I. MỤC TIấU.
1. Kiến thức
+ Nhận biết được bệnh nhân Đao và bệnh nhân Tớcnơ qua các đặc điểm hình thái .
+ Trình bày được đặc điểm di truyền của bệnh bạch tạng , bệnh câm điếc bẩm sinh và tật 6 ngón tay .
+ Trình bày được nguyên nhân của các bệnh tật di truyền và đề xuất được một số biện pháp hạn chế phát sinh chúng .
2. Kỹ năng
Rèn luyện kỹ năng tự nghiên cứu với Sgk , thảo luận theo nhóm và quan sát , phân tích thu nhận kiến thức từ hình vẽ .
3.Thỏi độ
Yờu thớch mụn học, thương yờu giỳp đỡ ,khụnh xa lỏnh những người bị tật bệnh di truyền.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh phóng to H.29.1 - 3 Sgk .
III. PHƯƠNG PHÁP :
-Trực quan
-Hoạt động nhóm
IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC :
1 . Khởi động (5)
*Ổn định tổ chức:
*Kiểm tra đầu giờ (4)
?Phương pháp nghiên cứu phả hệ là gì ? Tại sao người ta phải dùng phương pháp đó để nghiên cứu sự di truyền một số tính trạng ở người?
* Đặt vấn đề
Các đột biến gen , đột biến NST có thể gây nên các bệnh , tật di truyền .
2.Các hoạt động
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 458 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 30: Bệnh và tật di truyền ở người - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 28/12/2011
Ngày giảng: 1/12/2011
Tiết 30
bệnh và tật di truyền ở người .
I. MỤC TIấU.
1. Kiến thức
+ Nhận biết được bệnh nhân Đao và bệnh nhân Tớcnơ qua các đặc điểm hình thái .
+ Trình bày được đặc điểm di truyền của bệnh bạch tạng , bệnh câm điếc bẩm sinh và tật 6 ngón tay .
+ Trình bày được nguyên nhân của các bệnh tật di truyền và đề xuất được một số biện pháp hạn chế phát sinh chúng .
2. Kỹ năng
Rèn luyện kỹ năng tự nghiên cứu với Sgk , thảo luận theo nhóm và quan sát , phân tích thu nhận kiến thức từ hình vẽ .
3.Thỏi độ
Yờu thớch mụn học, thương yờu giỳp đỡ ,khụnh xa lỏnh những người bị tật bệnh di truyền.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh phóng to H.29.1 - 3 Sgk .
III. Phương pháp :
-Trực quan
-Hoạt động nhúm
IV. Tổ chức giờ học :
1 . Khởi động (5’)
*ổn định tổ chức:
*Kiểm tra đầu giờ (4’)
?Phương pháp nghiên cứu phả hệ là gì ? Tại sao người ta phải dùng phương pháp đó để nghiên cứu sự di truyền một số tính trạng ở người?
* Đặt vấn đề
Các đột biến gen , đột biến NST có thể gây nên các bệnh , tật di truyền .
2.Cỏc hoạt động
Hoạt động 1 (16’)
Tỡm hiểu về một vài bệnh di truyền ở người
*Mục tiờu: HS biết được một vài bệnh di truyền ở người
*Đồ dựng: Tranh phóng to H.29.1,2 Sgk .
HĐcủa GV và HS
Nội Dung
- GV cho HS quan sát tranh phóng to H.29.1 Sgk và đọc Sgk để trả lời các câu hỏi :
Đặc điểm khác nhau giữa bộ NST của bệnh nhân Đao với bộ NST của người bình thường là gì ?
Em có thể nhận biết bệnh nhân Đao qua những đặc điểm bên ngoài nào ?
- GV lưu ý HS : Cần xem kĩ các cặp NST , đặc biệt là cặp NST giới tính và nghiên cứu thông tin Sgk để trả lời câu hỏi của lệnh Sgk .
- GV nhận xét , bổ sung để hoàn thiện đáp án .
- GV cho HS đọc Sgk để trả lời các câu hỏi sau
Thế nào là bệnh bạch tạng ?
