Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 57, Bài 53: Tác động của con người đối với môi trường - Năm học 2013-2014 - Bùi Đình Dương

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức:

- HS nêu được các tác động của con người tới môi trường, đặc biệt là nhiều hoạt động của con người làm suy giảm hệ sinh thái, gây mất cân bằng sinh thái.

2. Kĩ năng.

- Rèn kĩ năng phân tích, tổng hợp.

- Rèn kĩ năng vận dụng thực tế vào bài học.

- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ: Qua bài học học sinh có ý thức bảo vệ môi trường sông quanh mình.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC.

1. Giáo viên:

- Tranh phóng to hình 53.1; 53.2 SGK.

- Tư liệu về môi trường, hoạt động của con người tác động đến môi trường.

2. Học sinh:

- Sưu tầm tư liệu về những tác động của con người đối với môi trường.

- Chuẩn bị bài trước ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.

1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số:

9A1 . 9A2 . .

9A3 . 9A4 . .

9A5. 9A6.

2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.

3. Hoạt động dạy - học:

Mở bài: Con người sống trong môi trường và luôn có mối quan hệ qua lại với môi trường

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 508 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 57, Bài 53: Tác động của con người đối với môi trường - Năm học 2013-2014 - Bùi Đình Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30 Ngày soạn: 21/03/2014 Tiết 57 Ngày dạy: 25/03/2014 CHƯƠNG III: CON NGƯỜI – DÂN SỐ VÀ MÔI TRƯỜNG BÀI 53: TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Kiến thức: - HS nêu được các tác động của con người tới môi trường, đặc biệt là nhiều hoạt động của con người làm suy giảm hệ sinh thái, gây mất cân bằng sinh thái. 2. Kĩ năng. - Rèn kĩ năng phân tích, tổng hợp. - Rèn kĩ năng vận dụng thực tế vào bài học. - Rèn kĩ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ: Qua bài học học sinh có ý thức bảo vệ môi trường sông quanh mình. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC. 1. Giáo viên: - Tranh phóng to hình 53.1; 53.2 SGK. - Tư liệu về môi trường, hoạt động của con người tác động đến môi trường. 2. Học sinh: - Sưu tầm tư liệu về những tác động của con người đối với môi trường. - Chuẩn bị bài trước ở nhà. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số: 9A1............................................ 9A2......................................... 9A3........................................ 9A4......................................... 9A5............................................................... 9A6................................................................ 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra. 3. Hoạt động dạy - học: Mở bài: Con người sống trong môi trường và luôn có mối quan hệ qua lại với môi trường Hoạt động 1: Tác động của con người tới môi trường qua các thời kì phát triển của xã hội HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - GV yêu cầu các nhóm trình bày nội dung đã chuẩn bị ở nhà. - GV cho lớp thảo luận nhưng theo trật tự và có thức xây dựng. - GV nắm bắt ý kiến các nhóm về từng vấn đề và làm nhiệm vụ là người đánh giá, thông báo đáp án đúng. - GV cho HS tóm tắt một số ý chính trong nội dung này. - Đại diện các nhóm trình bày, cả lớp theo dõi và ghi nhớ. - Các nhóm có thể đặt câu hỏi trong nội dung vừa trình bày hoặc đề nghị trình bày lại một đoạn nào đó. Ví dụ: + Con người đốt lửa -> cháy rừng -> dồn thú dữ -> thú bị nướng chín -> điều đó có ý nghĩa gì ? + Việc hình thành khu dân cư, khu sản xuất nông nghiệp có nhất thiết phải phá rừng