I- MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được khái niệm môi trường sống và các loại môi trường sống của sinh vật.
- Phân biệt được các nhân tố sinh thái.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích thu nhận kiến thức từ hình vẽ, kĩ năng thảo luận nhóm và nghiên cứu sgk.
3. Thái độ
- Rèn cho HS thái độ nghiêm túc trong học tập, ý thức bảo vệ môi trường.
II- CHUẨN BỊ
1Đồ dung:
GV: - Tranh hình 41.1 – Các môi trường sống của sinh vật.
HS : Đọc trước bài : Môi trường và các nhân tố sinh thái.
2.Phương pháp: hoạt động nhóm, vấn đáp.
III- TIẾN TRÌNH BÀI LÊN LỚP
A- Kiểm tra sĩ số.
B- Nội dung bài mới.
15 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 520 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 9 - Chương 1: Sinh vật và môi trường - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t gì để tăng năng suất cây trồng và vật nuôi?
HS : Trao đổi nhóm tìm ví dụ để hoàn thành bảng 43.2.
- Một số nhóm viết vào bảng nhóm hoặc bản trong.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm theo dõi và nhận xét bổ sung.
+ HS tiếp tục thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
- ảnh hưởng tới hình thái: Phiến lá, mô giậu, da, vẩy...
- ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển
- Thoát hơi nước, giữ nước.
+ Đại diện nhóm trình bày nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS khái quát kiến thức từ nội dung thảo luận nêu kết luận.
* Kết luận:
- Sinh vật thích nghi với môi trường sống có độ ẩm khác nhau
- Hình thành các nhóm sinh vật.
+ Thực vật: - Nhóm ưa ẩm.
- Nhóm chịu hạn.
+ Động vật: - Nhóm ưa ẩm.
- Nhóm ưa khô.
- HS có thể nêu:
+ Cung cấp điều kiện sống.
+ Đảm bảo thời vụ.
Bảng 43.2. Các nhóm sinh vật thích nghi với độ ẩm khác nhau của môi trường.
Các nhóm sinh vật
Tên sinh vật
Nơi sống
Thực vật ưa ẩm
- Cây lúa nước
- Cây cói
- Cây thài lài
- Cây ráy
- Ruộng lúa nước
- Bãi ngập ven biển
- Dưới tán rừng
- Dưới tán rừng
Thực vật chịu hạn
- Cây xương rồng
- Cây thuốc bỏng
- Cây phi lao
- Cây thông
- Bãi cát
- Trồng trong vườn
- Bãi cát ven biển
- Trên đồi
Động vật ưa ẩm
- ếch
- ốc sên
- Giun đất
- Hồ, ao
- Trên thân cây trong vườn
- Trong đất
Động vật ưa khô
- Thằn lằn
- Lạc đà
- Vùng cát khô, đồi...
- Sa mạc
C- Củng cố bài và kiểm tra đánh giá.
-1hs đọc chậm phần tóm tắt cuối bài.
- Nhiệt độ và độ ẩm ảnh hưởng lên đời sống sinh vật như thế nào? Cho ví dụ minh hoạ?
- Tập tính của động vật và thực vật phụ thuộc vào nhân tố sinh thái nào?
D. Dặn dò
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK, Đọc phần “Em có biết”.
Ngày soạn: 12/2/2012
Ngày dạy: 13/2/2012
Tiết 44: ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật
I – Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được thế nào là nhân tố sinh vật.
- Trình bày được những mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài, khác loài.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng tự nghiên cứu sgk, trao đổi theo nhóm và quan sát, phân tích hình vẽ để thu nhận kiến thức.
3. Thái độ
- Giáo dục HS lòng yêu thích thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên.
-Giáo dục kĩ năng sống.
II- Chuẩn bị
1.Đồ dùng:
GV: - Tranh hình 44.1 à44. 3 sgk.
- Bảng phụ.
HS : - Đọc và chuẩn bị trước bài 44.
2.Phương pháp: vấn đáp, hoạt động nhóm....
III- Tiến trinh bài lên lớp
A. Kiểm tra bài cũ:
1- Nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng như thế nào đến đặc điểm hình thái sinh lí của sinh vật?
2- So sánh đặc điểm khác nhau của nhóm cây ưa ẩm và nhóm cây chịu hạn.
B- Nội dung bài mới.
GV: Mỗi sinh vật sống trong môi trường đều trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1
I. Quan hệ cùng loài.
- GV: Yêu cầu HS: ( hoạt động nhóm) nghiên cứu thông tin sgk mục 1 và hình 44.1 để trả lời câu hỏi:
+ Khi có gió bão thì thực vật sống thành nhóm có lợi gì?
+ Động vật sống thành bầy đàn có lợi gì?
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét hoạt động nhóm và đánh giá kết quả.
- GV yêu cầu HS làm bài tập mục I. Tìm câu trả lời đúng và giải thích.
- GV nắm được số nhóm trả lời đúng và sai để chữa bài cho các em.
