Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 24, Bài 23: Đột biến số lượng NST - Năm học 2012-2013

I. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức:

 + Trình bày được các biến đổi số lượng thường thấy ở mỗi cặp NST , cơ chế hình thành thể ( 2n + 1 ) và thể ( 2n - 1 ) .

 + Nêu được hậu quả của biến đổi số lượng ở từng cặp NST .

 2. Kỹ năng:

 Rèn luyện kỹ năng quan sát , thảo luận theo nhóm và tự nghiên cứu với Sgk, lắng nghe tích cực.

 3. Thái độ:

Giáo dục thái độ đúng trong việc sử dụng đúng thuốc BVTT,bảo vệ môi trường đất và nước.

II. Đồ dung dạy học:

 * GV : - Tranh phóng to H.23.1 : Quả của cây bình thường và các thể dị bội ở cây cà độc dược .

 - Tranh H.23.2 : Cơ chế phát sinh các thể dị bội có (2n + 1) và (2n - 1) NST

III. Phương pháp:

 -Trực quan, đàm thoại, học hớp tác.

IV. Tổ chức giờ học

 1. Khởi động

 *Ổn định tổ chức (1’)

 * Kiểm tra đầu giờ (5’)

? Đột biến cấu trúc NST là gì ? Nêu một số dạng đột biến và mô tả từng dạng đột biến đó ?

 * Bài mới :

 2. Các hoạt động(34’)

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 376 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 24, Bài 23: Đột biến số lượng NST - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:11/11/2012 Ngày giảng:14/11/2012 BÀI 23-TIẾT 24 ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NST I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: + Trình bày được các biến đổi số lượng thường thấy ở mỗi cặp NST , cơ chế hình thành thể ( 2n + 1 ) và thể ( 2n - 1 ) . + Nêu được hậu quả của biến đổi số lượng ở từng cặp NST . 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát , thảo luận theo nhóm và tự nghiên cứu với Sgk, lắng nghe tích cực. 3. Thái độ: Giáo dục thái độ đúng trong việc sử dụng đúng thuốc BVTT,bảo vệ môi trường đất và nước. II. Đồ dung dạy học: * GV : - Tranh phóng to H.23.1 : Quả của cây bình thường và các thể dị bội ở cây cà độc dược . - Tranh H.23.2 : Cơ chế phát sinh các thể dị bội có (2n + 1) và (2n - 1) NST III. Phương pháp: -Trực quan, đàm thoại, học hớp tác. IV. Tổ chức giờ học 1. Khởi động *Ổn định tổ chức (1’) * Kiểm tra đầu giờ (5’) ? Đột biến cấu trúc NST là gì ? Nêu một số dạng đột biến và mô tả từng dạng đột biến đó ? * Bài mới : 2. Các hoạt động(34’) Hoạt động 1(14’) Tìm hiểu về hiện tượng dị bội thể * Mục tiêu: HS trình bày được hiện tượng dị bội thể * Đồ dựng: Tranh phóng to H.23.1 : Quả của cây bình thường và các thể dị bội ở cây cà độc dược . HĐcủa GV và HS Nội Dung - GV cho HS quan sát tranh phóng to H.23.1 Sgk và yêu cầu các em nghiên cứu mục I Sgk để trả lời câu hỏi : ‚Thế nào là hiện tượng dị bội ? ‚Thể 3 nhiễm khác thể lưỡng bội như thế nào ? - GV gợi ý : Mọi sinh vật bình thường đều có bộ NST lưỡng bội ( 2n ) . Nhưng ở một số sinh vật có hiện tượng 3 nhiễm ( lúa , cà độc dược , cà chua ở thể 3 nhiễm ) do có một NST bổ sung vào bộ lưỡng bội đấy đủ . Đây là trường hợp , một cặp NST nào đó không phải có 2 mà có 3 NST ( 2n + 1 ) . Ngược lại , cũng có trường hợp cơ thể mất đi 1 NST ( 2n - 1 ) được gọi là thể 1 nhiễm , còn trường hợp cơ thể sinh vật mất đi 1 cặp NST tương đồng ( 2n - 2 ) được gọi là thể 0 nhiễm . I. Hiện tượng dị bội thể : Hiện tượng dị bội là hiện tượng biến đổi số lượng của một hoặc một số cặp NST Hoạt động 2 (20’) TÌm hiểu về sự phát sinh dị bội thể * Mục tiêu: HS trình bày được sự phát sinh dị bội thể * Đồ dựng: Tranh H.23.2 : Cơ chế phát sinh các thể dị bội có (2n + 1) và (2n - 1) NST HĐcủa GV và HS Nội Dung - GV cho HS quan sát tranh phóng to H.23.2 Sgk và yêu cầu các em đọc mục II Sgk : ‚Cơ chế phát sinh thể 3 nhiễm và thể 1 nhiễm ? ‚Sự khác nhau trong sự hình thành bộ NST ở bệnh Đao và bệnh Tớcnơ? - GV gợi ý : Quan sát H.23.2 Sgk cần chú ý sự phân li không bình thường của cặp NST trong giảm phân . - GV thông báo thêm : Ở người, nếu sự phân li không bình thường của cặp NST giới tính XX, sinh ra hai loại giao tử ( loại XX và loại không có X ) . Trong thụ tinh nếu xuất hiện hợp tử OX thì gây ra bệnh Tớcnơ , nếu xuất hiện hợp tử XXY thì gây ra bệnh Claiơphentơ II. Sự phát sinh thể dị bội : Trong giảm phân do sự phân li không bình thường của cặp NST 21 ( ở người ) sinh ra 2 loại giao tử ( loại 2 NST 21 , loại không NST 21 ) Trong quá trình thụ tinh xuất hiện hợp tử có 3 NST 21 gây ra bệnh Đao . 3.Tổng kết, hướng dẫn về nhà (5’) * Tồng kết: GV cho HS đọc chậm phần tóm tắt cuối bài và nêu lên những nội dung chính của bài học . Gợi ý trả lời câu hỏi cuối bài . * Hướng dẫn về nhà - Học thuộc và nhớ phần tóm tắt cuối bài . - Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 trang 68 Sgk . - Nghiên cứu bài mới : Đột biến số lượng nhiễm sắc thể ( tiếp theo ) . Yêu cầu : + Đọc bài mới và quan sát hình vẽ Sgk . + Trình bày được cơ chế phát sinh thể đa bội . + Phân biệt được thể đa bội với thể lưỡng bội . .

File đính kèm:

  • docTIẾT 24-s9.doc