Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh - Năm học 2012-2013

 I. MỤC TIÊU :

 1. Kiến thức

 - Trình bày được các quá trình phát sinh giao tử ở động vật .

 - Nêu được những điểm giống và khác nhau giữa quá trình phát sinh giao tử đực và cái .

 - Xác định được thực chất của quá trình thụ tinh .

 - Phân tích được ý nghĩa của các quá trình giảm phân và thụ tinh về mặt di truyền và biến dị .

 2. Kỹ năng

 Kỹ năng quan sát , phân tích kênh hình và tư duy lí thuyết .

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

 * GV : - Tranh phóng to H.11 : Sơ đồ quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh ở động vật .

III. PHƯƠNG PHÁP /KỸ THUẬT DẠY HỌC.

 -Trực quan, đàm thoại, học hợp tỏc.

IV.TỔ CHỨC GIỜ HỌC :

 1. Khởi động

 * Ổn định tổ chức (1’)

 * Kiểm tra đầu giờ ( 5’)

 ?Nêu những diễn biến cơ bản của NST ở các kì của giảm phân ?

 2.Cỏc hoạt động (34’)

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 437 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 23/09/2012 Ngày giảng :26/09/2012 Tiết 11 PHÁT SINH GIAO TỬ VÀ THỤ TINH I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức - Trình bày được các quá trình phát sinh giao tử ở động vật . - Nêu được những điểm giống và khác nhau giữa quá trình phát sinh giao tử đực và cái . - Xác định được thực chất của quá trình thụ tinh . - Phân tích được ý nghĩa của các quá trình giảm phân và thụ tinh về mặt di truyền và biến dị . 2. Kỹ năng Kỹ năng quan sát , phân tích kênh hình và tư duy lí thuyết . II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC * GV : - Tranh phóng to H.11 : Sơ đồ quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh ở động vật . III. PHƯƠNG PHÁP /KỸ THUẬT DẠY HỌC. -Trực quan, đàm thoại, học hợp tỏc. IV.TỔ CHỨC GIỜ HỌC : 1. Khởi động * Ổn định tổ chức (1’) * Kiểm tra đầu giờ ( 5’) ?Nêu những diễn biến cơ bản của NST ở các kì của giảm phân ? 2.Cỏc hoạt động (34’) Hoạt động 1(14’) Tỡm hiểu về sự phỏt sinh giao tử * Mục tiêu: trỡnh bày được quỏ trỡnh phỏt sinh giao tử * Đồ dùng: H11 phúng to theo SGK Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản - GV treo tranh phóng to H.11 Sgk và hướng dẫn các em tìm hiểu Sgk để trình bày quá trình phát sinh giao tử ở động vật ‚Quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái có gì giống nhau và khác nhau ? - Dưới sự hướng dẫn của GV , các nhóm thống nhất đáp án . -GV lưu ý HS : Từ mỗi tinh bào bậc 1 qua giảm phân cho 4 tinh trùng , các tinh trùng này đều chứa bộ NST đơn bội ( n ) nhưng lại khác nhau về nguồn gốc NST 1.Sự phỏt sinh giao tử * Giống nhau : - Các tế bào mầm ( noãn nguyên bào ; tinh nguyên bào ) đều thực hiện nguyên phân liên tiếp nhiều lần . - Noãn bào bậc 1 và tinh bào bậc 1 đều thực hiện giảm phân để hình thành giao tử . * Khác nhau : a.Phát sinh giao tử cái - Noãn bào bậc 1 qua giảm phân I cho thể cực thứ nhất có kích thước nhỏ và noãn bào bậc 2 có kích thước lớn . - Noãn bào bậc 2 qua giảm phân II cho 1 thể cực thứ hai có kích thước bé và 1 tế bào trứng có kích thước lớn . - Từ mỗi noãn bào bậc 1 qua giảm phân cho 2 thể cực và 1 tế bào