hay không ? + Thời kì công nghiệp hoá gây hậu quả mất diện tích đất trồng -> Vậy nếu không tiến hành công nghiệp hoá thì sao ? Tiểu kết: * Tác động của con người: - Thời nguyên thuỷ: con người đốt rừng, đào hố săn bắt thú dữ " giảm diện tích rừng. - Xã hội nông nghiệp: + Trồng trọt, chăn nuôi, chặt phá rừng lấy đất canh tác, chăn thả gia súc. + Cày xới đất canh tác làm thay đổi đất, nước tầng mặt làm cho nhiều vùng bị khô cằn và suy giảm độ màu mỡ. + Con người định cư và hình thành các khu dân cư, khu sản xuất nông nghiệp. + Nhiều giống vật nuôi, cây trồng hình thành. - Xã hội công nghiệp: + Xây dựng nhiều khu công nghiệp, khai thác tài nguyên bừa bãi làm chodiện tích đất càng thu hẹp, rác thải lớn. + Sản xuất nhiều loại phân bón, thuốc trừ sâu bảo vệ thực vật làm cho sản lượng lương thực tăng, khống chế dịch bệnh, nhưng cũng gây ra hậu quả lớn cho môi trường. + Nhiều giống vật nuôi, cây trồng quý. Hoạt động 2: Tác động của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - GV nêu câu hỏi: + Những hoạt động nào của con người phá huỷ môi trường tự nhiên? + Hậu quả từ những hoạt động của con người là gì? + Ngoài những hoạt động của con người trong bảng 53.1, hãy cho biết còn hoạt động nào của con người gây suy thoái môi trường? + Trình bày hậu quả của việc chặt phá rừng bừa bãi và gây cháy rừng? - GV cho HS liên hệ tới tác hại của việc chặt phá rừng và đốt rừng trong những năm gần đây. - HS nghiên cứu bảng 53.1 và trả lời câu hỏi. - HS ghi kết quả bảng 53.1 và nêu được: 1- a (ở mức độ thấp) 2- a, h 3- a, b, c, d, g, e, h 4- a, b, c, d, g, h 5- a, b, c, d, g, h 6- a, b, c, d, g, h 7- Tất cả + HS kể thêm như: xây dựng nhà máy lớn, chất thải công nghiệp nhiều. + HS thảo luận nhóm, bổ sung và nêu được: Chặt phá rừng, cháy rừng gây xói mòn đất, lũ quét, nước ngầm giảm, khí hậu thay đổi, mất nơi ở của các loài sinh vật " giảm đa dạng sinh học " gây mất cân băng sinh thái. - HS kể: lũ quét, lở đất, sạt lở bờ sông Hồng... Tiểu kết: - Nhiều hoạt động của con người đã gây hậu quả rất xấu: mất cân bằng sinh thái, xói mòn và thoái hoá đất, ô nhiễm môi trường, cháy rừng, hạn hán, ảnh hưởng đến mạch nước ngầm, nhiều loài sinh vật có nguy cơ bị tuyệt chủng. Hoạt động 3: Vai trò của con người trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - GV đặt câu hỏi: + Con người đã làm gì để bảo vệ và cỉa tạo môi trường ? - GV nhận xét và giúp HS hoàn chỉnh nội dung kiến thức. * Liên hệ: cho biết thành tựu của con người đã đạt được trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường. - HS nghiên cứu thông tin SGK và trình bày biện pháp. - 1 HS trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung. - HS nghe GV giảng. -> HS kể thêm: + Phủ xanh đồi trọc. + Xây dựng vườn quốc gia, khu bảo tồn. + Xây dựng nhà máy thuỷ điện. Tiểu kết: - Con người đã và đang nỗ lực để bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên bằng các biện pháp: + Hạn chế phát triển dân số quá nhanh. + Sử dụng có hiệu quả các nguồn tai nguyên. + Bảo vệ các loài sinh vật. + Phục hồi và trồng rừng. + Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm. + Lai tạo giống có năng xuất và phẩm chất tốt. IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ. 1. Củng cố: - Trình bày nguyên nhân dẫn đến suy thoái môi trường do hoạt động của con người (Bảng 53.1) trong đó nhấn mạnh tới việc tàn phá thảm thực vật và khai thác quá mức tài nguyên. 2. Dặn dò: - Học bài và trả lời câu hỏi SGK - Làm bài tập số 2 (SGK trang 160), tìm hiểu nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường V. RÚT KINH NGHIỆM. . . .

File đính kèm:

  • docSINH 9TUAN 30TIET 57.doc