I-Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được hiện tượng và kết quả thí nghiệm của Menđen.
- Viết sơ đồ lai một cặp tính trạng.
- Phát biểu được nội dung quy luật phân ly.
2. Kĩ năng
- Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ / ý tưởng, hợp tác trong hoạt động nhóm.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi đọc SGK.
- Kĩ năng quan sát và phân tích hình ảnh.
3. Thái độ
- Yêu thích bộ môn Di truyền học.
II-Phương pháp
- Động não
- Vấn đáp - tìm tòi
- Trực quan
- Dạy học nhóm
III-Phương tiện
- Sơ đồ thụ phấn nhân tạo trên hoa đậu Hà Lan.
- Sơ đồ sự di truyền màu hoa ở đậu Hà Lan.
- Bảng phụ.
- Sơ đồ giải thích kết quả thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen.
IV-Tiến trình dạy – học
1. Ổn định: 1’
- Kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
1. Trình bày phương pháp phân tíh thế hệ lai của Menđen.
2. Trong các cặp tính trạng sau, cặp nào không phải là cặp tính trạng tương phản? Giải thích.
a. Hạt trơn – hạt nhăn. c. Hoa đỏ – hạt vàng.
b. Thân thấp – thân cao. d. Hạt vàng – hạt lục.
( Đáp án: c)
490 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 603 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 9 - Chương trình cả năm - Năm học 2011-2012 - Hình Đỗ Thùy Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các nhóm khác tiên theo dõi.
- GV nhận xét phần thảo luận theo chủ đề của nhóm và bổ sung (nếu cần).
- Tương tự như vậy với 3 chủ đề còn lại.
- Mỗi nhóm:
+ Chọn 1 chủ đề
+ Nghiên cứu kĩ nội dung luật
+ Nghiên cứu câu hỏi
+ Liên hệ thực tế ở địa phương
+ Thống nhất ý kiến, ghi vào giấy khổ lớn.
- VD ở chủ đề: Không đổ rác bừa bãi, yêu cầu:
+ Nhiều người vứt rác bừa bãi đặc biệt là nơi công cộng.
+ Nhận thức của người dân về vấn đề này còn thấp, chưa đúng luật.
+ Chính quyền cần có biện pháp thu gọn rác, đề ra quy định đối với từng hộ, tổ dân phố.
+ Khó khăn trong việc thực hiện luật bảo vệ môi trường là ý thức của người dân còn thấp, cần tuyên truyền để người dân hiểu và thực hiện.
+ HS phải tham gia tích cực vào việc tuyên truyền, đi đầu trong ciệc thực hiện luật bảo vệ môi trường.
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi và nhận xét, đặt câu hỏi để cùng thảo luận.
4. Củng cố: 5’
- Gọi đại diện một số nhóm báo cáo kết quả.
5. Kiểm tra đánh giá: 5’
- GV nhận xét buổi thực hành về ưu nhược điểm của các nhóm.
- Đánh giá điểm cho HS.
6. Dặn dò: 1’
- Hoàn thành bài thu hoạch.
- Xem trước bài 63.
V. Rút kinh nghiệm tiết dạy
________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
Ngày soạn: 25/ 04/ 2011
Ngày dạy: 28/ 04/ 2011
Tuần: 35
Tiết PPCT: 69
Bài 63 ÔN TẬP PHẦN SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh hệ thống hoá được các kiến thức cơ bản về sinh vật và môi trường.
2. Kĩ năng
- Biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống.
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tư duy lí luận, trong đó chủ yếu là kĩ năng so sánh, tổng hợp, hệ thống hoá.
3. Thái độ
- Học tập nghiêm túc.
II. Phương pháp
- Thảo luận nhóm.
- Giải quyết vấn đề.
III. Phương tiện dạy - học
- Bảng phụ.
IV. Tiến trình dạy - học
1. Ổn định: 1’
- Kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Không có.
3. Bài mới: 35’
- Mở bài: 2’
Phần Sinh vật và môi trường có những nội dung chính gì? Hôm nay chúng ta sẽ củng cố, khắc sâu các kiến thức của phần này.
- Phát triển bài: 33’
Hoạt động: Hoàn thành bảng
Mục tiêu: Hoàn thành nội dung kiến thức các bảng 63.1 – 63.6
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
33’
- GV có thể tiến hành như sau:
- Chia 2 HS cùng bàn làm thành 1 nhóm
- Phát phiếu có nội dung các bảng như SGK (GV phát bất kì phiếu có nội dung nào và phiếu trên phim trong hay trên giấy trắng)
- Yêu cầu HS hoàn thành
- GV chữa bài như sau:
+ Gọi bất kì nhóm nào, nếu nhóm có phiếu ở phim trong thì GV chiếu lên máy, còn nếu nhóm có phiếu trên giấy thì HS trình bày.
