1/ Kiến thức:
- Biết các số nguyên âm, tập hợp các số nguyên bao gồm các số nguyên dương, số 0 và các số nguyên âm.
- Biết khái niệm bội và ước của một số nguyên.
2/ Kĩ năng:
- Biết biểu diễn các số nguyên trên trục số.
- Phân biệt được các số nguyên dương, các số nguyên âm và số 0.
- Tìm v viết được số đối của một số nguyên, giá trị tuyệt đối của một số nguyên.
- Sắp xếp đúng một các số nguyên theo thứ tự tăng hoặc giảm.
- Vận dụng được các quy tắc thực hiện các phép tính, các tính chất của các phép tính trong tính toán.
- Làm được các phép tính với các số nguyên
3/ Thái độ:
- Giúp HS phát triển tư duy khi giải toán.
- HS thấy được lợi ích của toán học trong thực tế.
- Giáo dục HS tính chính xác, cẩn thận.
4 trang |
Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1440 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Số học 6 - Tiết 40: Làm quen với số nguyên âm - Nguyễn Hữu Phước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương II: SỐ NGUYÊN
Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
Biết các số nguyên âm, tập hợp các số nguyên bao gồm các số nguyên dương, số 0 và các số nguyên âm.
Biết khái niệm bội và ước của một số nguyên.
2/ Kĩ năng:
Biết biểu diễn các số nguyên trên trục số.
Phân biệt được các số nguyên dương, các số nguyên âm và số 0.
Tìm v viết được số đối của một số nguyên, giá trị tuyệt đối của một số nguyên.
Sắp xếp đúng một các số nguyên theo thứ tự tăng hoặc giảm.
Vận dụng được các quy tắc thực hiện các phép tính, các tính chất của các phép tính trong tính toán.
Làm được các phép tính với các số nguyên
3/ Thái độ:
Giúp HS phát triển tư duy khi giải toán.
HS thấy được lợi ích của toán học trong thực tế.
Giáo dục HS tính chính xác, cẩn thận.
LÀM QUEN VỚI SỐ NGUYÊN ÂM
Tuần 14 - Tiết 40
Ngày dạy: 19.11.13
1.MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức:
HS biết các số nguyên âm. HS nhận biết và đọc đúng các số nguyên âm qua các ví dụ thực tiễn.
HS biết được nhu cầu cần thiết (trong toán học và trong thực tế) phải mở rộng tập số nguyên.
1.2.Kĩ năng:
HS thực hiện được:nhận biết và đọc đúng các số nguyên âm qua các thí dụ thực tiễn.
HS thực hiện thành thạo: biết cách biểu diễn các số tự nhiên và các số nguyên âm trên trục số.
1.3 Thái độ:
Thói quen: Tự giác, tích cực
Tính cách: Cẩn thận, chính xác
2.NỘI DUNG BÀI HỌC:
Các ví dụ về số nguyên âm.
Biểu diễn số tự nhiên và số nguyên âm trên trục số.
3.CHUẨN BỊ:
3.1.GV: Thước kẻ có chia đơn vị.
Bảng ghi nhiệt độ các thành phố
3.2.HS: Thước kẻ có chia đơn vị.
4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện:
Kiểm diện lớp 6A1:
6A2:
6A3:
4.2.Kiểm tra miệng:
(Thay bằng giới thiệu chương mới)
4.3.Tiến trình bàihọc:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Giới thiệu bài (3’)
GV đưa ra 3 phép tính và yêu cầu HS thực hiện:
4 + 6 =?
4.6 =?
4-6 =?
HS: (có thể không tính được 4 -6 )
GV: Để có phép trừ số tự nhiên bao giờ cũng thực hiện được, người ta phải đưa vào một số loại mới: số nguyên âm. Các số nguyên âm cùng với các số tự nhiên tạo thành tập hợp các số nguyên.
-GV giới thiệu sơ lược về chương số nguyên.
Hoạt động 1: Các ví dụ và trục số (30’)
-GV giới thiệu về nhiệt kế ; 00C; trên 00C; dưới 00C ghi trên nhiệt kế.
?1
-GV giới thiệu về các số nguyên âm như: -1; -2; -3;……và hướng dẫn cách đọc ( 2 cách : âm 1 và trừ 1. . . ).
-GV :cho HS làm và giải thích ý
nghĩa các số đo nhiệt độ các thành phố?
HS: Thực hiện
-GV đưa hình vẽ giới thiệu độ cao với quy ước độ cao mực nước biển là 0m.
Cho HS làm bài tập 1 ( tr.68) đưa bảng vẽ 5 nhiệt kế hình 35 lên để HS quan sát.
GV: Hãy cho biết các nhiệt kế trên chỉ bao nhiêu độ?
HS: Phát biểu
GV: Ở hai nhiệt kế a,b thì nhiệt kế nào chỉ nhiệt độ cao hơn?
HS: nhiệt kế b chỉ nhiệt độ cao hơn
GV: Vậy -2, và -3 thì số nào lớn hơn?
HS: -2>-3
GV theo dõi kịp thời sửa chữa những sai sót.
Ví dụ 2: GV giới thiệu độ cao với quy ước độ cao mực nước biển là 0m. Giới thiệu độ cao trung bình của cao nguyên Đắc Lắc ( 600 m) và độ cao trung bình của thềm lục địa Việt Nam ( -65m).
?2
-Cho HS làm
-Cho HS làm bài tập 2 tr.68 và giải thích ý nghĩa của các con số.
HS: Thực hiện
Ví dụ 3: có và nợ
Ong A có 100000đ
Ong A nợ 100000đ có thể nói ông A có -100000đ.
?3
-HS làm và giải thích ý nghĩa của các con số.
Trục số
-GV gọi một HS lên bảng vẽ tia số, GV nhấn mạnh tia số phải có gốc, chiều, đơn vị.
-GV vẽ tia đối của tia số và ghi các số : -1; -2; -3;… từ đó giới thiệu gốc, chiều dương, chiều âm của trục số.
?4
-HS làm SGK.
1/ Các ví dụ:
Ví dụ 1:
Số nguyên âm:
-1; -2; -3; -4; . . .
Bài tập 1:
a/ Nhiệt kế a: -30C.
Nhiệt kế b: -20C
Nhiệt kế c: 00C.
Nhiệt kế d: 20C.
Nhiệt kế e: 30C
b/ Nhiệt kế b có nhiệt độ cao hơn.
Ví dụ 2:
-1 đọc âm 1
-2 đọc âm 2
-Bài tập 2:
Độ cao của đỉnh Evơrét là 8848 m nghĩa là đỉnh Evơrét cao hơn mực nước biển là 8848 m.
Độ cao của đáy mực Marian là -11
Ví dụ 3:
Ông A có 100000đ
Ông A nợ 100000đ có thể nói ông A có
-100000đ.
2/ Trục số:
0
1
2
3
-1
-2
-3
5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
5.1/ Tổng kết:
Bài 5:
0: điểm gốc của trục số
Chiều dương từ trái sang phải
Chiều âm từ phải sang trái.
4.5.Hướng dẫn học tập:
- Đối với bài học ở tiết này:
+ Xem lại các ví dụ về số nguyên âm.
+ Tập vẽ thành thạo trục số.
+ Làm bài tập 3, 4 SGK/68.
- Đối với bài học ở tiết sau:
Xem trước bài “Tập hợp các số nguyên”
+ Viết tập hợp số nguyên.
+ Trả lời câu hỏi : Cho biết mối quan hệ giữa N và Z?
5.PHỤ LỤC:
Phần mềm MathType 5.0
File đính kèm:
- t40.doc