết của một tổng, các dấu hiệu chia hết của 2, 5, 3, 9; ước và bội để làm bài tập.
3. Thái độ: - Học sinh biết xác định ước và bội trong các bài toán thực tế đơn giản.
II. CHUẨN BỊ:
GV: STK, bảng phụ ghi đề bài, phiếu học tập.
HS: Nghiên cứu bài.
III. PHƯƠNG PHÁP: Phương pháp đàm thoại gợi mở, vấn đáp, tư duy, luyện tập.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
HS1: Nêu định nghĩa ước và bội. Áp dụng làm bài tập 112 SGK trang 44.
HS2: Nêu cách tìm ước và bội. Áp dụng làm bài tập 113 a, c SGK trang 44.
3. Luyện tập.
Hoạt động của Thầy và trò
Phần ghi bảng
* Hoạt động 1: (15 phút) Ôn lý thuyết
GV: Hỏi:
1/ Nêu các tính chất chia hết của một tổng?
2/ Nêu dấu hiệu chia hết cho 2 và cho 5?
3/ Nêu dấu hiệu chia hết cho 3 và cho 9?
4/ Nêu cách tìm ước và bội?
HS: Trả lời các câu hỏi theo yêu cầu cảu GV.
I. Lý thuyết:
1/ Nêu các tính chất chia hết của một tổng?
2/ Nêu dấu hiệu chia hết cho 2 và cho 5?
3/ Nêu dấu hiệu chia hết cho 3 và cho 9?
4/ Nêu cách tìm ước và bội?
Hoạt động 2: ( 24 phút) Bài tập
GV: Ghi sẵn đề bài trên bảng phụ.
Bài 1: Cho S = 2 + 4 + x + 16 + 30 (x N)
Tìm điều kiện của x để:
a) S 2 b) S 2
GV: gợi ý cho HS về tính chất chia hết của một tổng.
HS: Hoạt động theo nhóm làm bài.
GV: Cho cả lớp nhận xét.Đánh giá, ghi điểm.
Bài 1: Cho S = 2 + 4 + x + 16 + 30 (x N)
Tìm điều kiện của x để:
a) S 2 b) S 2
Đáp án:
a) x 2 b) x 2
Bài 2: Dùng ba chữ số 1; 5; 0 để viết các số có ba chữ số chia hết cho cả 2 và 5.
GV gọi 1 HS lên bảng làm.
HS dưới lớp tự làm.
GV gọi HS nhận xét.
Bài 2: Dùng ba chữ số 1; 5; 0 để viết các số có ba chữ số chia hết cho cả 2 và 5.
Đáp án:
100; 110; 150; 510; 500; 550
Bài 3. Số 1013 – 7 Có chia hết cho 3; cho 9 không?
GV gợi ý cho HS thực hiện.
Bài 3. Số 1013 – 7 Có chia hết cho 3; cho 9 không?
Đáp án:
13 chữ số 0
Ta có: 1013 = 10 … 0
11 chữ số 9
1013 – 7 = 99 … 993
(1013 – 7) 3 và (1013 – 7) 9
Bài 4. Tìm tập hợp các số tự nhiên vừa là ước của 75 vừa là bội của 5.
GV cho HS hoạt động nhóm
HS hoạt động nhóm
GV lấy đại diện 2 bảng nhóm lên bảng sửa cho cả lớp.
Bài 4. Tìm tập hợp các số tự nhiên vừa là ước của 75 vừa là bội của 5.
Đáp án:
Ư(75) = {1; 3; 5; 15; 25; 75}
B(5) = {0; 1; 5; 15; 20; 25; 30; 35; 40; 45; …; 75; …}
Vậy tập hợp các số vừa là Ư(75) vừa là B(5) là: {5; 15; 25; 75}
4). Củng cố: (Trong bài)
5). Hướng dẫn về nhà: (1 phút)
- Học kỹ cách tìm ước và bội.
- Xem lại các dạng bài tập đã giải.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KÝ DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG
Tiết * (11/ 10 /2013)
Dương Văn Điệp
Ngày soạn: 07 /10/ 2013
Ngày dạy: ......./...../.......
Tuần 09- Tiết thứ: 25
Bài 14: SỐ NGUYÊN TỐ, HỢP SỐ. BẢNG SỐ NGUYÊN TỐ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS nắm được định nghĩa số nguyên tố, hợp số.
2. Kỹ năng:
- Học sinh biết nhận ra một số là số nguyên tố hay hợp số trong các trường hợp đơn giản, thuộc 10 số nguyên tố đầu tiên, hiểu cách lập bảng số nguyên tố.
- HS biết vận dụng hợp lý các kiến thức về chia hết đã học để nhận biết một hợp số.
3. Thái độ:
- HS tích cực trong học tập, tính toán cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Chuẩn bị bảng phụ ghi sẵn nội dung như trên, kẻ khung bảng/45 SGK.
HS: Chuẩn bị sẵn một bảng các số tự nhiên từ 2 đến 100 như SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP: Phương pháp đặt vấn đề, đàm thoại gợi mở, vấn đáp, trực quan, tư duy.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
HS1: Làm bài 142a, b/20 SBT.
Đáp án: a) x { 45; 60} b) x { 12; 24}
HS2: Làm bài 142c, d/20 SBT.
Đáp án: c) x { 15; 30} d) x { 1; 2; 4; 8}
3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Số nguyên tố - Hợp số. (15 phút)
GV: Treo bảng /45 SGK.