+ GV chữa lần lượt các nội dung và giúp HS hoàn thiện kiến thức nếu cần.
- GV thông báo đáp án trên máy chiếu để cả lớp theo dõi.
- Các nhóm nhận phiếu để hoàn thành nội dung.
- Lưu ý tìm VD để minh hoạ.
- Thời gian là 10 phút.
- Các nhóm thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Các nhóm bổ sung ý kiến nếu cần và có thể hỏi thêm câu hỏi khác trong nội dung của nhóm đó.
- HS theo dõi và sửa chữa nếu cần.
Các bảng 63.1 đến 63.6
Nội dung kiến thức ở các bảng:
Bảng 63.1- Môi trường và các nhân tố sinh thái
Môi trường
Nhân tố sinh thái (NTST)
Ví dụ minh hoạ
Môi trường nước
NTST vô sinh
NTST hữu sinh
- Ánh sáng.
- Động vật, thực vật, VSV.
Môi trường trong đất
NTST vô sinh
NTST hữu sinh
- Độ ẩm, nhiệt độ
- Động vật, thực vật, VSV.
Môi trường trên mặt đất
NTST vô sinh
NTST hữu sinh
- Độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ
- Động vật, thực vật, VSV, con người.
Môi trường sinh vật
NTST vô sinh
NTST hữu sinh
- Độ ẩm, nhiệt độ, dinh dưỡng.
- Động vật, thực vật, con người.
Bảng 63.2- Sự phân chia các nhóm sinh vật dựa vào giới hạn sinh thái
Nhân tố sinh thái
Nhóm thực vật
Nhóm động vật
ánh sáng
- Nhóm cây ưa sáng
- Nhóm cây ưa bóng
- Động vật ưa sáng
- Động vật ưa tối.
Nhiệt độ
- Thực vật biến nhiệt
- Động vật biến nhiệt
- Động vật hằng nhiệt
Độ ẩm
- Thực vật ưa ẩm
- Thực vật chịu hạn
- Động vật ưa ẩm
- Động vật ưa khô.
Bảng 63.3- Quan hệ cùng loài và khác loài
Quan hệ
Cùng loài
Khác loài
Hỗ trợ
- Quần tụ cá thể
- Cách li cá thể
- Cộng sinh
- Hội sinh
Cạnh tranh
(hay đối địch)
- Cạnh tranh thức ăn, chỗ ở.
- Cạnh tranh trong mùa sinh sản
- Ăn thịt nhau
- Cạnh tranh
- Kí sinh, nửa kí sinh
- Sinh vật này ăn sinh vật khác.
Bảng 63.4- Hệ thống hoá các khái niệm
Khái niệm
Ví dụ minh hoạ
- Quần thể: là tập hợp những các thể cùng loài, sống trong 1 không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định, có khả năng sinh sản.
- Quần xã: là tập hợp những quần thể sinh vật khác loài, cùng sống trong 1 không gian xác định, có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất nên có cấu trúc tương đối ổn định, các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống.
- Cân bằng sinh học là trạng thái mà số lượng cs thể mỗi quần thể trong quần xã dao động quanh vị trí cân bằng nhờ khống chế sinh học.
- Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã, trong đó các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
- Chuỗi thức ăn: là một dãy nhiều loài sinh vật có mối quan hệ dinh dưỡng với nhau, mỗi loài là một mắt xích, vừa là mắt xích tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa bị mắt xích phía sau tiêu thụ.
- Lưới thức ăn là các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung.
VD: Quần thể thông Đà Lạt, cọ Phú Thọ, voi Châu Phi...
VD; Quần xã ao, quần xã rừng Cúc Phương...
VD: Thực vật phát triển " sâu ăn thực vật tăng " chim ăn sâu tăng " sâu ăn thực vật giảm.
VD: Hệ sih thái rừng nhiệt đới, rừng ngập mặn, biển, thảo nguyên...
Rau " Sâu " Chim ăn sâu " Đại bàng " VSV.