- GV yêu cầu HS khái quát:Sinh vật cùng loài sống gần nhau có quan hệ với nhau như thế nào?
- GV mở rộng:
+ Sinh vật cùng loài có xu hướng quần tụ bên nhau có lợi như :
- ở thực vật còn chống được sự mất nước.
- ở động vật: Chịu được nồng độ độc cao hơn sống lẻ, bảo vệ được những con non già yếu.
* Liên hệ: Trong chăn nuôi người dân đã lợi dụng mối quan hệ hỗ trợ cùng loài để làm gì?
+ Khi có gió bão, thực vật sống thành nhóm dựa vào nhau giảm bớt sức gió làm cây không bị đổ.
+ Động vật sống thành bầy đàn trong tự nhiên có tác dụng hỗ trợ nhau trong tìm kiếm thức ăn và phát hiện kẻ thù.
+ Hỗ trợ.
+ Cạnh tranh.
- Từ đó rút ra kết luận.
* Các sinh vật cùng loài sống cùng nhau có quan hệ hỗ trợ hoặc cạnh tranh. Chúng thường hỗ trợ khi đời sống thuận lợi nhưng chúng cạnh tranh khi đời sống gặp khó khăn.
+ Hỗ trợ: Sinh vật được bảo vệ tốt hơn, kiếm được nhiều thức ăn.
+ Cạnh tranh: Ngăn ngừa gia tăng số lượng cá thể và sự cạn kiệt nguồn thức ăn.
Hoạt động 2
II. Quan hệ khác loài.
- Nếu có tranh ảnh GV cho HS quan sát tranh ảnh: Hổ ăn thỏ, hải quỳ và tôm kí cư, địa y, cây nắp ấm đang bắt mồi.
- Yêu cầu :
+ Phân tích và gọi tên mối quan hệ của các sinh vật trong tranh.
- Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến- Trao đổi nhóm thống nhất ý kiếnGV đánh giá hoạt động của HS, giúp HS hoàn thiện kiến thức.
- GV hỏi thêm:
+ Hãy tìm thêm ví dụ về mối quan hệ giữa sinh vật khác loài mà em biết.
- GV yêu cầu HS: ( hoạt động nhóm) đọc thông tin sgk và nội dung bảng 44 để làm bài tập mục II SGK tr.132.
- GV chữa bài bằng cách dể HS các nhóm tự nhận xét kết quả.
- GV hỏi:
+ Các sinh vật khác loài có những mối quan hệ nào với nhau?
+ Đặc điểm của từng mối quan hệ?
+ Phân biệt quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch?
GV: Nghe hs trả lời, nhận xét và kết luận.
Trong thực tế có một số quan hệ cũng hai bên cùng có lợi nhưng khi chúng tách nhau ra thì vẫn sống bình thường thì loại quan hệ này gọi là quan hệ hợp tác. Còn quan hệ cộng sinh thì phải gắn bó với nhau suốt đời.
- GV mở rộng thêm:
+ Một số sinh vật tiết ra chất đặc biệt kìm hãm sự phát triển của sinh vật xung quanh gọi là mối quan hệ ức chế - cảm nhiễm.
* Liên hệ: Trong nông nghiệp và lâm nghiệp con người đã lợi dụng mối quan hệ giữa các sinh vật khác để làm gì? Điều đó có ý nghĩa như thế nào?
- GV việc dùng sinh vật có ích tiêu diệt sinh vật gây hại còn gọi là biện pháp sinh học và không gây ô nhiễm môi trường.
+ Động vật ăn thịt con mồi.
+ Hỗ trợ nhau cùng sống.
+ Kí sinh giữa giun và người, bọ chét ở trâu bò...
-
+ Giữa các sinh vật khác loài có quan hệ hỗ trợ hoặc đối địch.
- Quan hệ hỗ trợ gồm: quan hệ cộng sinh và quan hệ hội sinh .
- Quan hệ đối địch gồm quan hệ cạnh tranh, kí sinh, nửa kí sinh, sinh vật ăn sinh vật.
+ Quan hệ cộng sinh là quan hệ cả hai bên đều có lợi. Ví dụ: Tảo và nấm sống thành địa y.
+ Quan hệ hội sinh là quan hệ một bên lợi còn bên kia không hại. Ví dụ: Cá ép và rùa biển.
+ Quan hệ cạnh tranh là quan hệ cả hai bên đều có hại. Ví dụ: Lúa và cỏ dại.
+ Quan hệ kí sinh là quan hệ một bên hại – một bên lợi. Ví dụ: Rận, bét trên da trâu, bò.
+ Quan hệ sinh vật ăn sinh vật là một bên lợi một bên hại. Ví dụ: Chim với sâu.
- HS có thể trả lời: Dùng sinh vật có ích tiêu diệt sinh vật gây hại.
- Ví dụ: Ong mắt đỏ tiêu diệt sâu đục thân lúa...