trứng , trong đó có trứng trực tiếp thụ tinh . b.Phát sinh giao tử đực - Tinh bào bậc 1 qua giảm phân I cho 2 tinh bào bậc 2 . - Mỗi tinh bào bậc 2 qua giảm phân II cho 2 tinh tử,các tinh tử phát triển thành tinh trùng . - Từ mỗi tinh bào bậc 1 qua giảm phân cho 4 tinh trùng , các tinh trùng này đều tham gia vào thụ tinh Hoạt động 2(10’) Tỡm hiểu về sự thụ tinh * Mục tiêu: HS trỡnh bày được quỏ trỡnh thụ tinh * Đồ dùng: H11 phúng to theo SGK Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản - GV yêu cầu HS quan sát tranh phóng to H.11 Sgk trả lời câu hỏi : ? Thực chất của quá trình thụ tinh là gì ? - Để ôn lại kiến thức về phân li độc lập ( Bài 5 ) , GV cho HS trả lời câu hỏi : ?Tại sao sự kết hợp ngẫu nhiên giữa giao tử đực và giao tử cái lại tạo được hợp tử NST khác nhau về nguồn gốc ? - GV nhận xét , bổ sung và chốt lại . *Kết luận (phần ghi bảng) 2. Thụ tinh - Sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái tạo ra các hợp tử có các tổ hợp NST khác nhau về nguồn gốc là vì : Trong quá trình phát sinh giao tử các NST trong cặp NST tương đồng phân li độc lập với nhau và trong quá trình thụ tinh , các giao tử lại kết hợp với nhau một cách ngẫu nhiên ( tổ hợp lại các NST vốn có nguồn gốc từ bố hoặc mẹ ) . Hoạt động 3(10’) Tỡm hiểu về ý nghĩa của giảm phõn và thụ tinh * Mục tiêu: HS trỡnh bày đượcỏy nghĩa của giảm phhõn và thụ tinh Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản - GV nêu câu hỏi : -Dựa vào kiến thức ở mục I : ?Hãy nêu ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh ? - GV nhận xét , bổ sung và chốt lại 3. Ý nghĩa của giảm phõn và thụ tinh - Sự phối hợp giữa các quá trình nguyên phân , giảm phân và thụ tinh đảm bảo duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của các loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể . - Giảm phân tạo ra nhiều giao tử khác nhau về nguồn gốc NST , sự kết hợp ngẫu nhiên của các giao tử qua thụ tinh Žhợp tử mang những tổ hợp NST khác nhau Ž Nguyên nhân chính tạo ra các biến dị tổ hợp ( nguyên liệu của quá trình tiến hoá và chọn giống ) 3.Tổng kết - hướng dẫn về nhà (5’) *Tổng kết 1. GV cho HS đọc chậm phần tóm tắt cuối bài nêu được các vấn đề cơ bản về quá trình phát sinh giao tử , sự thụ tinh và ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh . 2. Gợi ý trả lời câu hỏi cuối bài : Câu 5 : Khi giảm phân và thụ tinh , trong tế bào của một loài giao phối , 2 cặp NST tương đồng kí hiệu Aa và Bb sẽ cho ra các tổ hợp NST nào trong các giao tử và các hợp tử ? Đáp án : P : ADa x BDb Gp : AB , Ab , aB , ab . F1 : (hợp tử) : AABB ; AABb ; AaBB ; AaBb ; AAbb ; aaBB ; aaBb ; aabb . *Hướng dẫn về nhà - Học thuộc và nhớ phần tóm tắt cuối bài . - Trả lời câu hỏi và bài tập 1, 2, 3, 4, 5 trang 36 Sgk . - Đọc mục " Em có biết " . - Nghiên cứu bài 12 : cơ chế xác định giới tính . Yêu cầu : + Quan sát kỹ H.12.1 và H.12.2 Sgk . + Mô tả được một số đặc điểm của NST giới tính . + Có mấy loại trứng và tinh trùng được tạo ra qua giảm phân . + Tại sao tỉ lệ con trai và con gái sơ sinh là xấp xỉ 1 : 1 . ..

File đính kèm:

  • doctiet 11- sinh 9.doc