Bảng 63.5- Các đặc trưng của quần thể
Các đặc trưng
Nội dung cơ bản
Ý nghĩa sinh thái
Tỉ lệ đực/ cái
- Phần lớn các quần thể có tỉ lệ đực: cái là 1:1
- Cho thấy tiềm năn sinh sản của quần thể
Thành phần nhóm tuổi
Quần thể gồm các nhóm tuổi:
- Nhóm tuổi trước sinh sản
- Nhóm tuổi sinh sản
- Nhóm sau sinh sản
- Tăng trưởng khối lượng và kích thước quần thể
- Quyết định mức sinh sản của quần thể
- Không ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể.
Mật độ quần thể
- Là số lượng sinh vật trong 1 đơn vị diện tích hay thể tích.
- Phản ánh các mối quan hệ trong quần thể và ảnh hưởng tới các đặc trưng khác của quần thể.
Bảng 63.6 – Các dấu hiệu điển hình của quần xã (Bảng 49 SGK).
Đặc điểm
Các chỉ số
Thể hiện
Số lượng các loài trong quần xã
Độ đa dạng
Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã
Độ nhiều
Mật độ cá thể của từng loài trong quần xã
Độ thường gặp
Tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát
Thành phần loài trong quần xã
Loài ưu thế
Loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã
Loài đặc trưng
Loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác
4. Củng cố: 3’
- GV nhắc lại các nội dung chính của tiết ôn tập.
5. Kiểm tra đánh giá: 5’
- Kiểm tra tập của một số học sinh.
6. Dặn dò: 1’
- Học bài và hoàn thành các bảng trong SGK.
- Xem trước các câu hỏi trang 190 SGK..
V. Rút kinh nghiệm tiết dạy
________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
Ngày soạn: 02/ 05/ 2011
Ngày dạy: 04/ 05/ 2011
Tuần: 35
Tiết PPCT: 70
Bài 63 ÔN TẬP PHẦN SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG (tt)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh hệ thống hoá được các kiến thức cơ bản về sinh vật và môi trường.
2. Kĩ năng
- Biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống.
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tư duy lí luận, trong đó chủ yếu là kĩ năng so sánh, tổng hợp, hệ thống hoá.
3. Thái độ
- Học tập nghiêm túc.
II. Phương pháp
Thảo luận nhóm.
Giải quyết vần đề.
III. Phương tiện dạy - học
- Hệ thống câu hỏi, đáp án trên bảng phụ.
IV. Tiến trình dạy - học
1. Ổn định: 1’
- Kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Không có.
3. Bài mới: 35’
- Mở bài: 2’
Phần Sinh vật và môi trường có những nội dung chính gì? Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục củng cố, khắc sâu các kiến thức của phần này.
- Phát triển bài: 33’
Hoạt động : Trả lời các câu hỏi ôn tập
Mục tiêu: Trả lời được các câu hỏi trang 190 SGK.
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
33’
- GV cho HS nghiên cứu các câu hỏi ở SGK trang 190, thảo luận nhóm để trả lời:
1. Có thể căn cứ vào đặc điểm hình thái để phân biệt được tác động của nhân tố sinh thái với sự thích nghi của sinh vật không?
2. Nêu những đặc điểm khác bệt về các mối quan hệ cùng loài và khác loài.
3. Quần thể người khác với quần thể sinh vật khác ở điểm nào? Nêu ý nghĩa của tháp dân số.
4. Quần xã và quần thể phân biệt với nhau về những mối quan hệ cơ bản nào?
5. Trình bày những tác động tích cực và tiêu cực của con người đối với môi trường.
6. Vì sao nói ô nhiễm môi trường chủ yếu do họat động của con người gây ra? Nêu những biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường.
7. Bằng cách nào con người có thể sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách tiết kiệm và hợp lý?
8. Vì sao cần bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái? Nêu các biện pháp bảo vệ và duy trì sự đa dạng của các hệ sinh thái.
9. Vì sao cần có Luật Bảo vệ môi trường? Nêu một số nội dung cơ bản của Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam.
- Các nhóm nghiên cứu câu hỏi, thảo luận để trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Câu hỏi ôn tập
4. Củng cố: 3’
- GV nhắc lại các nội dung chính của tiết ôn tập.
5. Kiểm tra đánh giá: 5’
- Kiểm tra tập của một số học sinh.
6. Dặn dò: 1’
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Chuẩn bị thi học kì II.
V. Rút kinh nghiệm tiết dạy
________________________________________________________________________________________________________________________________________________
File đính kèm:
- SINH HOC 9_2.doc