Bệnh câm điếc bẩm sinh là gì ?
- GV nhận xét , chỉnh lí , bổ sung và nêu kết luận .
I . Một vài bệnh di truyền ở người :
1 . Bệnh Đao :
- Bộ NST của bệnh nhân Đao khác bộ NST của người bình thường ở chỗ : Cặp NST thứ 21 của người bệnh Đao có 3 NST , của người bình thường là 2 NST .
- Có thể nhận biết người bệnh Đao qua các dấu hiệu : bé , lùn , cổ rụt , má phệ ... si đần bẩm sinh và không có con .
2 . Bệnh Tớcnơ ( OX ) :
- Bộ NST của bệnh nhân Tớcnơ khác với bộ NST của người bình thường ở chỗ : Cặp NST giới tính của các người bệnh Tớcnơ chỉ có 1 NST X , còn của người bình thường là XX .
- Có thể nhận biết người bị bệnh Tớcnơ qua các đặc điểm: Nữ , lùn , cổ ngắn , tuyến vú không phát triển .
3 . Bệnh bạch tạng và bệnh câm điếc bẩm sinh :
- Bệnh bạch tạng do một đột biến gen lặn gây ra , bệnh nhân có tóc màu trắng mắt màu hồng .
- Bệnh câm điếc bẩm sinh cũng do một đột biến gen lặn gây ra ( thường do chất phóng xạ hoặc do chất độc hoá học gây ra ) .
Hoạt động 2 (8’)
Tỡm hiểu về một tật di truyền ở người
*Mục tiờu: HS biết được một số tật di truyền ở người
*Đồ dựng: Tranh phóng to H.29.3 Sgk
HĐcủa GV và HS
Nội Dung
- GV cho HS quan sát tranh , tự nêu lên một số tật di truyền ở người .
II . Một số tật di truyền ở người:
- Tật khe hở môi - hàm .
- Bàn tay mất một số ngón .
- Bàn chân mất ngón và dính ngón
- Bàn tay nhiều ngón
Hoạt động 3(11’)
Tỡm hiểu về cỏc biện phỏp hạn chế phỏt sinh tật, bệnh di truyền
*Mục tiờu: HS biết được về cỏc biện phỏp hạn chế phỏt sinh tật, bệnh di truyền
HĐcủa GV và HS
Nội Dung
- GV cho HS đọc Sgk để trả lời câu hỏi :
Có thể hạn chế phát sinh tật , bệnh di truyền ở người bằng cách nào ?
- GV nhận xét , chỉnh sửa và nêu đáp án .
III. Các biện pháp hạn chế phát sinh tật , bệnh di truyền:
- Đấu tranh chống sản xuất , thử , sử dụng vũ khí hạt nhân , vũ khí hoá học và các hành vi gây ô nhiễm môi trường .
- Sử dụng đúng quy cách các loại thuốc trừ sâu , diệt cỏ thuốc chữa bệnh .
- Hạn chế kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen gây tật , bệnh di truyền hoặc hạn chế sinh con của các cặp vợ chồng nói trên .
3.Tổng kết, hướng dẫn về nhà (5’)
*Tổng kết
GV cho HS độc chậm phần tóm tắt cuối bài để nêu được :
- Các đột biến NST và đột biến gen gây ra các bệnh di truyền nguy hiểm và các dị tật bẩm sinh ở người .
- Nguyên nhân gây ra các tật , bệnh di truyền và các biện pháp hạn chế phát
sinh tật , bệnh di truyền .
Gợi ý trả lời một số câu hỏi và bài tập trong Sgk .
*Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc và nhớ phần tóm tắt cuối bài .
- Trả lời các câu hỏi 1,2,3 Sgk .
- Đọc mục " Em có biết " .
- Nghiên cứu bài mới : Di truyền học ở người .
Yêu cầu : + Đọc bài mới .
+ Tìm hiểu về luật hôn nhân và kế hoạch hoá gia đình .
+ Trả lời các câu hỏi mục lệnh Sgk .
..
File đính kèm:
- tiet30-s9.doc