Cho HS lên điền các ước của 2; 3; 4; 5; 6 vào ô trống.
HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV.
GV: Hãy so sánh các số trên với 1? Cho biết các số nào chỉ có hai ước? Nhận xét hai ước của nó?
HS: Các số đó đều lớn hơn 1. Các số chỉ có 2 ước là 2; 3; 5. Hai ước của nó là 1 và chính nó.
GV: Các số nào có nhiều hơn hai ước?
HS: Các số có nhiều hơn hai ước là 4; 6
GV: Giới thiệu:
- Các số tự nhiên lớn hơn 1 chỉ có hai ước là 1 và chính nó gọi là số nguyên tố.
- Các số tự nhiên lớn hơn 1 có nhiều hơn hai ước gọi là hợp số.
HS: Đọc định nghĩa SGK.
♦ Củng cố: Làm ? SGK
HS: 7 là số nguyên tố, vì nó lớn hơn 1 và chỉ có hai ước là 1 và chính nó.
8; 9 là hợp số, vì nó lớn hơn 1 và có nhiều hơn hai ước.
GV: Số 0; 1 có là số nguyên tố không? Có là hợp số không? Vì sao?
HS: Số 0; 1 không phải là số nguyên tố cũng không phải là hợp số vì nó không thỏa mãn định nghĩa số nguyên tố, hợp số.
GV: Dẫn đến chú ý a SGK
GV: Em hãy cho biết các số nguyên tố nhỏ hơn 10?
HS: 2; 3; 5; 7.
GV: Dẫn đến chú ý b SGK và ghi
Số nguyên tố
Hợp số
2 số đặc biêt
biệt
E
2 số đặc biệt
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9
♦ Củng cố: Các số sau là số nguyên tố hay hợp số: 102; 513; 145; 11; 13?
*Hoạt động 2: Lập bảng các số nguyên tố không vượt quá 100 (20 phút)
GV: Trên bảng phụ ghi sẵn các số tự nhiên không vượt quá 100 và nói: Ta hãy xét xem có những số nguyên tố nào không vượt quá 100.
Hỏi: Tại sao trong bảng không có số 0, không có số 1?
HS: Vì 0; 1 không phải là số nguyên tố
GV: Bảng này gồm các số nguyên tố và hợp số. Ta sẽ loại đi các hợp số và giữ lại các số nguyên tố.
Hỏi: Trong dòng đầu có các số nguyên tố nào?
HS: 2; 3; 5; 7.
GV: Cho một HS lên bảng thực hiện và hướng dẫn từng bước như SGK.
HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV
- Gạch bỏ các số là hợp số trên bảng cá nhân đã chuẩn bị.
GV: Các số còn lại không chia hết cho các số nguyên tố nhỏ hơn 10. Đó là các số nguyên tố không vượt quá 100. Có 25 số nguyên tố như SGK.
GV: Kiểm tra lại bài của HS
- Cho HS đọc 25 số nguyên tố và yêu cầu học thuộc lòng.
GV: Trong 25 số nguyên tố đã nêu có bao nhiêu số nguyên tố chẵn? Đó là các số nào?
HS: Có duy nhất một số nguyên tố chẵn là 2.
GV: Hai số nguyên tố nào hơn kém nhau 1 đơn vị?
HS: 2; 3.
GV: Hai số nguyên tố nào hơn kém nhau 2 đơn vị?
HS: 3 và 5; 5 và 7; 11 và 13...
GV: Hãy nhận xét chữ số tận cùng của các số nguyên tố lớn hơn 5?
HS: Chỉ có thể tận cùng bởi các chữ số 1; 3; 7; 9.
GV: Giới thiệu bảng số nguyên tố nhỏ hơn 1000/128 SGK tập 1.
♦ Củng cố: Làm bài tập 115; 116/47 SGK
1. Số nguyên tố - Hợp số.
a/ Số nguyên tố: Là số tự nhiên lớn hơn 1 chỉ có hai ước là 1 và chính nó.
Ví dụ: 2; 3; 5.
b/ Hợp số: Là số tự nhiên lớn hơn 1 và có nhiều hơn hai ước.
Ví dụ: 4; 6; 8.
- Làm ?
Chú ý:
a) Số 0 và số 1 không là số nguyên tố và cũng không là hợp số.
b) Các số nguyên tố nhỏ hơn 10 là 2, 3, 5 ,7
2. Lập bảng các số nguyên tố không vượt quá 100 (SGK).
Có 25 số nguyên tố không vượt quá 100 là: 2; 3; 5; 7; 11; 13; 17; 19; 23; 29; 31; 37; 41; 43; 47; 52; 59; 61; 67; 71; 73; 79; 83; 89; 97.
Số nguyên tố nhỏ nhất là số 2 và là số nguyên tố chẵn duy nhất.
4. Củng cố: (3 phút)
+ Thế nào là số nguyên tố, hợp số?
+ Đọc 25 số nguyên tố nhỏ hơn 100.
5. Dặn dò: (2 phút)
+ Học thuộc định nghĩa về số nguyên tố, hợp số.
+ Học thuộc 25 số nguyên tố nhỏ hơn 100.
+ Xem bảng số nguyên tố nhỏ hơn 1000 ở cuối sách .
+ Làm bài tập 117; 118; 119; 120; 121; 122 / 47 SGK .
V. RÚT KINH NGHIỆM:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KÝ DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG
Tiết 25 (11/ 10 /2013)
Dương Văn Điệp
File đính kèm:
- SH 6-Tuan 9.doc