C- Củng cố bài và kiểm tra đánh giá.
- 1hs đọc thông tin tóm tắt cuối bài,tóm tắt bài học bằng sơ đồ tư duy.
Bài tập: Đánh dấu x vào đầu ý trả lời đúng cho câu sau.
Giữa các sinh vật cùng loài có quan hệ:
quan hệ cạnh tranh
quan hệ hỗ trợ
quan hệ sinh vật ăn sinh vật
chỉ có a và b.
Dặn dò
Học sinh về học bài và trả lời câu hỏi cuối bài.
Sưu tầm tranh ảnh của các sinh vật sống ở các môi trường.
Đọc mục “Em có biết”.
Ngày soạn: 13/2/2012
Ngày dạy: 16/2/2012
Tiết 45: Thực hành – Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
- Học sinh tìm được dẫn chứng về ảnh hưởng của nhân tố sinh thái ánh sáng và độ ẩm lên đời sống sinh vật ở môi trường đã quan sát.
2. Kĩ năng
- Rèn cho HS kĩ năng quan sát và ghi chép khi thực hành.
3. Thái độ
- Qua bài học hs thêm yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
Giáo dục kĩ năng sống.
II. Chuẩn bị
1.Đồ dùng:
GV: - Chuẩn bị địa điểm cho HS thực hành.
- Băng hình về đời sống của sinh vật.
HS : - Kẹp cắt cây, giấy báo, kéo cắt cây.
- Giấy kẻ li có kích thước mỗi ô 1cm2 trong ô lớn có các ô nhỏ 1mm2.
- Bút chì, vợt bắt côn trùng, lọ hoặc túi ni lon đựng động vật nhỏ.
2.Phương pháp: vấn đáp, hoạt động nhóm....
III- Nội dung bài thực hành.
1- Tìm hiểu môi trường sống của sinh vật.
- GV: Xác định đối tượng nghiên cứu điển hình, nơi hs tự quan sát, nơi thu thập mẫu đồng thời xác định nội dung và các tiến hành các hoạt động của học sinh.
- GV yêu cầu HS quan sát để hoàn thành bảng 45.1 SGK.- HS: Quan sát theo nhóm để biết được các loài sinh vật và môi trường sống của chúng để hoàn thành bảng 45; 46.1 sgk
- HS: Tổng kết.
- Số lượng loài sinh vật đã quan sát.
- Có mấy loại môi trường sống đã quan sát.
Bảng 45.1. Các loài sinh vật quan sát có trong địa điểm thực hành.
Tên sinh vật
Môi trường sống.
Thực vật
Động vật
Nấm
Địa y
2- Nghiên cứu hình thái của lá cây và phân tích ảnh hưởng của ánh sáng tới hình thái của lá.
- GV yêu cầu HS: ( hoạt động cá nhân) độc lập quan sát 10 lá của 10 cây ở các môi trường khác nhau (trong khu vực quan sát) phân tích hình thái của lá và phân tích ảnh hưởng của ánh sáng đến hình thái của lá, ghi kết quả vào bảng 45.2 sgk theo mẫu.
- GV gợi ý HS hoàn thành bảng 45.2 thei các gợi ý sau:
- Đặc điểm của phiến lá rộng hay hẹp, dài hay ngắn, dày hay mỏng, xanh thẫm hay xanh nhạt, có cutin dày hay không có cutin , mặt lá có lông hay không có lông.
- Đặc điểm của lá chứng tỏ lá cây quan sát là: lá cây ưa sáng, ưa bóng, chìm trong nước hay nước chảy , nước đứng, trên mặt nước.
phân tích hình thái của lá và phân tích ảnh hưởng của ánh sáng đến hình thái của lá, ghi kết quả vào bảng 45.2 sgk theo mẫu.
- Vẽ hình dạng phiến lá và ghi vào dưới hình tên cây, lá cây, ưa sáng sau đó ép mẫu lá trong cặp ép cây để tập làm tiêu bản khô.
Bảng 45.3. Các đặc điểm hình thái của dộng vật.
tt
Tên động vật
Nơi sống
Đặc điểm của đông vật.
Nhận xét khác ( nếu có).
1
2
3
4
5
1
2
3
.
.
.
10
IV- Củng cố bài và kiểm tra đánh giá.
HS trả lời:
- Có mấy loại môi trường sống của sinh vật đó là những môi trường nào?
- Hãy kể tên những yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến đời sống sinh vật.
- Lá cây ưa sáng mà em đã quan sát có đặc điểm hình thái như thế nào?
- Lá cây ưa bóng mà em đã quan sát có đặc điểm hình thái như thế nào?
- Nhận xét chung về môi trường đã quan sát.
+ Môi trường quan sát có được bảo vệ tốt không?
V. Dặn dò
- HS hoàn thành bản thu hoạch.
- HS về học bài và soạn trước bài 47: Quần thể sinh vật.
File đính kèm:
- CHUONG I-PHAN II.doc